Danh mục

PHẢN VỆ (ANAPHYLAXIS) Phần 1

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.17 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

NHẮC LẠI 4 PHẢN ỨNG DỊ ỨNG QUA TRUNG GIAN MIỄN DỊCH VÀ CÁC CƠ CHẾ CỦA CHÚNG - Loại I hay tăng nhạy cảm tức thời (immediate hypersensitivity), là sự tăng nhạy cảm qua trung gian IgE và trong thể nặng nhất, đưa đến phản vệ (anaphylaxis). Thường có tiếp xúc trước với kháng nguyên: IgE được sản xuất và liên kết với các dưỡng bào (mast cells) và các bạch cầu hạt ưa kiềm (basophils). Sau khi tiếp xúc lại, kháng nguyên liên kết chéo với hai thụ thể IgE (IgE receptors), khởi động chuỗi phản ứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHẢN VỆ (ANAPHYLAXIS) Phần 1 PHẢN VỆ (ANAPHYLAXIS) Phần 1 1/ NHẮC LẠI 4 PHẢN ỨNG DỊ ỨNG QUA TRUNG GIAN MIỄN DỊCH VÀ CÁC CƠ CHẾ CỦA CHÚNG - Loại I hay tăng nhạy cảm tức thời (immediate hypersensitivity), là sự tăng nhạy cảm qua trung gian IgE và trong thể nặng nhất, đưa đến phản vệ (anaphylaxis). Thường có tiếp xúc trước với kháng nguyên: IgE được sản xuất và liên kết với các dưỡng bào (mast cells) và các bạch cầu hạt ưa kiềm (basophils). Sau khi tiếp xúc lại, kháng nguyên liên kết chéo với hai thụ thể IgE (IgE receptors), khởi động chuỗi phản ứng đưa đến sự phóng thích các chất trung gian giãn mạch có tác dụng mạnh. - Các phản ứng loại II liên quan đến IgG, IgM, và chuỗi phản ứng complement để trung gian độc tính tế bào (cytotoxicity) và một thí dụ là Goodpasture’s syndrome. - Các phản ứng loại III là kết quả của sự tạo thành phức hợp miễn dịch mà sự lắng đọng trong mô, đưa đến thương tổn mô; ví dụ viêm phổi do tăng nhạy cảm (hypersensitivity pneumonitis). - Các phản ứng IV hay tăng nhạy cảm trì hoãn (delayed hypersensitivity) được trung gian bởi các tế bào lympho T và trường hợp điển hình nhất là viêm da do tiếp xúc (contact dermatitis) 2/ CƠ CHẾ CỦA PHẢN ỨNG DỊ ỨNG ? Một phản ứng dị ứng (allergic reaction) là sự sản xuất bởi hệ miễn dịch (immune system) kháng thể IgE để phản ứng lại một tác nhân xâm phạm (dị ứng nguyên, allergen). Kháng thể liên kết với các thụ thể IgE có ái tính cao, trên các dưỡng bào (mastocytes) và các bạch cầu hạt ưa kiềm (basophiles), dẫn đến sự nhạy cảm hóa (sensitization) đối với kháng nguyên đó. Kháng nguyên được đưa vào trở lại trong cơ thể sẽ bắt cầu với hai phân tử IgE được liên kết một cách đặc hiệu với với các dưỡng báo và các bạch cầu hạt ưa kiềm. Điều này làm khởi động sự phóng thích các chất trung gian viêm (inflammatory mediators) (chủ yếu là histamine), gây nên giãn mạch và làm gia tăng tính thẩm thấu của huyết quản. Những thí dụ của những phản ứng dị ứng qua trung gian IgE gồm có thuốc (penicillin), thức ăn (củ lạc, tôm cua sò hến), các nốt đốt côn trùng ( ví dụ ong), latex, nhiễm kỳ sinh trùng, dị ứng nguyên trong không khí ( phấn hoa, các bào tử, dust mites). 3/ PHẢN VỆ (ANAPHYLAXIS) LÀ GÌ ? - Tính quá mẫn hay phản vệ (anaphylaxis) là một phản ứng tăng nhạy cảm (hypersensitivity reaction) tức thời của nhiều hệ cơ quan đối với sự phóng thích chất trung gian miễn dịch (immunologic mediator), được gây nên bởi kháng nguyên, qua trung gian IgE, nơi những cá nhân trước gây đã được cảm ứng (sensitized). - Phản vệ là một phản ứng dị ứng không đoán trước được và nghiêm trọng với nhiều biểu hiện lâm sàng sau đây : - Hạ huyết áp, tim đập nhanh, và trụy tim mạch. - Co thắt phế quản. - Các triệu chứng ngoài da : đỏ bừng (flushing), mày đay, và phù nề mạch (angioedema). - Các triệu chứng dạ dày ruột gồm có đau bụng, nôn và mửa, và ỉa chảy - Choáng phản vệ (choc anaphylactique) là dạng trầm trọng nhất của phản vệ (anaphylaxie). 4/ TỶ LỆ MẮC BỆNH CỦA PHẢN VỆ Ở HOA KỲ ? Ở Hoa Kỳ tỷ lệ hàng năm xảy ra phản vệ là giữa 1/2700 và 1/3000 nơi những bệnh nhân nhập viện. Nguy cơ phát triển phản vệ của một đời người là 1%. Mỗi năm, có từ 500 đến 1000 trường hợp tử vong do phản vệ. 5/ PHẢN ỨNG DẠNG PHẢN VỆ (ANAPHYLACTOID REACTION) LÀ GÌ ? Một hội chứng có khả năng gây tử vong, về phương diện lâm sàng tương tự với phản vệ (anaphylaxis), nhưng không phải là một đáp ứng qua trung gian IgE và có thể xảy ra sau khi chỉ tiếp xúc một lần duy nhất và lần đầu tiên với vài tác nhân, như chất cản quang quang tuyến 6/ CÁC PHẢN ỨNG PHẢN VỆ (ANAPHYLACTIC) VÀ DẠNG PHẢN VỆ (ANAPHYLACTOID) KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO ? - Các bệnh nhân với phản ứng dạng phản vệ (anaphylactoid reaction) có những triệu chứng và dấu chứng không thể phân biệt được về mặt lâm sàng với phản vệ (anaphylaxis). Tuy nhiên, phản ứng dạng phản vệ được trung gian bởi các cơ chế khác với kháng thể IgE, như là sự hoạt hóa trực tiếp dưỡng bào (mast cell), sự hoạt hóa complement (ví dụ C3a, C5a), những đường trung gian bởi leukotriene. Bởi vì Ig E không có can dự vào, nên phản ứng dạng phản vệ được định nghĩa một cách đúng đắn là không phải dị ứng (nonallergic). - Các triệu chứng và cách điều trị của những phản ứng phản vệ và dạng phản vệ tương tự nhau vì thế sự phân biệt không quan trọng trong điều trị một cơn cấp tính. - Một phản ứng phản vệ (réaction anaphylactique) hàm ý sự tương tác giữa dị ứng nguyên (allergène) với những kháng thể biệt hóa thuộc loại IgE. Những kháng thể này liên kết với các thụ thể Fc trên các dưỡng bào và các bạch cầu hạt ưa kiềm, dẫn đến sự phóng thích histamine và các chất trung gian hóa học khác. Một phản ứng dạng phản vệ (réaction anaphyla ...

Tài liệu được xem nhiều: