Danh mục

Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 319.73 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 - Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Pháp lệnh này quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15ỦY BAN THƢỜNG VỤ QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ——————————————— Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ———————————————————————Pháp lệnh số: 02/2022/UBTVQH15 PHÁP LỆNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửađổi, bổ sung theo Luật số 67/2020/QH14; Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hànhchính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Pháp lệnh này quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt viphạm hành chính; hình thức, mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; biệnpháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục xửphạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt viphạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính làhành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, cản trở hoạt động giải quyết vụ án,vụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụnghình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính mà không phải là tộiphạm và theo quy định của Pháp lệnh này phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, cản trở hoạt động giải quyếtvụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Pháp lệnh Trình tự,thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa ánnhân dân và Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết địnhviệc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cainghiện bắt buộc mà không phải là tội phạm thì bị áp dụng xử phạt vi phạm hànhchính như hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của Pháp lệnh này. 2. Phiên họp bao gồm phiên họp giải quyết việc dân sự; phiên họp kiểmtra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, đối thoại trong quá 2trình giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính; phiên họp xem xét, quyết địnháp dụng biện pháp xử lý hành chính; phiên họp xem xét, quyết định việc đưangười nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc và phiên họp khác trong hoạt động tố tụng. 3. Cơ quan, người có thẩm quyền bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công ancấp xã, Đồn Công an theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự,Luật Tố tụng hành chính; Tòa án, Chánh án, Thẩm phán, Thư ký phiên họp thựchiện nhiệm vụ theo quy định của Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết địnháp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Trìnhtự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túytừ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 4. Luật sư quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là người tham gia tốtụng với tư cách: a) Người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bịbắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, nguyên đơn dân sự,bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; b) Người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đươngsự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính; c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị trongviệc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhândân, đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cainghiện bắt buộc. Điều 3. Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hànhchính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tốtụng được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháplệnh này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 4. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cảntrở hoạt động tố tụng 1. Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lývi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quânđội nhân dân, Công an nhân dân, người làm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: