Danh mục

Pháp luật về hợp đồng lao động điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 445.04 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với sự thành công của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số hiện đang là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Bên cạnh những cơ hội, chuyển đổi số cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi cần có sự nghiên cứu để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nhất là khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử, chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử. Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý đặt ra từ quy định về hợp đồng lao động điện tử và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về hợp đồng lao động điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Lê Thảo Nguyên TÓM TẮT Với sự thành công của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số hiện đang là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Bên cạnh những cơ hội, chuyển đổi số cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi cần có sự nghiên cứu để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nhất là khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử, chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử. Trong bối cảnh trên, Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm quy định về việc hợp đồng lao động có thể được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Sự bổ sung này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể ký kết hợp đồng lao động linh hoạt hơn, phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi số với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và dịch chuyển lao động toàn cầu. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vào thực tế, quy định trên đã nảy sinh một số hạn chế, vấn đề cần phải được hoàn thiện. Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý đặt ra từ quy định về hợp đồng lao động điện tử và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới. Từ khoá: Chuyển đổi số; Giao kết hợp đồng lao động; Hợp đồng lao động điện tử. 1. Đặt vấn đề Chuyển đổi số là khái niệm ra đời trong thời đại Internet bùng nổ, đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, mô tả việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới119. Đây cũng là vấn đề mà Chính phủ đặc biệt quan tâm trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 03/06/2020 đã xác định tầm nhìn đến năm 2030  CN, Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: nguyenlt@hul.edu.vn 119 Microsoft, 2016, Digital transformation: Seven steps to success, https://info.microsoft.com/rs/157-GQE- 382/images/Digital%20transformation-20seven%20steps%20to%20success.v2.pdf?aliId=860635945, truy cập ngày 5/6/2021. 127 “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ số và mô hình mới; đổi mới căn bản toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”. Qua đây, có thể thấy chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của cả quốc gia. Đối với pháp luật về lao động, sự bổ sung quy định về hợp đồng lao động (HĐLĐ) điện tử là bước tiến cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển của quan hệ lao động trong bối cảnh chuyển đổi số, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Xét về nhiều khía cạnh, HĐLĐ điện tử có nhiều ưu điểm và mang lại những lợi ích như: giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí trong việc thiết lập quan hệ lao động giữa các bên120; giúp việc lưu trữ, quản lý, báo cáo nhân sự được thuận tiện, nhanh chóng; cắt giảm các thủ tục không cần thiết trong trình tự giao kết HĐLĐ truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đạt được thì hiện nay phương thức giao kết HĐLĐ mới này vẫn tiềm ẩn những khó khăn và rủi ro pháp lý cho các bên tham gia quan hệ lao động. Trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập tới một số điểm khác biệt cơ bản giữa HĐLĐ điện tử và HĐLĐ truyền thống, đồng thời tập trung phân tích một số vấn đề pháp lý khi áp dụng HĐLĐ điện tử vào thực tế trong bối cảnh chuyển đổi số, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 2. Khái quát về hợp đồng lao động điện tử 2.1. Khái niệm hợp đồng lao động điện tử Khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.” Từ đây, có thể thấy HĐLĐ điện tử là loại HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử và được xem có giá trị pháp lý như khi ký hợp đồng bằng văn bản. Mặt khác, HĐLĐ điện tử cũng là một loại của hợp đồng điện tử. Do đó, để có thể đưa Đào Mộng Điệp, 2020, Hội thảo khoa học: “Pháp luật về thị trường lao động trong bối cảnh cuộc cách 120 mạng công nghiệp 4.0”, Trường Đại học Kinh tế - Luật thành phố Hồ Chí minh, tr. 207. 128 ra khái niệm “hợp đồng lao động điện tử” một cách chính xác cần dựa vào việc tiếp cận, phân tích về các khái niệm “hợp đồng điện tử” và “phương tiện điện tử”. Trước hết, theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005, hợp đồng điện tử là “hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”7. Khái niệm thông điệp dữ liệu, theo Luật này, được hiểu là: “Thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử”121. Mặt khác, một trong những cơ sở quan trọng để phân biệt HĐLĐ điện tử với HĐLĐ thông thường là phương tiện điện tử. Nếu như hình thức để các bên giao kết hợp đồng truyền thống chủ yếu được thực hiện thông qua lời nói hay văn bản thì phương tiện thực hiện trong giao dịch điện tử nói chung và HĐLĐ điện tử nói riêng là phương tiện điện tử, được định nghĩa là “phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kĩ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”122. Từ đây, có thể rút ra khái niệm về “hợp đồng lao động điện tử” như sau: Hợp đồng lao động điện tử là sự thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: