Các thuốc dự phòng và điều trịBuồn nôn và nôn là tác dụng phụ thường gặp của hoá liệu pháp chống ung thư đối với nhiều bệnh nhân, đó là nguyên nhân chính dẫn đến bỏ thuốc. Khi đã trải qua, nôn có thể xảy ra ngay khi bệnh nhân nhìn thấy nhân viên y tế, nhìn thấy kim tiêm và đó là vấn đề nghiêm trọng căn bản thực hiện các chăm sóc sau này. Các thuốc gây nôn Các thuốc chống ung thư hay chất độc với tế bào, kích thích gây nôn qua 2 tác dụng: tác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phản ứng nôn do hóa trị liệu chống ung thư Phản ứng nôn do hóa trị liệu chống ung thư Các thuốc dự phòng và điều trịBuồn nôn và nôn là tác dụng phụ thường gặp của hoá liệupháp chống ung thư đối với nhiều bệnh nhân, đó là nguyênnhân chính dẫn đến bỏ thuốc. Khi đã trải qua, nôn có thểxảy ra ngay khi bệnh nhân nhìn thấy nhân viên y tế, nhìnthấy kim tiêm và đó là vấn đề nghiêm trọng căn bản thựchiện các chăm sóc sau này.Các thuốc gây nônCác thuốc chống ung thư hay chất độc với tế bào, kích thích gâynôn qua 2 tác dụng: tác dụng vào vùng tiếp nhận kích thích hoáhọc và tác dụng ngoại biên trên dạ dày - ruột. Vỏ não có thể cótrách nhiệm trong việc nôn trước (khi mới nhìn thấy kimtiêm…). Cơ chế liên quan đến các thụ thể 5-HT3 là quan trọngtrong bệnh sinh nôn cấp tính do cisplatin, còn nôn muộn hơn cóthể có những cơ chế khác .Tiềm năng gây nôn của các thuốc chống ung thư được đánh giátheo mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ gây nôn. Nôn có thể rấtnghiêm trọng với cisplatin, dacarbazin, dactinomycin, mustin,cyclophosphamid liều cao, streptozocin và nôn xảy ra ở đa sốbệnh nhân. Nôn mức độ vừa thể hiện ở các thuốc doxorubicin vàcyclophosphamid liều thấp hơn, methotrexat liều cao. Còn cácthuốc như alcaloid của vinca fluorouracil, metrotrexat liều thấp,chlorambucil, bleomycin, etoposid hiếm khi gây nôn ở mức độđáng kể. Khả năng gây nôn phụ thuộc nhiều vào liều lượng,đường dùng thuốc, thời gian dùng thuốc. Kết hợp nhiều thuốclàm tăng tỷ lệ nôn so với từng chất dùng riêng.Thời gian bắt đầu nôn và độ dài triệu chứng nôn khác nhau giữacác thuốc. Với cisplatin, nôn xuất hiện sau 4-8 giờ sau khi dùngthuốc, kéo dài tới 48 giờ hay lâu hơn. Một cảm giác buồn nôndai dẳng, thỉnh thoảng lại nôn, có trường hợp kéo dài trongnhiều ngày và phải dùng thuốc chống nôn kéo dài. Khi dùngthuốc mustin, nôn xuất hiện sau nửa giờ đến 2 giờ, còn vớicyclophosphamid thì nôn chỉ xuất hiện sau 9 - 18 giờ và cả haitrường hợp sau nôn không kéo dài như trường hợp dùngcisplatin. Nôn cấp tính (xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khidùng thuốc) thường dễ kiểm soát còn nôn muộn (xuất hiện sau24 giờ) khó kiểm soát hơn.Dự phòng và điều trị Khi dùng thuốc chống ung thư thường gây nôn.Điều quan trọng là phải dùng thuốc dự phòng chống nôn có hiệuquả lần đầu dùng hoá liệu pháp, để tránh bị nôn. Với các thuốcchống nôn đã có hiện nay, có thể kiểm soát được nôn cấp tính.Nôn muộn khó chữa hơn. Các thuốc dùng chống nôn gồm có:- Các thuốc đối kháng với dopamin: metoclopramid,domperidon, droperidol và một số phenothiazin.- Các corticosteroid như dexamethason.- Các chất đối kháng 5-HT3 như ondansetron.- Các cannabinoid như nabilon.- Các kháng histamin như diphenylhydramin.Việc chọn thuốc tùy thuộc vào tính chất của hoá liệu pháp vàmột số yếu tố khác như: tuổi bệnh nhân, đường dùng thuốc vàliều lượng tùy thuộc vào mức độ gây nôn của hoá liệu pháp.Metoclopramid liều cao hay dùng nhất và có hiệu quả, các thuốckhác thường được đánh giá lấy thuốc này làm chuẩn. Trị nôn docisplatin cần có một nồng độ là 850ng/ml huyết tương nhưngnhững tác dụng phụ ngoại tháp hay xảy ra với liều cao và ở bệnhnhân dưới 30 tuổi. Thông thường metoclopramid được dùngtheo đường tiêm truyền liên tục khi hoá liệu pháp gây nôn mạnhvà còn tiếp tục dùng theo đường uống trong một số ngày. Thuốckhông đảm bảo được hoàn toàn, nhưng dexamethason làm tăngthêm hiệu quả chống nôn. Metoclopramid còn được kết hợp vớilorazepam, dihenylhydramin. Dihenylhydramin làm giảm nguycơ có tác dụng phụ ngoại tháp.Dexamethason có hiệu quả với mức độ nôn vừa, nhưng thườngđược kết hợp với metoclopramid hay ondansetron, khi dùng hoáliệu pháp gây nôn mạnh. Có thể dùng tiêm tĩnh mạch hay theođường uống và có thể là thuốc chống nôn muộn tốt nhất hiệnnay. Cơ chế tác dụng do ức chế sự tổng hợp prostaglandin ởtrung ương. Kết hợp metoclopramid và dexamethason có hiệuquả trong chống nôn muộn do cisplatin gây ra, tốt hơn là dùngriêng dexamethason, nhưng vẫn có một số bệnh nhân vẫn bị nônmuộn.Ondansetron hiệu quả hơn metoclopramid trong việc bảo vệchống buồn nôn và nôn cấp tính do cisplatin và không gây tácdụng ngoại tháp. Thuốc được dùng theo đường uống hay tiêmtĩnh mạch. Giống như metoclopramid, ondansetron chống nôncao của hoá liệu pháp, sẽ được tăng lên khi kết hợp vớidexamethason. Kết hợp ondansetron + dexamethason hiệu quảhơn kết hợp metoclopramid + dexamethason hay metoclopramid+ dexamethason + diphenylhydramin và tính dung nạp tốt hơn.Nhưng nôn muộn do cisplatin thì ondansetron không hiệu quảbằng dexamethason. Với những liệu pháp hoá học gây nôn ởmức độ vừa phải, thì tác dụng của ondansetron so với các thuốcchống nôn khác không rõ ràng. Ondansetron hay dexamethasontiêm tĩnh mạch đều có hiệu quả trong việc kiểm soát nôn cấptính, nhưng dexamethason còn có thể sử dụng trong kiểm soátnôn muộn. Kết hợp thuốc ondansetron với các chất đối khángdopamin, như metopimazin (cả hai thuốc đều dùng đường uống)có tác dụng hơn ondansetron dùng riêng trong kiểm soát nôn cấptính và nôn muộn ở bệnh nhân ung thư vú dùng hoá liệu phápgây nôn vừa phải.Các thuốc chống nôn khácDomperidon dùng đường uống, đặt hậu môn cho bệnh nhândùng hoá liệu pháp gây nôn vừa phải. Thuốc ít gây tác dụngngoại tháp hơn so với metoclopramid. Loaepam là mộtbenzodiazepam tác dụng ngắn có tác dụng làm dịu và gây mất trínhớ, còn được dùng dự phòng chứng buồn nôn và nôn trước.Nabilon hiệu quả hơn prochlorperazin, nhưng hay có tác dụngphụ hơn. Phenothiazin đến nay ít dùng hơn trước nhưng vẫn cóvai trò trong việc chăm sóc các bệnh nhân ngoại trú dùng hoáliệu pháp gây nôn mức nhẹ và vừa. Prochlorperazin là loạiphenothiazin được dùng nhiều hơn cả. Có thể dùng đường uống,trực tràng hay tiêm. Tác dụng làm dịu yếu hơn chlorpromazinnhưng hay gây loạn trương lực nặng, nhất là với trẻ em. ...