Phát hiện điếc sớm ở trẻ nhỏ
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 111.71 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị điếc càng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời càng có khả năng phục hồi cao, nhất là dưới 2 tuổi. Với những trẻ sinh non, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, mẹ bị bệnh trong khi mang thai… càng phải lưu ý hơn để tránh trường hợp trẻ bị câm do điếc sớm. Trẻ nào có nguy cơ bị điếc? Bé Trần Văn Cảnh, 18 tháng tuổi, trú ở quận Long Biên, Hà Nội được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội khám, vì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát hiện điếc sớm ở trẻ nhỏ Phát hiện điếc sớm ở trẻ nhỏ Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị điếc càng được phát hiện sớm và điềutrị kịp thời càng có khả năng phục hồi cao, nhất là dưới 2 tuổi. Với những trẻsinh non, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, mẹ bị bệnh trong khi mang thai…càng phải lưu ý hơn để tránh trường hợp trẻ bị câm do điếc sớm. Trẻ nào có nguy cơ bị điếc? Bé Trần Văn Cảnh, 18 tháng tuổi, trú ở quận Long Biên, Hà Nội đượcbố mẹ đưa đến Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội khám, vì đến thời điểm này bévẫn chưa bập bẹ nói như các bạn. Theo như người nhà bé Cảnh, mặc dù bốmẹ là người bình thường nhưng sau khi sinh, Cảnh bị nhiễm trùng tai nêngia đình lo ảnh hưởng đến độ nghe của bé. Sau khi khám, bác sĩ kết luận béCảnh bị điếc do vậy không biết nói. Rất may là Cảnh được bố mẹ đưa đếnviện sớm nên khả năng phục hồi của bé cao. Tương tự, bé Phạm Thị Thùy Chi, 17 tháng tuổi được cha mẹ đưa đếnBệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM khám tai vì Chi gần như không đáp ứng vớinhững tiếng động ở xung quanh. Mẹ Chi cho biết: Gia đ ình nội ngoại khôngai bị câm, điếc nên khi bác sĩ kết luận bé Chi bị điếc, chị đã không tin. Khiđược hỏi về tiền sử khi mang thai, mẹ Chi cho biết chị bị mắc bệnh Rubella.Tuy nhiên, siêu âm 3 chiều cho thấy hình ảnh bé Chi phát triển bình thường,không bị dị tật nên chị quyết tâm để đẻ. Khi sinh, Chi bị suy dinh dưỡng bàothai, nặng 2,3kg. Theo BS Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh việnNhi đồng 1, mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai là một trong hai nhómnguyên nhân chính gây điếc hoặc nghe kém ở trẻ em. Đây là điếc bẩm sinhdo bất thường trong quá trình phát triển của bào thai. Nhóm nguyên nhân thứhai là do mắc các bệnh như: Sinh non, nhẹ cân, vàng da, nhiễm trùng tai,viêm màng não… Ảnh hưởng của nghe kém hoặc điếc đến sự phát triển củatrẻ tùy thuộc vào lứa tuổi mắc bệnh. Nếu trẻ bị điếc hoặc nghe kém tronggiai đoạn mới sinh thì nhiều khả năng trẻ sẽ không nói được nếu không đượcphát hiện và điều trị kịp thời. Nếu trẻ mắc chứng nghe kém hoặc điếc sau khiđã biết nói thì việc phát hiện sớm giúp trẻ giao tiếp và học hành tốt hơn. Để phòng ngừa điếc sớm ở trẻ em, BS Đặng Hoàng Sơn khuyến cáonên chích ngừa Rubella cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, điều trị dứt điểm cácbệnh lý đường hô hấp ở trẻ em và tầm soát nghe kém hoặc điếc ở các trẻ cónguy cơ như: Viêm màng não, trẻ sinh non, nhẹ cân, vàng da nặng, nhữngtrẻ có nằm trong các khoa hồi sức sơ sinh hơn 5 ngày. Đây là những biệnpháp giúp phát hiện sớm hoặc ngăn ngừa điếc ở trẻ em. Một nguyên nhân nữa cũng được các chuyên gia y tế đề cập là nguyênnhân do di truyền. Nếu trong gia đình có nhiều người bị câm điếc thì nênđưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra độ nghe của trẻ. Bệnh càng phát hiện sớm,khả năng phục hồi càng cao. Phát hiện sớm như thế nào? Theo BS Đặng Hoàng Sơn, nếu trẻ chỉ cần có một trong những biểuhiện như: Không phản ứng với tiếng động lớn đột ngột; không xoay đầu theohướng giọng nói của người thân; không làm theo hoặc không hiểu các hướngdẫn của cha mẹ; khó khăn trong phát triển ngôn ngữ; nói to hoặc không sửdụng kỹ năng ngôn ngữ thích hợp theo tuổi… thì cần phải đưa trẻ đến bệnhviện để kiểm tra mức độ nghe. Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể thử phản ứng nghe của trẻ ngay từ khitrẻ mới được 5 tháng tuổi bằng cách gọi hoặc gây tiếng động xem trẻ có biếtquay đầu về hướng phát ra tiếng động hay không. Thông thường, trẻ 5 thángtuổi đã có thể biết quay đầu về phía có tiếng động. Trẻ 6 tháng tuổi có thểbập bẹ muốn nói. Trẻ 7- 9 tháng cầm được vật gì ở hai tay có thể đập vàonhau để phát ra tiếng động và rất thích các đồ chơi có tiếng động như quảlắc, chuông, trống… Biết phát âm 2 tiếng đơn giản, biết vỗ tay hoan hô. Trẻ10- 12 tháng hiểu được lời nói đơn giản, phát được 2 âm khó hơn hoặc nhắclại được những câu người lớn dạy, có thể trẻ phát âm không rõ. Trẻ 18 – 24tháng tuổi biết gọi đi tiểu tiện và có thể hát được bài hát ngắn. Vì vậy, nếunghi ngờ trẻ bị điếc (nhất là trong dòng họ có nhiều người bị câm điếc), chamẹ nên cho trẻ đi khám thính giác ở chuyên khoa tai mũi họng để được điềutrị sớm. “Các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ đo điếc thích hợp và hiện đại để pháthiện chứng nghe kém ở trẻ em. Các xét nghiệm này có mức độ chính xác rấtcao và đang ứng dụng tại Bệnh viện Nhi đồng 1”-BS Sơn cho biết. Tại Hà Nội, có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện TaiMũi Họng Trung ương… để khám điếc sớm bằng việc kiểm tra thính lực vớikỹ thuật đo âm ốc tai (OAE) và đo đáp ứng thính giác thân não bằng (ABR)để phát hiện tật điếc ngay cả khi dưới 6 tháng tuổi. Kỹ thuật này được tiếnhành khi trẻ đang ngủ hoặc nằm yên, không đau và rất an toàn. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát hiện điếc sớm ở trẻ nhỏ Phát hiện điếc sớm ở trẻ nhỏ Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị điếc càng được phát hiện sớm và điềutrị kịp thời càng có khả năng phục hồi cao, nhất là dưới 2 tuổi. Với những trẻsinh non, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, mẹ bị bệnh trong khi mang thai…càng phải lưu ý hơn để tránh trường hợp trẻ bị câm do điếc sớm. Trẻ nào có nguy cơ bị điếc? Bé Trần Văn Cảnh, 18 tháng tuổi, trú ở quận Long Biên, Hà Nội đượcbố mẹ đưa đến Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội khám, vì đến thời điểm này bévẫn chưa bập bẹ nói như các bạn. Theo như người nhà bé Cảnh, mặc dù bốmẹ là người bình thường nhưng sau khi sinh, Cảnh bị nhiễm trùng tai nêngia đình lo ảnh hưởng đến độ nghe của bé. Sau khi khám, bác sĩ kết luận béCảnh bị điếc do vậy không biết nói. Rất may là Cảnh được bố mẹ đưa đếnviện sớm nên khả năng phục hồi của bé cao. Tương tự, bé Phạm Thị Thùy Chi, 17 tháng tuổi được cha mẹ đưa đếnBệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM khám tai vì Chi gần như không đáp ứng vớinhững tiếng động ở xung quanh. Mẹ Chi cho biết: Gia đ ình nội ngoại khôngai bị câm, điếc nên khi bác sĩ kết luận bé Chi bị điếc, chị đã không tin. Khiđược hỏi về tiền sử khi mang thai, mẹ Chi cho biết chị bị mắc bệnh Rubella.Tuy nhiên, siêu âm 3 chiều cho thấy hình ảnh bé Chi phát triển bình thường,không bị dị tật nên chị quyết tâm để đẻ. Khi sinh, Chi bị suy dinh dưỡng bàothai, nặng 2,3kg. Theo BS Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh việnNhi đồng 1, mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai là một trong hai nhómnguyên nhân chính gây điếc hoặc nghe kém ở trẻ em. Đây là điếc bẩm sinhdo bất thường trong quá trình phát triển của bào thai. Nhóm nguyên nhân thứhai là do mắc các bệnh như: Sinh non, nhẹ cân, vàng da, nhiễm trùng tai,viêm màng não… Ảnh hưởng của nghe kém hoặc điếc đến sự phát triển củatrẻ tùy thuộc vào lứa tuổi mắc bệnh. Nếu trẻ bị điếc hoặc nghe kém tronggiai đoạn mới sinh thì nhiều khả năng trẻ sẽ không nói được nếu không đượcphát hiện và điều trị kịp thời. Nếu trẻ mắc chứng nghe kém hoặc điếc sau khiđã biết nói thì việc phát hiện sớm giúp trẻ giao tiếp và học hành tốt hơn. Để phòng ngừa điếc sớm ở trẻ em, BS Đặng Hoàng Sơn khuyến cáonên chích ngừa Rubella cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, điều trị dứt điểm cácbệnh lý đường hô hấp ở trẻ em và tầm soát nghe kém hoặc điếc ở các trẻ cónguy cơ như: Viêm màng não, trẻ sinh non, nhẹ cân, vàng da nặng, nhữngtrẻ có nằm trong các khoa hồi sức sơ sinh hơn 5 ngày. Đây là những biệnpháp giúp phát hiện sớm hoặc ngăn ngừa điếc ở trẻ em. Một nguyên nhân nữa cũng được các chuyên gia y tế đề cập là nguyênnhân do di truyền. Nếu trong gia đình có nhiều người bị câm điếc thì nênđưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra độ nghe của trẻ. Bệnh càng phát hiện sớm,khả năng phục hồi càng cao. Phát hiện sớm như thế nào? Theo BS Đặng Hoàng Sơn, nếu trẻ chỉ cần có một trong những biểuhiện như: Không phản ứng với tiếng động lớn đột ngột; không xoay đầu theohướng giọng nói của người thân; không làm theo hoặc không hiểu các hướngdẫn của cha mẹ; khó khăn trong phát triển ngôn ngữ; nói to hoặc không sửdụng kỹ năng ngôn ngữ thích hợp theo tuổi… thì cần phải đưa trẻ đến bệnhviện để kiểm tra mức độ nghe. Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể thử phản ứng nghe của trẻ ngay từ khitrẻ mới được 5 tháng tuổi bằng cách gọi hoặc gây tiếng động xem trẻ có biếtquay đầu về hướng phát ra tiếng động hay không. Thông thường, trẻ 5 thángtuổi đã có thể biết quay đầu về phía có tiếng động. Trẻ 6 tháng tuổi có thểbập bẹ muốn nói. Trẻ 7- 9 tháng cầm được vật gì ở hai tay có thể đập vàonhau để phát ra tiếng động và rất thích các đồ chơi có tiếng động như quảlắc, chuông, trống… Biết phát âm 2 tiếng đơn giản, biết vỗ tay hoan hô. Trẻ10- 12 tháng hiểu được lời nói đơn giản, phát được 2 âm khó hơn hoặc nhắclại được những câu người lớn dạy, có thể trẻ phát âm không rõ. Trẻ 18 – 24tháng tuổi biết gọi đi tiểu tiện và có thể hát được bài hát ngắn. Vì vậy, nếunghi ngờ trẻ bị điếc (nhất là trong dòng họ có nhiều người bị câm điếc), chamẹ nên cho trẻ đi khám thính giác ở chuyên khoa tai mũi họng để được điềutrị sớm. “Các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ đo điếc thích hợp và hiện đại để pháthiện chứng nghe kém ở trẻ em. Các xét nghiệm này có mức độ chính xác rấtcao và đang ứng dụng tại Bệnh viện Nhi đồng 1”-BS Sơn cho biết. Tại Hà Nội, có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện TaiMũi Họng Trung ương… để khám điếc sớm bằng việc kiểm tra thính lực vớikỹ thuật đo âm ốc tai (OAE) và đo đáp ứng thính giác thân não bằng (ABR)để phát hiện tật điếc ngay cả khi dưới 6 tháng tuổi. Kỹ thuật này được tiếnhành khi trẻ đang ngủ hoặc nằm yên, không đau và rất an toàn. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
điếc ở trẻ nhỏ kiến thức y học chăm sóc sức khỏe bệnh thường gặp tài liệu y học thường thứcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chất lượng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
10 trang 189 0 0 -
7 trang 183 0 0
-
4 trang 178 0 0
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 166 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Nhận thức về năng lực thông tin sức khỏe của sinh viên
8 trang 112 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 107 0 0 -
Tài liệu 5 bước bạn nên thực hành để tránh bị sâu răng
7 trang 94 0 0