Danh mục

Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 392.73 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị" nghiên cứu thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại các Công ty từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ này là hết sức cần thiết, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động này như thế nào đang là những vấn đề cấp bách, cần được quan tâm nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Nguyễn Ngọc Sang1 1. Email: ngocsangbc@gmail.com. TÓM TẮT Ở Việt Nam, mặc dù ra đời sau so với một số nước trên thế giới, song hoạt động cho thuê tài chính (CTTC) trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động CTTC tại các công ty CTTC ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được khả năng và sự tăng trưởng chưa xứng với tiềm năng. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động CTTC tại các Công ty từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ này là hết sức cần thiết, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động này như thế nào đang là những vấn đề cấp bách, cần được quan tâm nghiên cứu. Từ khóa: Cho thuê tài chính, pháp luật. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cho thuê tài chính (CTTC) là một loại hoạt động tín dụng bổ sung cho các loại hình tín dụng khác, góp phần đa dạng hóa các phương thức tài trợ vốn cho các doanh nghiệp, giúp cho các nguồn vốn luân chuyển một cách dễ dàng và an toàn cao, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính. Hoạt động CTTC được thực hiện chủ yếu bởi các công ty CTTC với vai trò là tổ chức tài chính trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, tạo sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế, phá vỡ thế độc quyền cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại, tạo ra sự cạnh tranh có lợi cho khách hàng và nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp tái cấu trúc nguồn vốn. Tại Việt Nam, hoạt động CTTC đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, tốc độc phát triển và hoạt động CTTC còn chậm. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự bất cập của một số quy định của pháp luật điều chỉnh các công ty CTTC. Bài viết tập trung phân tích một số điểm bất cập trong các quy định của pháp luật về hoạt động CTTC và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Tác giả phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các nhận định của chuyên gia, cũng như tổng hợp các số liệu về hoạt động CTTC. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích: Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động CTTC. 3. NỘI DUNG 3.1. Khái quát về hoạt động cho thuê tài chính tại Việt nam 3.1.1. Khái niệm cho thuê tài chính: Hoạt động CTTC tại mỗi quốc gia và khu vực có những đặc điểm riêng biệt thể hiện sự phong phú, phức tạp của nó. Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu 132 về hoạt động cho thuê này: Theo Uỷ ban tiêu chuẩn Kế toán quốc tế - IASC đưa ra định nghĩa về CTTC như sau: Thuê tài chính là một giao dịch trong đó một bên (người cho thuê) chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (người đi thuê) trong một thời gian nhất định; mà trong thời gian đó, người cho thuê dự định thu hồi vốn tài trợ cùng các chi phí liên quan; quyền sở hữu tài sản có được chuyển giao hay không tuỳ thuộc và sự thỏa thuận giữa hai bên. Theo Ngân hàng Societe General của Pháp: CTTC là một thỏa thuận trong đó người cho thuê chuyển cho người đi thuê quyền sử dụng một loại tài sản trong một thời gian thỏa thuận để đổi lấy phí cho thuê. Trong suốt thời gian hợp đồng, quyền sở hữu tài sản không chuyển cho người thuê nhưng người thuê phải chịu trách nhiệm giữ gìn tài sản đó. Khái niệm về hoạt động CTTC tại Việt Nam cũng tương tự như vậy. Theo Điều 1 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính Phủ đưa ra khái niệm CTTC như sau: “CTTC là hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. 3.1.2. Đặc trưng của hoạt động cho thuê tài chính Hoạt động của công ty CTTC được quy định tại Điều 16 đến Điều 24 Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính công ty CTTC như sau: Công ty CTTC được thực hiện các hoạt động quy định từ Điều 112 đến Điều 116 Luật Các tổ chức tín dụng (Luật CTCTD) và quy định tại Nghị định 39/2014/NĐ-CP, mua và cho thuê lại, được bán các khoản phải thu từ hợp đồng CTTC cho các tổ chức và cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bên cho thuê có các quyền sở hữu tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê và không bị ảnh hưởng trong trường hợp bên thuê phá sản, giải thể hoặc có tranh chấp, khởi kiện trước Tòa án liên quan đến một bên thứ ba khác. Tài sản cho thuê không được coi là tài sản của bên thuê khi xử lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ khác. Có quyền gắn ký hiệu sở hữu của bên cho thuê trên tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê. Có quyền yêu cầu bên thuê ký cược và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định pháp luật nếu cần thiết. Có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp thông tin về bên cung ứng, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng quý, báo cáo quyết toán tài chính năm và các vấn đề khác có liên quan đến bên thuê và tài sản cho thuê. Có quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cho thuê. Chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng CTTC cho một bên CTTC khác. Trong trường hợp này, bên cho thuê phải thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê. Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại khi bên thuê vi phạm các điều khoản, điều kiện theo quy định của hợp đồng CTTC. Được chấm dứt hợp đồng cho thuê trước thời hạn và yêu cầu bên thuê thanh toán đầy đủ số tiền thuê còn lại và các chi phí phát sinh do chấm dứt hợp đồng CTTC trước hạn do bên thuê vi phạm các điều khoản, điều kiện là căn cứ chấm dứt hợp đồng được quy định trong hợp đồng CTTC. Có quyền thu hồi tài sản cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: