Danh mục

Pháp luật về thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 407.58 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Pháp luật về thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh" trung phân tích quy định pháp luật về thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để thấy được vai trò, ý nghĩa của hoạt động thẩm định đồng thời tác giả cũng phân tích những bất cập, hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh PHÁP LUẬT VỀ THẨM ĐỊNH ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ung Thị Ngọc Nhung1 1. Khoa Khoa học Quản lý. Email: nhungutn@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 22 tháng 6 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Luật năm 2015) và được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2020, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2021( sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020). Theo quy định thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) với tên gọi là Nghị quyết. Việc ban hành VBQPPL phải tuân thủ trình tự, thủ tục ban hành theo đúng quy định của luật, trong đó thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL là một bước trong quy trình xây dựng và thông qua chính sách. Việc thẩm định đề nghị nhằm kiểm soát chất lượng (tiền kiểm) và xác định rõ đề nghị đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Từ khóa: Văn bản quy phạm pháp luật, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thẩm định, báo cáo thẩm định Đặt vấn đề: Điều 113 Hiến pháp năm 2013 và Điều 27 Luật năm 2015 quy định Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho nhân dân địa phương, được ban hành nghị quyết để bảo đảm thi hành Hiến pháp, Luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, quyết định những chính sách, biện pháp thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương. Việc ban hành VBQPPL có tính khả khi cao là nhiệm vụ quan trọng của HĐND nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của HĐND (Nguyễn Hoàng Linh Chi, 2021). Một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến tính khả thi của văn bản phải kể đến đó chính là hoạt động thẩm định trong trình tự, thủ tục ban hành NQ của HĐND cấp tỉnh. Do đó, trong phạm vi bài viết viết này, tác giả tập trung phân tích quy định pháp luật về thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL của HĐND cấp tỉnh để thấy được vai trò, ý nghĩa của hoạt động thẩm định đồng thời tác giả cũng phân tích những bất cập, hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và trình bày bài báo cáo, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phân tích, tổng hợp. Phương pháp phân tích được áp dụng với các trường hợp cần làm rõ mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, trình tự, thủ tục, nội dung và kết quả thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL của HĐND cấp tỉnh Phương pháp tổng hợp áp dụng sau những vấn đề lớn đã được triển khai. 351 1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1. Sự cần thiết phải thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách được ban hành trong các VBQPPL đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp, phù hợp với thực tiễn, như vậy khâu phân tích, đánh giá chính sách cần phải được làm rất kỹ lưỡng, khoa học, có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân, các chuyên gia, nhà khoa học. Hơn nữa chính sách đó phải được xuất phát từ thực tiễn để giải quyết vấn đề của thực tiễn, phải có một quy trình chặt chẽ để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động phân tích, phê duyệt chính sách trước khi tiến hành soạn thảo. Xây dựng, đánh giá chính sách pháp luật là một hoạt động có vai trò rất quan trọng, thể hiện đường lối, quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, nguyện vọng của nhân dân, của các đối tượng thi hành đối với vấn đề mà dự án văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Khi một chính sách được đề ra thì cần xem xét, đánh giá sự cần thiết, mức độ tác động về các mặt kinh tế - xã hội, tính khả thi, điều kiện bảo đảm thực hiện của chính sách đó. Từ đó, các cơ quan, tổ chức được giao soạn thảo các quy phạm pháp luật cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Luật năm 2015, Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 154/2020/NĐ- CP) đã quy định rõ quy trình phân tích, đánh giá chính sách trước khi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tách bạch với quy trình soạn thảo văn bản. Quy trình xây dựng chính sách được áp dụng đối với luật, pháp lệnh và một số loại nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Đây là điểm mới mang tính đột phá. Theo quy định của Luật năm 2015 giai đoạn xây dựng, phê duyệt chính sách được quy định trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tương ứng với mỗi loại hình văn bản quy phạm pháp luật, quy định cụ thể về trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy định thì chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Theo đó, quy định một số VBQPPL bắt buộc phải lập đề nghị xây dựng văn bản (xây dựng, đánh giá phê duyệt chính sách) trước khi tiến hành soạn thảo. Trong đó, có NQ của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật năm 2015 (quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương). Theo đó, thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL là một bước trong quy trình xây dựng và thông qua chính sách. Ở giai đoạn này, cơ quan lập đề nghị đã xác định được vấn đề, đánh giá tác động của chính sách, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề, xây dựng hồ sơ đề nghị và lấy ý kiến về hồ sơ đề nghị. Việc thẩm định đề nghị (thẩm định chính sách) nhằm kiểm soát chất lượng (tiền kiểm) và xác định rõ đề nghị đủ điều ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: