Danh mục

Pháp luật về hoà giải thương mại tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập – Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi mở cho Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 713.55 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông qua bài viết, sẽ đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về hoà giải thương mại, đồng thời tham khảo mô hình hoà giải của một số nước trên thế giới để đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hòa giải thương mại tại Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về hoà giải thương mại tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập – Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi mở cho Việt Nam PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM LAW ON COMMERCIAL MEDIATION IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTEGRATION – INTERNATIONAL EXPERIENCES AND SOME SUGGESTIONS FOR VIETNAM Lê Thu Trang Cao Thị Ngọc Mỹ Trần Nguyễn Khánh Hằng TÓM TẮT: Trong bối cảnh toàn cầu hoá, với nhu cầu giải quyết tranh chấp nhanh gọn và tiết kiệm, hoà giải thương mại ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Song tại Việt Nam, phương thức này vẫn chưa được đánh giá cao, phần lớn đến từ những điểm chưa hoàn thiện trong khung pháp lý về hoà giải thương mại. Thông qua bài viết, nhóm tác giả sẽ đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về hoà giải thương mại, đồng thời tham khảo mô hình hoà giải của một số nước trên thế giới để đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hòa giải thương mại tại Việt Nam. Từ khóa: Hoà giải thương mại, Công ước Singapore, Bối cảnh hội nhập, Hoà giải thương mại tại Hoa Kỳ, Hoà giải thương mại tại Singapore. ABSTRACTS: In light of globalization and the demand for immediate and economic dispute resolution, commercial mediation has been attracting more and more attention. However, in Vietnam, this method has not been appreciated, the major reason is the imperfection of Vietnam‟s legal framework for commercial mediation. Therefore, in this article, we will evaluate Vietnamese regulations on commercial mediation, as well as making references to the mediation models of some countries in  Sinh viên; Đại học Luật Hà Nội; tranglt168@gmail.com.  Sinh viên; Đại học Luật Hà Nội; ctnn.my@gmail.com.  Sinh viên; Đại học Luật Hà Nội; tnkhang19@gmail.com. 37 the world to provide helpful recommendations for improving the legal system on commercial mediation in Vietnam. Keywords: Commercial mediation, Singapore Convention on Mediation, Globalization, Commercial mediation in America, Commercial mediation in Singapore. 1. Thực trạng hoạt động hòa giải thƣơng mại tại Việt Nam Đứng trƣớc nhu cầu sử dụng phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là hoà giải thƣơng mại, Việt Nam đã xây dựng đƣợc khung pháp lý cơ bản, tạo tiền đề cho hoạt động hòa giải thƣơng mại. Cụ thể, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 về Hòa giải thƣơng mại, quy định chi tiết về nguyên tắc hòa giải, trình tự thủ tục hòa giải, tiêu chuẩn hòa giải viên, điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức hòa giải thƣơng mại. Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) cũng có sự chú trọng đến hoạt động này khi dành riêng một chƣơng (Chƣơng XXXIII) quy định Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án. Sau khi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ra đời, đến nay, Việt Nam đã có trên 10 trung tâm hoà giải đƣợc thành lập khắp cả nƣớc theo quy định tại Nghị định này và tính đến năm 2020, cả nƣớc đã có khoảng 100 hoà giải viên thƣơng mại vụ việc đã đăng ký tại Sở Tƣ pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng3. Tuy nhiên, so với sự phát triển của Hoà giải thƣơng mại trên thế giới, Hoà giải thƣơng mại tại Việt Nam vẫn còn non trẻ và chƣa đƣợc sử dụng phổ biến. Lấy dẫn chứng tại Trung tâm Hoà giải Việt Nam (VMC), theo số liệu năm 2020, số vụ tranh chấp đƣợc thụ lý giải quyết tại VMC mới chỉ dừng lại ở con số 10, liên quan chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, mua bán hàng hoá và sở hữu trí tuệ, trong đó chỉ có 5 vụ hoà giải thành và các bên tự nguyện thi hành4. Con số này là không đáng kể so với các vụ tranh chấp thƣơng mại 3 Thảo Anh, http://pbgdpl.kontum.gov.vn/chuyenmuc/hoa-giai/Mot-so-loai-hinh-hoa-giai-truoc-to-tung-hien- nay, truy cập ngày 20/8/2021. 4 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, https://www.viac.vn/images/Resources/Annual- Reports/2020/VIAC_Bao-cao-thuong-nien-2020.pdf, truy cập ngày 20/8/2021, tr. 10. 38 đƣợc Toà án thụ lý, xét xử năm 20205. Bên cạnh đó, cũng chƣa có nhiều đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp công nhận kết quả hoà giải thành đƣợc ghi nhận. 2. Đánh giá các quy định pháp luật về hoà giải thƣơng mại tại Việt Nam Thứ nhất, về vấn đề đánh giá chất lƣợng hoà giải viên. Các quy định của Việt Nam về hòa giải viên chƣa chú trọng vào việc quản lý chất lƣợng hòa giải viên, chƣa có các quy định cụ thể để đánh giá khả năng và kinh nghiệm của họ. Pháp luật Việt Nam hiện nay áp dụng cả hai loại tiêu chuẩn định lƣợng6 và định tính7 cho việc hành nghề của hòa giải viên thƣơng mại8. Bên cạnh đó, các nhà làm luật còn quy định một số trƣờng hợp bị cấm trở thành hòa giải viên 9 và cho phép các trung tâm hòa giải thƣơng mại có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên, nhƣng phải cao hơn các tiêu chuẩn nêu trên 10. Theo đánh giá của nhóm tác giả, việc áp dụng cả hai tiêu chí định lƣợng và định tính nhƣ vậy đối với hòa giải viên hành nghề tại Việt Nam là khá cứng nhắc, chƣa hƣớng đến việc bảo đảm chất lƣợng thực tế khi hành nghề của hòa giải viên, bởi các tiêu chí đánh giá chất lƣợng còn khá trừu tƣợng và khó để xác minh trong thời gian ngắn, trong khi đó, hiện nay Việt Nam lại chƣa có mô hình đào tạo hoà giải viên chuyên nghiệp nào nên việc chứng minh năng lực khó đƣợc thực hiện. Bên cạnh đó, quy định về thủ tục pháp lý để một cá nhân trở thành hoà giải viên vẫn mang nặng tính nguyên tắc và không thực sự cần thiết. Theo đó, để trở thành hòa giải viên hợp pháp, những ngƣời có đủ tiêu chuẩn để trở thành hòa giải viên theo quy định pháp luật phải c ...

Tài liệu được xem nhiều: