Danh mục

Pháp luật về hợp nhất, sáp nhập, mua lại tổ chức tín dụng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 255.21 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua bài viết "Pháp luật về hợp nhất, sáp nhập, mua lại tổ chức tín dụng" tác giả mong muốn đóng góp một vài ý kiến của bản thân nhằm hoàn thiện quy định hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD, tái cấu trúc hệ thống các TCTD ở Việt Nam hiện nay, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phục hồi và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD sau khi cơ cấu lại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về hợp nhất, sáp nhập, mua lại tổ chức tín dụng PHÁP LUẬT VỀ HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, MUA LẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Nguyễn Thị Mỹ Linh* Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: nguyenthimylinh1810@gmail.com. TÓM TẮTBài viết đề cập đến các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp nhất, sáp nhập, mua lại cáctổ chức tín dụng. Từ việc tra cứu các quy định của pháp luật và phân tích các trường hợp xảyra trong thực tế, người viết mong muốn tìm ra những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hànhvề hợp nhất, sáp nhập, mua lại các tổ chức tín dụng (TCTD), từ đó làm cơ sở đề xuất, kiếnnghị hoàn thiện các quy định của Việt Nam về vấn đề này. Với bài viết của mình, tác giảmong muốn đóng góp một vài ý kiến của bản thân nhằm hoàn thiện quy định hợp nhất, sápnhập, mua lại các TCTD, tái cấu trúc hệ thống các TCTD ở Việt Nam hiện nay, góp phần ổnđịnh và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phục hồi và nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các TCTD sau khi cơ cấu lại.Từ khóa: cơ cấu lại; hợp nhất; mua lại; sáp nhập; tổ chức tín dụng.1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, các TCTD ở Việt Nam không chỉ tăng nhanh về số lượng mà ngàycàng tăng về số vốn, chất lượng nguồn nhân lực, quy mô, lĩnh vực hoạt động. Đây là một tínhiệu tích cực cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số TCTD ở Việt Namcũng đã bộc lộ một số yếu kém như kinh doanh không hiệu quả, tính thanh khoản thấp, tỷ lệnợ xấu gia cao, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu. Điều này gây khó khăn cho hoạtđộng kinh doanh của các ngân hàng, đặc biệt trong thời đại số, trong bối cảnh Việt Nam thamgia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới... Điều này dẫn đến một yêu cầu cấp bách làcần phải tái cấu trúc các TCTD yếu kém, mà một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trongtái cấu trúc là hợp nhất, sáp nhập và mua lại các TCTD. Qua đó “mượn” các nguồn lực vềvốn, công nghệ, nhân sự và cả thị phần, khắc phục những khó khăn, hạn chế về thanh khoản,nợ xấu, kinh doanh không hiệu quả, uy tín thương hiệu cũng như những vấn đề khác. Trong những năm qua, có thể thấy rằng hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại cácTCTD tại Việt Nam diễn ra ngày càng sôi động, đó là lý do vì sao tác giả chọn đề tài “Phápluật về hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD”. Để thực hiện bài viết này, người viết đã tìmhiểu, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các nước khác đồng thời cósự so sánh, nhận xét, đánh giá, từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất của bản thân.2. Nội dung2.1 Định nghĩa Tổ chức tín dụng Theo khoản 38, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (Luật số 32/2024/QH15được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 18 tháng 01 năm 2024 và có hiệu lực thi hành kể từngày 01 tháng 7 năm 2024) định nghĩa “Tổ chức tín dụng (TCTD) là tổ chức kinh tế có tưcách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định củaLuật này. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tàichính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”.2.2 Định nghĩa về hợp nhất, sáp nhập, mua lại608 Mua bán và sáp nhập (M&A) là thuật ngữ viết tắt của 2 cụm từ Mergers (Sáp nhập) vàAcquisitions (Mua lại). “Hợp nhất” (Consolidation) chỉ việc hai (có thể là một số) doanh nghiệp cùng thoảthuận chia sẻ thị phần, tài sản, thương hiệu với nhau để hình thành nên một doanh nghiệpmới. Nghĩa là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp cũ và doanh nghiệp sẽ có tên gọi mới. Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô; nhưng khôngcho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền,nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập (hay bị mua lại) sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập. Acquisitions (Mua lại) chỉ hình thức một doanh nghiệp (thường là doanh nghiệp lớn)mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, đồng thời doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cáchpháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp đã mua. Về bản chất, hoạt động M&A thực chất là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thôngqua sáp nhập, mua lại 1 phần hoặc toàn bộ một doanh nghiệp khác. Thuật ngữ Mua bán và sápnhập (M&A) đã được sử dụng trong nhiều các tài liệu cả trong nước và quốc tế, có rất nhiềutên gọi khi dịch ra tiếng Việt như “mua bán và sáp nhập”, “sáp nhập và mua lại”, “mua lại vàsáp nhập”, hay “thâu tóm và hợp nhất”. Nhìn chung, các thuật ngữ “mua bán”, “hợp nhất” và“sáp nhập” thường không có sự phân biệt rõ ràng về nội hàm và thường được sử dụng thaythế lẫn nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sử dụng thuật ngữ M&A đồng nhất vớihợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hoặc TCTD.2.3 Định nghĩa, quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của một số nước về hoạtđộng mua lại, hợp nhất, sáp nhập2.3.1 Định nghĩa về hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và các TCTD trong các vănbản quy phạm pháp luật Việt Nam Tại Việt Nam, hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại được quy định trong một số vănbản Luật và được định nghĩa như sau: - Theo khoản 1, Điều 200 Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định về hoạt động hợpnhất doanh nghiệp “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợpnhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại củacác công ty bị hợp nhất”. - Theo khoản 1, Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định về hoạt động sápnhập doanh nghiệp “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sápnhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộtài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứtsự tồn tại của công ty bị sáp nhập”. - Luật Cạnh tranh năm 2018 cũng đưa ra định nghĩa về hợp nhất, sáp nhập, mua lạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: