Danh mục

Phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh (1909-2019)

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu những thành tựu nổi bật của các nhà khảo cổ về văn hóa Sa Huỳnh từ khi phát hiện đến nay. Những nhận thức mới về đặc trưng, tính chất, niên đại, nguồn gốc, chủ nhân và mối quan hệ văn hóa cũng được luận bình thêm trong nghiên cứu; Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản cũng được đề cập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh (1909-2019) TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 9, Số 3, 2019 75–97 PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA SA HUỲNH (1909 - 2019) Lâm Thị Mỹ Dunga* a Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: bebimkch@gmail.com Lịch sử bài báo Nhận ngày 14 tháng 04 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 07 năm 2019 | Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 08 năm 2019 Tóm tắt Năm 1909, một thông báo ngắn do Vinet (1909) công bố về “Phát hiện một kho chum gốm có khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu trong một cồn cát vùng ven biển Sa Huỳnh”. Đây là công bố đầu tiên, mở đầu cho hàng loạt nghiên cứu và khai quật khảo cổ học vào những năm sau đó trên địa bàn huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Đến năm 1923, Labarre tới Sa Huỳnh khai quật, kết quả này đã được Parmentier (1923) công bố trong tác phẩm “Kho mộ chum Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, xứ An Nam” trong Tập san của Trường Viễn đông Bác cổ (tập 24), xuất bản tại Hà Nội, hiện vật trong đợt khai quật được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho đến tận ngày nay. Sau đợt khai quật này, nhiều nghiên cứu khác được công bố, đáng chú ý là thuật ngữ Văn hóa Sa Huỳnh đã được Colani (1936) đề xuất. Sau năm 1975, bên cạnh một số di tích Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước đã phát hiện và nghiên cứu nhiều di tích tiền Sa Huỳnh, Sa Huỳnh và kiểu/giống Sa Huỳnh ở nhiều địa phương khác nhau thuộc miền Trung, Tây Nguyên, và Nam Bộ Việt Nam. Bài viết giới thiệu những thành tựu nổi bật của các nhà khảo cổ về văn hóa Sa Huỳnh từ khi phát hiện đến nay. Những nhận thức mới về đặc trưng, tính chất, niên đại, nguồn gốc, chủ nhân và mối quan hệ văn hóa cũng được luận bình thêm trong nghiên cứu; Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản cũng được đề cập. Từ khóa: Sa Huỳnh cổ điển; Thời đại đồ sắt; Văn hóa Sa Huỳnh; Văn hóa Tiền Sa Huỳnh. DOI: http://dx.doi.org/10.37569/DalatUniversity.9.3.557(2019) Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt Bản quyền © 2019 (Các) Tác giả. Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC-ND 4.0 75 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN KHẢO CỔ HỌC VÀ DÂN TỘC HỌC] DISCOVERING AND RESEARCH OF SA HUYNH CULTURE (1909 - 2019) Lam Thi My Dunga* a The University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi, Vietnam * Corresponding author: Email: bebimkch@gmail.com Article history Received: April 14th, 2019 Received in revised form: July 28th, 2019 | Accepted: August 5th, 2019 Abstract In 1909, a short report by Vinet (1909) announced the Discovery of a depot containing about 200 earthen mortuary containers which was buried not deep in the sand dune in the coastal area of Sa Huynh. This was the first announcement, opening a series of excavations and archaeological research in later years in Ducpho district (Quangngai). In 1923, Labarre went to Sa Huynh to carry out the excavation, and the excavation results were reported in Parmentiers work The depot of Sa Huynh jar burials in Quangngai, An Nam in the journal of the EFEO (volume 24) published in Hanoi. The artifacts obtained from this excavation have been kept at the Museum of Vietnamese History to the present day. After this excavation, many other studies were published, and it is worthy of note that in 1936 the term Sa Huynh culture was proposed by Colani (1936). After 1975, along with the sites belonging to Sa Huynh culture in Quangngai, Vietnamese and foreign archaeologists have recognized and studied many Pre Sa Huynh, Sa Huynh, and Sa Huynh- like cultural sites in various localities in the Central Highlands and Southern Vietnam. The article describes the outstanding achievements of the archaeologists regarding the Sa Huynh culture since its discovery. New insights and knowledge about the nature, characteristics, chronology, origins, owners and cultural relations are also further commented on in this study. Some issues that need further research to conserve and promote the value of the heritage are also mentioned. Keywords: Classic Sa Huynh; Iron age; Pre Sa Huynh culture; Sa Huynh culture. DOI: http://dx.doi.org/10.37569/DalatUniversity.9.3.557(2019) Article type: (peer-reviewed) Full-length research article Copyright © 2019 The author(s). Licensing: This a ...

Tài liệu được xem nhiều: