Pháp luật về hòa giải các tranh chấp thương mại tại tòa án Việt Nam – thực tiễn và khuyến nghị
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 273.44 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tác giả nêu lên và phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về hòa giải những tranh chấp thương mại tại Tòa án và nêu lên những khó khăn, bất cập trong việc áp dụng những quy định này vào trong thực tiễn hòa giải những tranh chấp thương mại tại Tòa án, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về hòa giải các tranh chấp thương mại tại tòa án Việt Nam – thực tiễn và khuyến nghị PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI CÁC TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM – THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ Lý Văn Toán1 Tóm tắt: Bài viết này tác giả nêu lên và phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về hòa giải những tranh chấp thương mại tại Tòa án và nêu lên những khó khăn, bất cập trong việc áp dụng những quy định này vào trong thực tiễn hòa giải những tranh chấp thương mại tại Tòa án, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này. Abstract: In this article, the author raises and analyzes the provisions of Vietnamese laws on conciliation of commercial disputes in courts and points out the difficulties and inadequacies in applying these provisions in practices to mediate commercial disputes in Court, and makes recommendations to improve this issue. Từ khóa: Hòa giải, tranh chấp thương mại, Tòa án Việt Nam, vướng mắc, giải pháp hoàn thiện… Key words: Mediation, commercial disputes, Vietnamese courts, problems, solutions… 1. Đặt vấn đề Hòa giải là thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại đã xuất hiện từ rất sớm và được các bên đương sự cũng như Tòa án áp dụng để giải quyết tranh chấp thương mại. Hòa giải đã giúp các bên giải quyết mâu thuẫn góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Trên tinh thần đó, chế định hòa giải về những vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án đã được quy trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 của Việt Nam. Thông qua hòa giải Tòa án có thể giúp các đương sự giải quyết mâu thuẫn khi thỏa thuận giải quyết vụ việc 1 Nghiên cứu sinh Ngành Luật kinh tế Đơn vị công tác: Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang Thông tin liên lạc: Email: toanlv18710@sdh.uel.edu.vn, Tel: +84942260224 436 kinh doanh thương mại mà không phải kéo dài phiên tòa xét xử, giảm tốn kém thời gian, Trong bối cảnh hiện nay Bộ luật tố tụng dân sự nói chung và những quy định về hòa giải những vụ án kinh doanh thương mại đã bộc lộ những hạn chế, bất cập đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp thương mại tại Tòa án Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM 2.1.1. Các nguyên tắc tiến hành hòa giải các tranh chấp thương mại Nguyên tắc, theo Từ điển Tiếng Việt (1992) của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, là điều cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm. Nguyên tắc của một phương thức giải quyết tranh chấp là những yêu cầu, định hướng cơ bản chi phối toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp mà tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình đó đều phải tuân thủ và tôn trọng nhằm đạt được mục đích của việc giải quyết tranh chấp. Các yêu cầu đó phải được Nhà nước luật hóa hoặc phải được thừa nhận chung trong giới kinh doanh như những thông lệ, tập quán. Là những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại độc lập, hòa giải và tố tụng tư pháp đều có những nguyên tắc riêng của mình. Một yêu cầu quan trọng của việc kết hợp các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau vào trong cùng một quy trình là phải bảo tồn được một số nguyên tắc cơ bản của từng phương thức nhằm phát huy tối đa những ưu điểm của mỗi phương thức, đồng thời hạn chế những nhược điểm của chúng. Tuy nhiên, yêu cầu đó không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được do những khác biệt lớn giữa các phương pháp giải quyết tranh chấp. Pháp luật thực định hiện nay của Việt Nam cũng đã có những quy định về nguyên tắc của hòa giải tranh chấp thương mại cả ngoài tố tụng lẫn trong tố tụng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: 437 a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Vì vậy, trong luận án này, việc nghiên cứu xác định các nguyên tắc của hòa giải trong giải quyết các tranh chấp thương mại tại Tòa án được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành áp dụng vào quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án. 2.1.2. Phạm vi hòa giải những vụ án kinh doanh thương mại Phạm vi hòa giải là những vụ án kinh doanh thương mại mà Tòa án phải thực hiện hòa giải trong quá trình giải quyết vụ án kinh doanh thương mại. Phạm vi hòa giải vụ án kinh doanh thương mại là giới hạn những vụ án Tòa án phải tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm. Về nguyên tắc, hầu hết các vụ án kinh doanh thương mại Tòa án đều tiến hành hòa giải, trừ những vụ án không được hòa giải và những vụ án không tiến hành hòa giải được vụ án được thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng rút gọn. Khoản 1 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn”. Cũng giống như Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Bộ luật tố tụng dân sự năm năm 2015 không liệt kê những vụ việc phải tiến hành hòa giải mà quy định theo phương pháp loại trừ. Theo đó, phạm vi hòa giải vụ án kinh doanh thương mại rất rộng, đó là những tranh chấp được quy định tại các Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. 2 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về hòa giải các tranh chấp thương mại tại tòa án Việt Nam – thực tiễn và khuyến nghị PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI CÁC TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM – THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ Lý Văn Toán1 Tóm tắt: Bài viết này tác giả nêu lên và phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về hòa giải những tranh chấp thương mại tại Tòa án và nêu lên những khó khăn, bất cập trong việc áp dụng những quy định này vào trong thực tiễn hòa giải những tranh chấp thương mại tại Tòa án, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này. Abstract: In this article, the author raises and analyzes the provisions of Vietnamese laws on conciliation of commercial disputes in courts and points out the difficulties and inadequacies in applying these provisions in practices to mediate commercial disputes in Court, and makes recommendations to improve this issue. Từ khóa: Hòa giải, tranh chấp thương mại, Tòa án Việt Nam, vướng mắc, giải pháp hoàn thiện… Key words: Mediation, commercial disputes, Vietnamese courts, problems, solutions… 1. Đặt vấn đề Hòa giải là thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại đã xuất hiện từ rất sớm và được các bên đương sự cũng như Tòa án áp dụng để giải quyết tranh chấp thương mại. Hòa giải đã giúp các bên giải quyết mâu thuẫn góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Trên tinh thần đó, chế định hòa giải về những vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án đã được quy trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 của Việt Nam. Thông qua hòa giải Tòa án có thể giúp các đương sự giải quyết mâu thuẫn khi thỏa thuận giải quyết vụ việc 1 Nghiên cứu sinh Ngành Luật kinh tế Đơn vị công tác: Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang Thông tin liên lạc: Email: toanlv18710@sdh.uel.edu.vn, Tel: +84942260224 436 kinh doanh thương mại mà không phải kéo dài phiên tòa xét xử, giảm tốn kém thời gian, Trong bối cảnh hiện nay Bộ luật tố tụng dân sự nói chung và những quy định về hòa giải những vụ án kinh doanh thương mại đã bộc lộ những hạn chế, bất cập đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp thương mại tại Tòa án Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM 2.1.1. Các nguyên tắc tiến hành hòa giải các tranh chấp thương mại Nguyên tắc, theo Từ điển Tiếng Việt (1992) của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, là điều cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm. Nguyên tắc của một phương thức giải quyết tranh chấp là những yêu cầu, định hướng cơ bản chi phối toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp mà tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình đó đều phải tuân thủ và tôn trọng nhằm đạt được mục đích của việc giải quyết tranh chấp. Các yêu cầu đó phải được Nhà nước luật hóa hoặc phải được thừa nhận chung trong giới kinh doanh như những thông lệ, tập quán. Là những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại độc lập, hòa giải và tố tụng tư pháp đều có những nguyên tắc riêng của mình. Một yêu cầu quan trọng của việc kết hợp các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau vào trong cùng một quy trình là phải bảo tồn được một số nguyên tắc cơ bản của từng phương thức nhằm phát huy tối đa những ưu điểm của mỗi phương thức, đồng thời hạn chế những nhược điểm của chúng. Tuy nhiên, yêu cầu đó không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được do những khác biệt lớn giữa các phương pháp giải quyết tranh chấp. Pháp luật thực định hiện nay của Việt Nam cũng đã có những quy định về nguyên tắc của hòa giải tranh chấp thương mại cả ngoài tố tụng lẫn trong tố tụng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: 437 a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Vì vậy, trong luận án này, việc nghiên cứu xác định các nguyên tắc của hòa giải trong giải quyết các tranh chấp thương mại tại Tòa án được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành áp dụng vào quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án. 2.1.2. Phạm vi hòa giải những vụ án kinh doanh thương mại Phạm vi hòa giải là những vụ án kinh doanh thương mại mà Tòa án phải thực hiện hòa giải trong quá trình giải quyết vụ án kinh doanh thương mại. Phạm vi hòa giải vụ án kinh doanh thương mại là giới hạn những vụ án Tòa án phải tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm. Về nguyên tắc, hầu hết các vụ án kinh doanh thương mại Tòa án đều tiến hành hòa giải, trừ những vụ án không được hòa giải và những vụ án không tiến hành hòa giải được vụ án được thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng rút gọn. Khoản 1 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn”. Cũng giống như Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Bộ luật tố tụng dân sự năm năm 2015 không liệt kê những vụ việc phải tiến hành hòa giải mà quy định theo phương pháp loại trừ. Theo đó, phạm vi hòa giải vụ án kinh doanh thương mại rất rộng, đó là những tranh chấp được quy định tại các Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. 2 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật Thương mại Việt Nam Luật thương mại năm 2005 Tranh chấp kinh doanh Tranh chấp thương mại Hòa giải tranh chấpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số vấn đề liên quan đến chủ thể là tổ chức không có tư cách pháp nhân
9 trang 169 0 0 -
5 trang 168 0 0
-
10 trang 150 0 0
-
CHƯƠNG 6 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH
42 trang 48 0 0 -
96 trang 48 0 0
-
28 trang 42 0 0
-
Pháp lệnh trọng tài thương mại
27 trang 39 0 0 -
40 trang 38 0 0
-
60 trang 33 0 0
-
Quyết định 661/QĐ-UBND năm 2013
5 trang 29 0 0