Bài viết Phật giáo ở xứ Thanh thời Lý - Trần qua thư tịch tập trung làm sáng tỏ những khía cạnh của Phật giáo thời Lý - Trần đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa Ái Châu (xứ Thanh) đương thời từ các nguồn tài liệu lịch sử, văn bia còn lại đến ngày nay. Từ đó giúp chúng ta hình dung đầy đủ hơn về một giai đoạn lịch sử - văn hóa đặc biệt của xứ Thanh thời Lý - Trần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phật giáo ở xứ Thanh thời Lý - Trần qua thư tịchVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT BUDDHISM IN THANH HOA UNDER THE LY - TRAN DYNASTIES THROUGH BIBLIOGRAPHYHa Dinh HungThanh Hoa University of Culture, Sports and TourismEmail: hadinhhung@dvtdt.edu.vnReceived: 19/8/2022Reviewed: 15/10/2022Revised: 21/10/2022Accepted: 25/10/2022Released: 30/10/2022DOI: https://doi.org/10.55988/2588-1264/74 Buddhism and its ideas that promote tolerance are of great significance to Vietnamscultural history. The position and influence of Buddhism has been proven since itsintroduction, especially under the Ly - Tran dynasties, an important period that has themeaning of shaping Vietnamese cultural identity which is independent and autonomous.Buddhism in Thanh Hoa is rarely evaluated by researchers due to the limited amount ofdocumentation remaining to this day. The paper analyzes aspects of Buddhism in the Ly -Tran dynasties set in the historical and cultural context of Ai Chau (Thanh land) fromhistorical sources and epitaphs remaining to this day. Since then, we have a deeperunderstanding about a special historical and cultural period of Thanh Hoa under the Ly -Tran dynasties. Key word: Buddhism; Thanh Hoa; Epitaph; Bibliography. 1. Giới thiệu Cho đến ngày nay, chưa có tài liệu ghi nhận thời điểm chính xác Phật giáo xuất hiện ở xứThanh. Từ những văn bia rải rác còn lại cũng như đối chiếu với các tư liệu lịch sử, mặc dù ítỏi đã cho chúng ta hình dung sơ bộ về không khí, hoạt động Phật giáo thời Lý - Trần ở xứThanh, trên một vùng đất mà đến nay vẫn nhiều người lầm tưởng rằng các yếu tố nho giáo cólẽ lấn át kể từ sau cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của Lê Lợi cho đến tận thời kỳ Trịnh -Nguyễn, Thanh Hóa đã trở thành vùng đất quý hương, thang mộc của triều đình. Xứ Thanh,với vị trí bản lề, xung yếu và chiến lược của đầu thời kỳ tự chủ và đặc biệt dưới thời Lý -Trần, đã có các hoạt động Phật giáo sôi động, được cống hiến và thúc đẩy đáng kể của tầnglớp quý tộc quan lại đương thời cùng những tăng thống, sư tăng tiêu biểu, để lại diện mạokhông thể phai mờ, góp phần tô điểm thêm cho lịch sử Phật giáo Việt Nam hàng ngàn năm. 2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Những tài liệu ghi nhận về Phật giáo ở Thanh Hóa giai đoạn những năm đầu công nguyênđến thời kỳ tự chủ là khá ít ỏi. Theo các tài liệu dẫn lại từ Địa chí tỉnh Thanh Hóa và Lịch sử10 VĂN HÓA - NGHỆ THUẬTThanh Hóa (tập 2) cho biết, vào khoảng thế kỷ thứ VI, thứ VII sau công nguyên ở Ái Châu đãthịnh hành Phật giáo. Tuy nhiên, các nghiên cứu hệ thống có liên quan như tình hình hoạtđộng, sinh hoạt tôn giáo và không khí Phật giáo trong nhân dân suốt một giai đoạn khá dài từđầu công nguyên đến thế kỷ XIII chưa được làm sáng tỏ. Ngày nay, những thông tin nàykhông được tập hợp một cách xuyên suốt, hệ thống mà chỉ đọng lại trong các hiện vật vănhóa, chủ yếu là văn bia cổ. Do vậy, nhận thức về Phật giáo xứ Thanh trong buổi đầu thời kỳtự chủ của quốc gia Đại Việt là không hề dễ dàng. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận sử học kếthợp văn hóa học nhằm làm sáng tỏ các phương diện hoạt động của Phật giáo xứ Thanh trongthời kỳ Lý - Trần. Bằng phương pháp liệt kê, so sánh, phân tích, tổng hợp trên cơ sở nghiêncứu tài liệu và tham vấn chuyên gia để bước đầu xác định không khí sinh hoạt Phật giáo vànhững gương mặt tăng ni, thiền sư tiêu biểu hoạt động Phật giáo trên đất xứ Thanh cách naygần mười thế kỷ. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Không khí Phật giáo xứ Thanh thời Lý - Trần phản ánh qua tư liệu văn bia Thời Lý - Trần, khi Phật giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, góp phần củng cố, xâydựng nhà nước trung ương tập quyền và bám rễ, ăn sâu vào hầu hết các phương diện khácnhau của đời sống xã hội. Lý Công Uẩn, vị vua sáng lập triều Lý xuất thân từ cửa thiền vàđược hỗ trợ bởi một trong những vị thiền sư nổi tiếng là quốc sư Vạn Hạnh. Vua Trần NhânTông sau chiến thắng quân Nguyên - Mông đã cởi hoàng bào, xuất gia, trở thành “Trúc LâmĐầu Đà”, vị tổ khai sáng dòng “thiền nội” Trúc Lâm Yên Tử. Tài liệu thư tịch cho biết, nhànước phong kiến Lý - Trần đã có nhiều sắc lệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáophát triển. Dưới sự ủng hộ và cho phép của nhà nước, chùa chiền được mở rộng, số lượngtăng ni, Phật tử ngày càng tăng lên. Vua Lý còn sai Sứ sang Trung Hoa xin kinh Tam Tạng vềtruyền dạy trong chùa, mở rộng đến chúng sinh. Do đó, trong triều đình thì đạo Phật là rườngcột, ngoài xã hội thì tràn ngập không khí đạo Phật. Lời bàn của sử gia Lê Văn Hưu trong ĐạiViệt sử ký toàn thư: “Dân chúng quá nửa làm sãi, chỗ nào cũng có chùa chiền” cho thấy mứcđộ và tính chất Phật giáo hóa mạnh mẽ của thời kỳ này. Đây cũng là thời kỳ mà ảnh hưởngcủa Phật giáo đến đời sống văn hóa - xã hội trên vùng đất xứ Thanh được ghi nhận là mạnhmẽ và có nhiều dấu ấn. Trong thời kỳ này, vùng đồng bằng và ven biển phía Bắc Thanh Hóađã trở thành một trung tâm Phật giáo lớn của khu vực, với hàng loạt chùa nổi tiếng như:Hương Nghiêm (Thiệu Hóa); Báo Ân (Đông Sơn), Linh Xứng (Hà Trung), Sùng NghiêmDiên Thánh (Hậu Lộc), Hưng Phúc (Quảng Xương)… Thanh Hóa vào thời Lý lại được trị nhậm bởi một trong những vị tướng lỗi lạc là LýThường Kiệt và chính ông là người đã làm cho đời sống Phật giáo tại đây trở nên nhộn nhịp.Thư tịch cho biết, trong 20 năm trị nhậm Ái Châu với chức vụ Tổng Trấn (1081 - 1101), bảnthân Lý Thường Kiệt đã là một người tín mộ đạo Phật: “Thái úy tuy thân vướng việc đời, mà 11VĂN HÓA - NGHỆ THUẬTlòng vẫn hướng về đạo Phật”1. Với lòng nhiệt thành, mộ đạo, ông đã có những đóng góp đángkể vào công cuộc phát triển Phật giáo, ông cho đốc xuất, thi công và tu sửa rất nhiều chùa trênđất xứ Thanh. ...