Danh mục

Phật giáo xứ Thanh nhìn từ góc độ lịch sử

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.13 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phật giáo đối với đất nước nói chung, xứ Thanh nói riêng là một vấn đề lịch sử văn hóa thú vị. Bước đi của lịch sử địa phương cũng như sắc thái văn hóa xứ Thanh phản ánh nhiều nét ảnh xạ không nhỏ các tư tưởng triết học và văn hóa Phật giáo. Từ hệ thống chùa chiền dày đặc (269 ngôi chùa) trên quê hương “tam vương nhị chúa ”, vùng đất mà có lẽ tư tưởng Nho giáo có phần lấn át, vẫn sản sinh và tồn tại đến ngày nay một di sản Phật giáo đáng kể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phật giáo xứ Thanh nhìn từ góc độ lịch sử TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO XỨ THANH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ Nguyễn Thị Thủy* Tóm tắt: Phật giáo đối với đất nước nói chung, xứ Thanh nói riêng là một vấnđề lịch sử văn hóa thú vị. Bước đi của lịch sử địa phương cũng như sắc thái văn hóa xứThanh phản ánh nhiều nét ảnh xạ không nhỏ các tư tưởng triết học và văn hóa Phậtgiáo. Từ hệ thống chùa chiền dày đặc (269 ngôi chùa) trên quê hương “tam vương nhịchúa ”, vùng đất mà có lẽ tư tưởng Nho giáo có phần lấn át, vẫn sản sinh và tồn tại đếnngày nay một di sản Phật giáo đáng kể. Các chùa Sùng Nghiêm, Linh Xứng, Hoa Long,Hương Nghiêm là cả một “gia tài văn hóa ” lâu đời không phải địa phương nào cũng cóđược. Ảnh hưởng của Phật giáo trên đất Thanh đến đời sống văn hóa tinh thần củanhân dân, sự tham gia tích cực chủ động, có trách nhiệm vào vận mệnh đất nước và địaphương là những tài sản đáng tự hào. Theo sử sách thì Phật giáo truyền bá vào Việt Nam từ những năm đầu côngnguyên, theo hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy bắt đầu từ Ân Độ,theo các thuyền buôn dọc theo Nam Dương đến bán đảo Đông Dương ngày nay, rồi vàoViệt Nam. Đường bộ thông qua các nhà sư Ân Độ đến Bắc Trung Quốc, qua Triều Tiên,vào Nhật Bản và xuống nước ta. Chuyện Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ân Độ,các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Ma Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng thời vớisự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189 đã minh chứngcho dấu ấn của đạo Phật thời kỳ đầu truyền bá tại Việt Nam. Cho đến khoảng thế kỷthứ II (sau công nguyên), nước ta đã hình thành trung tâm Phật giáo Luy Lâu (thuộctỉnh Bắc Ninh ngày nay) là trụ sở Phật giáo quan trọng và lớn nhất của cả nước. Hòa cùng dòng chảy của cả nước, Phật giáo du nhập vào Thanh Hóa cũng rấtsớm, dung hội cả Bắc Tông (Đại thừa) và Nam Tông (Tiểu thừa). Từ buổi đầu du nhập,Phật giáo đã hòa quyện cùng với sắc thái văn hóa xứ Thanh, dung hội các dòng tư tưởngvà tín ngưỡng địa phương, nhưng không làm biến dạng những nét riêng có trong HoằngDương Phật pháp. Phật giáo Thanh Hóa luôn chủ trương tùy duyên mà hóa độ, tùy theonhững điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương mà có cách hội nhập riêng. Đến nay, chưa có tài liệu sử học đề cập chính xác thời điểm Phật giáo có mặt tạixứ Thanh. Tuy nhiên, qua các tư liệu ghi chép lại, đặc biệt là nội dung các văn bia thời Chuyên viên Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa72 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨULý, Trần ở một số ngôi chùa cổ trên đất Thanh, có thể khẳng định, sớm nhất là sau côngnguyên vài ba thế kỷ Phật giáo đã có những ảnh hưởng đáng kể. Thời kỳ này, ThanhHóa chịu ảnh hưởng trực tiếp Phật giáo từ Ân Độ sang thông qua đường biển. Các nhàsư Ân Độ đã theo chân các thương nhân Ân đi dọc bờ biển Nam Dương đến bán đảoĐông Dương, và Thanh Hóa là một trong những địa điểm dừng chân của các nhà sư đểtruyền đạo. Điều này được minh chứng qua hai dấu tích “vết chân Độc Cước” (SầmSơn) và đặc trưng những tượng người được tìm thấy ở Lạch Trường (Hậu Lộc -Thanh Hóa). Độc Cước được xem là một biểu hiện của văn hóa Nam Đảo. Theo truyềnthuyết, vị thần này đã tự xé mình làm hai phần, nửa bảo vệ ngư dân đi biển, nửa trongbờ che chở nhân dân. Thực ra vị thần này đã được đưa vào Phật điện thờ cúng nhiềunơi. Trong mộc bản Diên Quang Tam Muội Tạo Tượng, đã xếp thần Độc Cước vàohàng cuối cùng trong điện Phật. Trong tám đạo sắc hiện có ở Độc Cước Sơn, từ năm1783 - 1924, đã phong Độc Cước Tiêu Thần, Độc Cước Tiêu Thượng Đẳng Thần, ĐộcCước Chi Thần. Nói về mối quan hệ giữa thần Độc Cước với đạo Phật, các tài liệu đãnhận định: “Mối liên hệ giữa thần Độc Cước ở Thanh Hóa với Phật giáo là ở chỗ khitruyền Phật giáo vào Việt Nam, các nhà sư Ân Độ đã thờ thần một bàn chân biểu thị chođạo, diễn ra trong các năm 36, 37, 84, 159, 183...” [1, tr.79]. Để chứng minh luận điểmnày, ngược dòng lịch sử cho thấy, thiết chế của đạo Phật ở Việt Nam ban đầu chưa phảilà chùa chiền, tượng pháp mà khởi đầu việc thờ Phật bắt đầu từ thờ dấu chân Phật Tổ.Điều đó còn truyền lại câu chuyện nhà sư Cà Sa Đồ Lê ở chùa Dâu (Bắc Ninh) dựngmột chân giảng kinh kệ và xoay mình theo hướng mặt trời. Tục thờ thần Độc Cướcchính là ảnh xạ của tục thờ dấu chân của đạo Phật. Những di vật được tìm thấy ở Lạch Trường (Hậu Lộc), một trong những cửabiển lớn của khu vực Bắc Trung bộ, cũng là trung tâm kinh tế chính trị trù mật của xứThanh thời đầu công nguyên. Đáng kể là “cây đèn đồng Lạch Trường” được nhà khảocổ học Thụy Điển, ông O. Janse tìm thấy năm 1935, trong một ngôi mộ gạch có niên đạivào những thế kỷ đầu công nguyên. Cây đèn đồng này có một đặc điểm kỳ lạ: Vừa làđèn, vừa là tượng mang dáng ...

Tài liệu được xem nhiều: