Danh mục

Pháp luật về đầu tư nguồn lực cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.56 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Pháp luật về đầu tư nguồn lực cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ" tập trung phân tích (i) tổng quan về đại học độc lập ở Việt Nam hiện nay; (ii) Thực trạng pháp lý về đầu tư nguồn lực giáo dục đại học và (iii) Một số giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả thực hiện đầu tư nguồn lực cho giáo dục đại học trong bối cảnh độc lập của khu vực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về đầu tư nguồn lực cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ NGUỒN LỰC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ Phạm Thị Hồng Mỵ1 Trường Đại học Sài Gòn Abstract In order to develop high-quality human resources, resource investment in higher educationwill be very important, especially in the context of independent. Therefore, the article focuses onanalyzing (i) an overview of university independent in Vietnam today; (ii) The legal status ofinvestment in higher education resources and (iii) Some solutions to improve the legal frameworkand improve the implementation efficiency of resource investment in higher education in theregion independent context. Keywords: Law, resource investment, University education, independent. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tự chủ đại học là điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc thực hiện các phương thứcquản trị đại học tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao. Việc tự chủ đại học là con đường để các cơ sở giáo dục đại học tồn tạivà phát triển. Và với bối cảnh tự chủ đang là xu hướng hiện nay của các quốc gia trênthế giới trong đó có Việt Nam đã đặt ra nhu cầu giải quyết bài toán thu hút đầu tư nguồnlực cho GDĐH. Đầu tư nguồn lực cho GDĐH có thể là đầu tư con người, đầu tư tàichính, đầu tư công nghệ…và hơn hết, việc bảo đảm hành lang pháp lý tạo cơ chế minhbạch, rõ ràng, thuận tiện trong thực hiện thủ tục đầu tư nguồn lực sẽ là giải pháp giảiquyết vấn đề. Cho nên, với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính từ nguồn tàiliệu thứ cấp như văn bản pháp luật, chính sách, công trình nghiên cứu của chuyên giakhoa học trong nước và nước ngoài…để nghiên cứu thực trạng pháp luật về đầu tư nguồnlực cho GDĐH trong bối cảnh tự chủ, qua đó, đề xuất giải pháp trong thời gian tới là rấtquan trọng. 2. KHÁI QUÁT VỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Theo tác giả Thomas Estermann (2015) cho rằng, tự chủ đại học (Universityautonomy) là nói đến các mối quan hệ đang thay đổi giữa nhà nước và các trường đại học.Xu hướng thay đổi cơ bản là phát huy truyền thống tự do học thuật và giảm dần sự kiểmsoát trực tiếp của các cơ quan công quyền đối với trường đại học. Từ góc độ này, tự chủđại học là quyền tự do của thể chế đại học trong việc ra quyết định và thực thi các quyếtđịnh đối với các hoạt động nội bộ của đại học mà không có sự kiểm soát hay can thiệpcủa nhà nước và bất kỳ sự ảnh hưởng nào nếu có của nhà nước cũng đều phải dựa trên cơsở pháp luật. Tự chủ đại học là tự chủ thể chế đại học với nghĩa là tự chủ của trường đạihọc và tự chủ này được thể chế hóa bởi hệ thống các chính sách, pháp luật của nhà nước. Ở các nước châu Âu, tự chủ đại học được nhìn nhận từ hai khía cạnh cơ bản, gồmcó: (i) thoát ra khỏi sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, của thị trường lao1 pthmy@sgu.edu.vn170động, nhà cung cấp dịch vụ và ảnh hưởng chính trị; (ii) quyền tự do đưa ra quyết định vềcách thức tổ chức hoạt động cũng như mục tiêu sứ mạng của trường. Nghiên cứu về cácmô hình quản trị đại học trên thế giới cho thấy mức độ tự chủ - thể hiện ở mức độ kiểmsoát của nhà nước đối với cơ sở GDĐH - ở các quốc gia là khác nhau do chịu ảnh hưởngcủa thể chế chính trị, kinh tế, xã hội không giống nhau (Vũ Tiến Dũng, 2021). Tự chủ đại học ngày càng đóng vai trò quan trọng phát huy năng lực nội tại của cáccơ sở GDĐH, đồng thời cũng nhằm để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu phát triển nhânlực trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng (Lương Vân Hà, 2022). Ở Việt Nam, theo khoản 11 Điều 4 Luật GDĐH 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018),quyền tự chủ là quyền của cơ sở GDĐH được: Tự xác định mục tiêu và lựa chọn cáchthức thực hiện mục tiêu; Tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyênmôn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy địnhcủa pháp luật và năng lực của cơ sở GDĐH. Trong đó, cơ sở GDĐH là cơ sở giáo dụcthuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của GDĐH,hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Các điều kiện để thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH được quy định tạikhoản 2 Điều 32 Luật GDĐH 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018) cụ thể như sau: Đã thành lậphội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở GDĐHbởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp; Đã ban hành và tổ chức thực hiệnquy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nộibộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơsở GDĐH; Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: