PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
Số trang: 25
Loại file: doc
Dung lượng: 221.00 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để thực hiện được những mục tiêu đặt ra trong chính sách tiền tệ, NHNN
chủ yếu sử dụng thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. NHNN sử
dụng 2 nhóm công cụ CSTT đó là: nhóm công cụ gián tiếp (thị trường) được
sử dụng phổ biến hiện nay; và nhóm công cụ trực tiếp (hành chính) hiếm
dùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (CSTT) CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (NHNN) VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY NỘI DUNG CHÍNH: I. Tìm hiểu chung về chính sách tiền tệ 1. Khái niệm 2. Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ 3. Thực trạng chung II. Tìm hiểu các công cụ của chính sách tiền tệ. 1. Nghiệp vụ thị trường mở 2. Chính sách tái chiết khấu 3. Dự trữ bắt buộc 4. Ấn định hạn mức tín dụng 5. Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại III. Phân tích và bình luận việc thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) ở Việt Nam trong thời gian gần đây. 1. Trước năm 2008 a. Từ năm 1986-1999 b. Từ năm 2000-2007 2. Năm 2008 đến nay 2.1. Năm 2008 a. Tình hình kinh tế b. Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT 2.2. Năm 2009 a. Tình hình kinh tế b. Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT 2.3. Năm 2010 a. Tình hình kinh tế b. Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT 2.4. Đầu năm 2011 a. Tình hình kinh tế b. Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT NỘI DUNG CHI TIẾT I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. 1. Khái niệm: Chính sách tiền tệ (CSTT) là tổng hòa các phương thức mà NHNN sử dụng nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đất nước trong thời kỳ nhất định. Như vậy, với các công cụ trong tay, NHNN có thể chủ động tạo ra sự thay đổi trong cung ứng tiền (mở rộng hay thắt chặt), qua đó tác động đến các biến số vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó có hai chính sách chủ yếu: - Chính sách tiền tệ mở rộng: cung ứng thêm tiền,khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất.., chống suy thoái. - Chính sách tiền tệ thắt chặt: giảm cung ứng tiền nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế..., kiềm chế lạm phát. 2. Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ: Các mục tiêu của chính sách tiền tệ rất đa dạng như kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm (giảm tỷ lệ thất nghiệp), tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tài chính, lãi suất, tỷ giá hối đoái... Do lạm phát cao có tác động xấu đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong khi đó nguyên nhân lạm phát lại là tiền tệ. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu dài hạn của CSTT. Tùy vào tình hình kinh tế của mỗi quốc gia mà sẽ có một tỷ lệ lạm phát phù hợp. Thông thường để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Bên cạnh đó còn hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Để thực hiện hai mục tiêu này thì NHNN thường thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Như vậy, xét cả 3 mục tiêu thì ta thấy mục tiêu giảm lạm phát, bình ổn giá cả mâu thuẫn với hai mục tiêu còn lại trong ngắn hạn. Bởi vì để thực hiện mục tiêu giảm lạm phát, ổn định giá cả thì phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Và như vậy thì trong ngắn hạn không thể thực hiện được hai mục tiêu còn lại. Ngược lại, khi nền kinh tế mở rộng, thất nghiệp giảm, nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn đến lạm phát gia tăng. . Tuy nhiên, xét các mục tiêu trên trong dài hạn thì chúng lại không mâu thuẫn với nhau. Mối quan hệ giữa mục tiêu giảm thất nghiệp và mục tiêu tăng trưởng kinh tế không mâu thuẫn cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hầu hết NHTW đều đặt ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT. Nhưng trong ngắn hạn, dưới áp lực của chính trị, họ có thể tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để hạn chế tình trạng thất nghiệp...Ngân hàng trung ương không thể đạt được đồng thời tất cả các mục tiêu trong ngắn hạn và thường thì NHTW theo đuổi một mục tiêu trong dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn. 3. Thực trạng chung: Nhìn chung, tư tưởng chủ đạo trong chính sách tiền tệ của Việt Nam là có tính đan xen giữa mở rộng thận trọng và thắt chặt linh hoạt trong từng thời điểm cụ thể mang tính ngắn hạn, còn các công cụ chính sách tiền tệ ngày càng đa dạng và được NHNN điều hành khá mềm dẻo, đồng bộ, ngày càng phù hợp cơ chế và bám sát các tín hiệu thị trường, đồng thời ngày càng phù hợp xu thế vận động chung của chính sách tiền tệ khu vực, cũng như thế giới, biểu hiện rõ nét nhất trong chính sách kích cầu năm 2009, và các điều chỉnh về lãi suất 2010, 2011. II. TÌM HIỂU CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Để thực hiện được những mục tiêu đặt ra trong chính sách tiền tệ, NHNN chủ yếu sử dụng thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. NHNN sử dụng 2 nhóm công cụ CSTT đó là: nhóm công cụ gián tiếp (thị trường) được sử dụng phổ biến hiện nay; và nhóm công cụ trực tiếp (hành chính) hiếm dùng. Sau đây là các công cụ CSTT dùng phổ biến hiện nay: 1. Nghiệp vụ thị trường mở: Là việc mà NHNN mua và bán các chúng khoán có giá (chủ yếu là tín phiếu kho bạc) trên thị trường. Muốn tăng khối lượng tiền lưu thông, mở rộng tín dụng, NHTW mua các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ và ngược lại. Các nghiệp vụ thị trường mở là công cụ CSTT quan trọng nhất, bởi vì chúng là những nhân tố chủ yếu làm thay đổi lãi suất và tiền cơ sở, là nguồn chủ yếu là thay đổi cung tiền. Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở không tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp thông qua lãi suất LNH và tiền cơ sở đến cung tiền và lãi suất thị trường. Ưu, nhược điểm: • Ưu điểm: Nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành theo chủ ý chủ NHNN nên NHNN kiểm soát được hoàn toàn khối lượng của nghiệp vụ này mà không chịu ảnh hưởng cảu bất kỳ nhân tố nào khác. Là công cụ linh hoạt, chính xác, ít tốn kém về chi phí và thời gian • Nhược điểm: Việc thực hiện công cụ này đòi hỏi sự phát triển của thị trường tài chính thứ cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Ngoài ra ngân hàng phải có khả năng dự đoán và kiểm soát sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng. 2. Chính sách tái chiết khấu: Bao gồm các quy định và điều kiện về việc cho vay có kiểm soát bằng cách tác ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (CSTT) CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (NHNN) VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY NỘI DUNG CHÍNH: I. Tìm hiểu chung về chính sách tiền tệ 1. Khái niệm 2. Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ 3. Thực trạng chung II. Tìm hiểu các công cụ của chính sách tiền tệ. 1. Nghiệp vụ thị trường mở 2. Chính sách tái chiết khấu 3. Dự trữ bắt buộc 4. Ấn định hạn mức tín dụng 5. Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại III. Phân tích và bình luận việc thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) ở Việt Nam trong thời gian gần đây. 1. Trước năm 2008 a. Từ năm 1986-1999 b. Từ năm 2000-2007 2. Năm 2008 đến nay 2.1. Năm 2008 a. Tình hình kinh tế b. Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT 2.2. Năm 2009 a. Tình hình kinh tế b. Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT 2.3. Năm 2010 a. Tình hình kinh tế b. Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT 2.4. Đầu năm 2011 a. Tình hình kinh tế b. Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT NỘI DUNG CHI TIẾT I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. 1. Khái niệm: Chính sách tiền tệ (CSTT) là tổng hòa các phương thức mà NHNN sử dụng nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đất nước trong thời kỳ nhất định. Như vậy, với các công cụ trong tay, NHNN có thể chủ động tạo ra sự thay đổi trong cung ứng tiền (mở rộng hay thắt chặt), qua đó tác động đến các biến số vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó có hai chính sách chủ yếu: - Chính sách tiền tệ mở rộng: cung ứng thêm tiền,khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất.., chống suy thoái. - Chính sách tiền tệ thắt chặt: giảm cung ứng tiền nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế..., kiềm chế lạm phát. 2. Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ: Các mục tiêu của chính sách tiền tệ rất đa dạng như kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm (giảm tỷ lệ thất nghiệp), tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tài chính, lãi suất, tỷ giá hối đoái... Do lạm phát cao có tác động xấu đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong khi đó nguyên nhân lạm phát lại là tiền tệ. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu dài hạn của CSTT. Tùy vào tình hình kinh tế của mỗi quốc gia mà sẽ có một tỷ lệ lạm phát phù hợp. Thông thường để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Bên cạnh đó còn hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Để thực hiện hai mục tiêu này thì NHNN thường thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Như vậy, xét cả 3 mục tiêu thì ta thấy mục tiêu giảm lạm phát, bình ổn giá cả mâu thuẫn với hai mục tiêu còn lại trong ngắn hạn. Bởi vì để thực hiện mục tiêu giảm lạm phát, ổn định giá cả thì phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Và như vậy thì trong ngắn hạn không thể thực hiện được hai mục tiêu còn lại. Ngược lại, khi nền kinh tế mở rộng, thất nghiệp giảm, nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn đến lạm phát gia tăng. . Tuy nhiên, xét các mục tiêu trên trong dài hạn thì chúng lại không mâu thuẫn với nhau. Mối quan hệ giữa mục tiêu giảm thất nghiệp và mục tiêu tăng trưởng kinh tế không mâu thuẫn cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hầu hết NHTW đều đặt ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT. Nhưng trong ngắn hạn, dưới áp lực của chính trị, họ có thể tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để hạn chế tình trạng thất nghiệp...Ngân hàng trung ương không thể đạt được đồng thời tất cả các mục tiêu trong ngắn hạn và thường thì NHTW theo đuổi một mục tiêu trong dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn. 3. Thực trạng chung: Nhìn chung, tư tưởng chủ đạo trong chính sách tiền tệ của Việt Nam là có tính đan xen giữa mở rộng thận trọng và thắt chặt linh hoạt trong từng thời điểm cụ thể mang tính ngắn hạn, còn các công cụ chính sách tiền tệ ngày càng đa dạng và được NHNN điều hành khá mềm dẻo, đồng bộ, ngày càng phù hợp cơ chế và bám sát các tín hiệu thị trường, đồng thời ngày càng phù hợp xu thế vận động chung của chính sách tiền tệ khu vực, cũng như thế giới, biểu hiện rõ nét nhất trong chính sách kích cầu năm 2009, và các điều chỉnh về lãi suất 2010, 2011. II. TÌM HIỂU CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Để thực hiện được những mục tiêu đặt ra trong chính sách tiền tệ, NHNN chủ yếu sử dụng thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. NHNN sử dụng 2 nhóm công cụ CSTT đó là: nhóm công cụ gián tiếp (thị trường) được sử dụng phổ biến hiện nay; và nhóm công cụ trực tiếp (hành chính) hiếm dùng. Sau đây là các công cụ CSTT dùng phổ biến hiện nay: 1. Nghiệp vụ thị trường mở: Là việc mà NHNN mua và bán các chúng khoán có giá (chủ yếu là tín phiếu kho bạc) trên thị trường. Muốn tăng khối lượng tiền lưu thông, mở rộng tín dụng, NHTW mua các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ và ngược lại. Các nghiệp vụ thị trường mở là công cụ CSTT quan trọng nhất, bởi vì chúng là những nhân tố chủ yếu làm thay đổi lãi suất và tiền cơ sở, là nguồn chủ yếu là thay đổi cung tiền. Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở không tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp thông qua lãi suất LNH và tiền cơ sở đến cung tiền và lãi suất thị trường. Ưu, nhược điểm: • Ưu điểm: Nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành theo chủ ý chủ NHNN nên NHNN kiểm soát được hoàn toàn khối lượng của nghiệp vụ này mà không chịu ảnh hưởng cảu bất kỳ nhân tố nào khác. Là công cụ linh hoạt, chính xác, ít tốn kém về chi phí và thời gian • Nhược điểm: Việc thực hiện công cụ này đòi hỏi sự phát triển của thị trường tài chính thứ cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Ngoài ra ngân hàng phải có khả năng dự đoán và kiểm soát sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng. 2. Chính sách tái chiết khấu: Bao gồm các quy định và điều kiện về việc cho vay có kiểm soát bằng cách tác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chính sách tiền tệ ngân hàng nhà nước tình hình kinh tế phân tích chính sách tiền tệ kinh tế Việt Nam ổn định tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 269 0 0 -
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 266 0 0 -
38 trang 237 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 234 1 0 -
Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 2
118 trang 228 0 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 222 0 0 -
5 trang 212 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 205 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 204 0 0 -
46 trang 201 0 0