Danh mục

Pháp luật về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Một số vấn đề doanh nghiệp nhỏ và vừa cần quan tâm

Số trang: 167      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.25 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Pháp luật về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Một số vấn đề doanh nghiệp nhỏ và vừa cần quan tâm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiểu rõ hơn về bản chất của các tài sản sở hữu trí tuệ, đi từ các khái niệm đơn giản đến phức tạp cùng các sơ đồ, mô hình hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ các tài sản sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế; ngoài ra, các vụ việc xâm phạm sở hữu trí tuệ trên thực tế cũng sẽ được lồng ghép giúp người đọc hình dung một cách sinh động hơn về sự cần thiết của việc bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Một số vấn đề doanh nghiệp nhỏ và vừa cần quan tâm BỘ TƯ PHÁP CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ LIÊN NGÀNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM HÀ NỘI, 2021 “Pháp luật về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Một số vấn đề doanh nghiệp nhỏ và vừa cần quan tâm” được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 (Bộ Tư pháp) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thực hiện. Biên soạn: Nguyễn Tuấn Linh/ Nguyễn Cẩm Tú Công ty Luật TNHH Quốc tế BMVN Quan điểm trong nghiên cứu này là của tác giả và Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực; không đại diện cho quan điểm của Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Bộ Tư pháp. PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM LỜI MỞ ĐẦU D oanh nghiệp vừa và nhỏ là một thành phần chủ đạo, đóng vai trò lớn trong cơ cấu phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như quá trình ứng dụng mạnh mẽ của khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, môi trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh tranh và có nhiều thách thức. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn phải vận động, linh hoạt, không ngừng đổi mới, sáng tạo để sản phẩm, dịch vụ của mình trở nên độc đáo, khác biệt để có thể thu hút các khách hàng mới, tiềm năng và giữ chân được tệp khách hàng sẵn có của mình. Khi doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định, và có vị thế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình, các hàng hóa, dịch vụ, thậm chí là mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể sẽ trở thành mục tiêu của các hành vi cạnh tranh với mục đích không lành mạnh đến từ những doanh nghiệp đối thủ. Ví dụ như các hành vi sản xuất, cung cấp hàng hóa dịch vụ tương tự dễ gây nhầm lẫn về nguồn gốc, chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế; các hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu … Những hành vi nêu trên (chủ yếu liên quan đến xâm phạm các quyền về sở hữu trí tuệ), nếu xảy ra sẽ gây ra những tác động không nhỏ tới quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp làm ăn chân chính; tuy nhiên, hiện nay, ngoài những doanh nghiệp làm ăn lâu năm, và đã có quy mô nhất định, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức đối với các hoạt động liên 3 PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa hiểu rõ về SHTT, vai trò, tầm quan trọng của SHTT cũng như cách xây dựng và quản lý loại tài sản đặc biệt này trong bối cảnh hiện nay. Mặc dù không phải là một khái niệm quá mới tại Việt Nam, SHTT vẫn được xem là trừu tượng với một khung pháp lý khá phức tạp. Trên thực tế, SHTT vẫn luôn tồn tại trong nhiều phương diện của hoạt động đời sống hàng ngày, trong cách thức quản lý tổ chức hay chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ. Cuốn sách này sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiểu rõ hơn về bản chất của các tài sản sở hữu trí tuệ, đi từ các khái niệm đơn giản đến phức tạp cùng các sơ đồ, mô hình hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ các tài sản sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế; ngoài ra, các vụ việc xâm phạm sở hữu trí tuệ trên thực tế cũng sẽ được lồng ghép giúp người đọc hình dung một cách sinh động hơn về sự cần thiết của việc bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình. Việc hiểu rõ về sở hữu trí tuệ cũng như tăng cường nhận thức về bảo vệ các tài sản trí tuệ của mình sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường năng lực cạnh tranh, hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế Việt Nam và quốc tế. 4 PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 1. Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của doanh 8 nghiệp nhỏ và vừa 2. Thực tiễn đăng ký Quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa 12 Việt Nam trong thời gian qua 3. Những vấn đề pháp lý về bảo hộ một số đối tượng quyền SHTT có liên 14 quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.1. Tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ 14 3.2. Quyền tác giả, quyền liên quan 17 a. Quyền tác giả 18 b. Quyền liên quan 29 c. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan 36 3.3. Quyền đối với sáng chế 39 a. Định nghĩa 39 b. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế 39 c. Căn cứ xác lập quyền 40 d. Điều kiện bảo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: