Danh mục

Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời kỳ 2021-2023

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 692.12 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời kỳ 2021-2023" phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam thời kỳ 2021-2023 trên các khía cạnh: mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản, tình hình thanh khoản và khả năng sinh lời. Bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời kỳ 2021-2023 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 54. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỜI KỲ 2021 - 2023 TS. Trương Thị Hoài Linh* Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống ngân hàng ViệtNam thời kỳ 2021 - 2023 trên các khía cạnh: mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản, tình hìnhthanh khoản và khả năng sinh lời. Lý do mốc 2021 được lựa chọn để mở đầu cho khoảng thờigian phân tích vì đây là năm khó khăn và không thành công của Việt Nam trên đường đuatăng trưởng kinh tế do cú sốc nặng nề từ làn sóng lây nhiễm Covid-19 trong quý III/2021,cũng như do những chính sách phản ứng với những diễn biến phức tạp của đại dịch chưahiệu quả và thiếu nhất quán đã góp phần quan trọng làm cho những khó khăn của nền kinhtế trầm trọng hơn. Phần cuối của bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho hệ thống ngânhàng Việt Nam trong thời gian tới. Về phương pháp nghiên cứu, các phân tích và đánh giásử dụng cách tiếp cận tổng hợp, mô tả thống kê. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo vàwebsite của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), báo cáo tài chính trên website của cácngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) và các nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ khóa: an toàn vốn, chất lượng tài sản, ngân hàng thương mại, thanh khoản, sinh lời1. GIỚI THIỆU Năm 2021 là năm Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn và thách thức chưa từng có.Diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe vàtính mạng của người dân, tác động nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực trong nền kinh tế và mọimặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, hệ thống NHTM Việt Nam đóng vai trò là kênhdẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều rủi ro nghiêm trọngtrên thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chủ yếu ở khu vực doanh* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 733KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAnghiệp bất động sản, gia tăng nóng kèm theo nhiều dấu hiệu rủi ro gia tăng. Các NHTM ViệtNam, một mặt, duy trì hoạt động là một doanh nghiệp theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng,sinh lời và an toàn; mặt khác, các NHTM hoạt động như là một công cụ tài chính cùng vớiChính phủ và NHNN hỗ trợ các đối tượng khách hàng vượt qua khó khăn như: giảm lãi suấthuy động và cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm phí dịch vụ… Việc thực hiện song songcả hai vai trò này là không đơn giản. Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn, ngân hàng có thể hysinh lợi nhuận, song việc duy trì sự an toàn là bắt buộc trên các khía cạnh an toàn vốn, thanhkhoản và chất lượng tài sản. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống ngân hàngViệt Nam thời kỳ 2021 - 2023 trên các khía cạnh gồm: mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản,tình hình thanh khoản và khả năng sinh lời. Lý do mốc 2021 được lựa chọn để mở đầu chokhoảng thời gian phân tích vì đây là năm khó khăn và không thành công của Việt Nam trênđường đua tăng trưởng kinh tế do cú sốc nặng nề từ làn sóng lây nhiễm Covid-19 trong quýIII/2021 cũng như do những chính sách phản ứng với những diễn biến phức tạp của đại dịchchưa hiệu quả và thiếu nhất quán đã góp phần quan trọng làm cho những khó khăn của nềnkinh tế trầm trọng hơn. Phần cuối của bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho hệ thốngngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Về phương pháp nghiên cứu, các phân tích và đánh giá sử dụng cách tiếp cận tổng hợp,mô tả thống kê. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo và website của NHNN, báo cáo tàichính trên website của các NHTM Việt Nam, các nghiên cứu trong và ngoài nước. Các đánhgiá được đưa ra trên cơ sở so sánh số liệu qua nhiều năm, so sánh với quy định hiện hành vàvới các nước trong khu vực.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAMTHỜI KỲ 2021 - 2023 Đến hết năm 2023, hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm NHTM Nhà nước (Agribank và3 ngân hàng tổ chức theo mô hình TNHH MTV gồm: Dầu khí Toàn cầu, Đại Dương và Xâydựng), 31 NHTM cổ phần (NHTMCP), 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 2 ngân hàngliên doanh. NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) đã công bố đổi tên thành NHTMCPThịnh Vượng và Phát triển, đồng thời đổi tên viết tắt và bộ nhận diện thương hiệu. Cùng thayđổi tên tiếng Anh và công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, còn có NHTMCP Bản Việt đổitên viết tắt từ Viet Capital Bank thành BVBank; và NHTMCP Bưu điện Liên Việt đổi tên viếttắt từ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: