Phát Họa Chân Dung Người Lính
Số trang: 19
Loại file: pdf
Dung lượng: 284.60 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hơn bốn ngàn năm lập quốc, ngay từ những năm tháng sơ khai, dân tộc ta đã phải đương đầu với tai họa chiến tranh. Cuộc chiến đấu vệ quốc đầu tiên của dân tộc Việt Nam xảy ra dưới thời Hồng Bàng, cách nay hơn 4 ngàn năm. Truyền thuyết kể rằng : “ Đời Hùng Vương thứ 6 có đám giặc gọi là giặc Ân, hùng mạnh lắm, không ai đánh nổi. Vua mới sai sứ đi rao trong nước để tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát Họa Chân Dung Người Lính Thử Phát Họa Chân Dung Người Lính Thời XưaĐÀO ĐỨC NHUẬNHơn bốn ngàn năm lập quốc, ngay từ những năm tháng sơ khai, dân tộc ta đã phải đươngđầu với tai họa chiến tranh. Cuộc chiến đấu vệ quốc đầu tiên của dân tộc Việt Nam xảyra dưới thời Hồng Bàng, cách nay hơn 4 ngàn năm. Truyền thuyết kể rằng : “ Đời HùngVương thứ 6 có đám giặc gọi là giặc Ân, hùng mạnh lắm, không ai đánh nổi. Vua mới saisứ đi rao trong nước để tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Bấy giờ ở làng PhùĐổng, bộ Võ Ninh (nay là huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh) có đứa trẻ xin đi đánh giặcgiúp vua. Sứ giả về tâu vua, vua lấy làm lạ, cho đòi vào chầu. Đứa trẻ ấy xin đúc chomột con ngựa và cái roi bằng sắt. Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ ấy vươn vai mộtcái, tự nhiên người cao lớn lên một trượng, rồi nhảy lên ngựa cầm roi đi đánh giặc.Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc Sơn thì biến đi mất. Vua nhớ ơn, truyềnlập đền thờ ở làng Phù Đổng, về sau phong là Phù Đổng Thiên Vương.” (1). Đứa-trẻ-chiến-binh của làng Phù Đổng – chính là đại biểu của tuổi trẻ Việt Nam, một tuổi trẻ giàulòng yêu nước – trải qua mấy ngàn năm lịch sử vẫn được nhân dân ta gọi là Thánh Gióng! Và hình ảnh của người chiến sĩ đầu tiên đó đã được nhân dân ta nhắc đến với một tấmlòng kính phục và biết ơn sâu sắc :Nhớ xưa đương thuở triều HùngVũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xaTrời thương Bách Việt sơn hàTrong nơi thảo mãng nổi ra kỳ tàiLên ba đang tuổi anh hàiRoi ngà ngựa sắt ra oai trận tiềnMột phen khói lửa dẹp yênSóc Sơn nhẹï gót thần tiên lên trời !Và để tưởng nhớ người chiến binh anh hùng đầu tiên của dân tộc, không biết tự bao giờ,cứ vào ngày 9 tháng Tư âm lịch, nhân dân quanh làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng,thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh lại tổ chức ngày Hội Gióng :Mồng bảy hội KhámMồng tám hội DâuMồng chín đâu đâuThì về hội GióngĐây là một ngày lễ hội thật tưng bừng, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân xâmlăng, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc Việt Nam còn trong thời kỳ non trẻ:Giáo gươm, cờ xí trùng trùng,Hàng năm mở hội tưng bừng vui thay !Nhớ xưa Thánh Gióng tích rày,Uy phong rạng rỡ đến nay còn truyền !Và tiếp sau cuộc chiến đấu hào hùng của người chiến binh làng Gióng, lịch sử nước ta đãphải trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh chống lại nạn xâm lăng của người phương Bắc?Nhân dân ta đã phải chống trả lại bao nhiêu cuộc chiến tranh chống lại nạn quấy phá củacác nước láng giềng Lão Qua, Bồn Man, Chiêm Thành hay của người Nùng, người Tháiở miền thượng du đất Bắc đến người sắc tộc thiểu số thuộc dãy Trường Sơn ? Và nhândân ta đã phải tham gia bao nhiêu cuộc chiến tranh gọi là “mở mang bờ cõi về phươngNam” ? Nhân dân ta đã phải tham gia bao nhiêu cuộc chiến tranh để đàn áp các phongtrào nổi dậy của quần chúng bị áp bức ? Và nhân dân ta đã phải tham gia bao nhiêu cuộcchiến tranh tranh quyền đoạt vị giữa các dòng họ từ loạn 12 sứ quân (945-967) của buổiđầu quốc gia độc lập đến những cuộc đánh nhau giữa Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn,Nguyễn – Tây Sơn với khoảng thời gian 300 năm dài loạn lạc bắt đầu từ ngày Mạc ĐăngDung thoán ngôi vua Lê (1527) đến ngày Nguyễn Ánh thống nhất đất nước lên ngôi cửungũ gọi là vua Gia Long (1802) ? Nói thế không có nghĩa là từ ngày Gia Long trị vì đấtnước ta đã thôi loạn lạc đâu. Thời Gia Long (1802-1819) hàng chục thì từ thời MinhMang (1820-1840) và các vua kế tiếp đã có hàng trăm cuộc dấy loạn của đám nông dânnghèo khổ nổi lên chống lại sự cai trị hà khắc của triều đình nhà Nguyễn.Lịch sử dân tộc đã ghi lại bao nhiêu chiến công oanh liệt của tiền nhân với những tên tuổilẫy lừng từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương đến Ngô Quyền, LýThướng Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung . . . với hàng hàng, lớp lớp nhữngchiến binh anh hùng đã đem xương máu tài bồi cho nền độc lập của Tổ Quốc ! Vậy mà,lịch sử văn học của ta hầu như không để lại một thiên anh hùng ca nào để vinh danh chonhững anh hùng hoặc hữu danh hoặc vô danh của dân tộc, ngoại trừ những đoạn mô tả lạihình ảnh hào hùng của các bậc anh hào nữ kiệt trong các tác phẩm diễn ca lịch sử nhưThiên Nam Ngữ Lục của Vô danh thị hay Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca của Lê Ngô Cát vàPhạm Đình Toái !Và một phần nữa là ở trong Ca Dao.Mà người lính trong ca dao dù có được nhắc đến cũng không phải là nhiều so với nhữngcông trạng, những thử thách, những gian nguy khổ ải mà họ đã phải gánh chịu qua suốtdọc trường kỳ lịch sử của Dân Tộc. Vả lại, ngày nay có căn cứ theo ca dao để phác họalại chân dung của người lính thời xưa thì cũng khó mà phác họa một cách trung thực, bởilẽ, ngay trong thời kỳ quốc gia độc lập, trải qua nhiều triều đại cầm quyền, hình ảnh củangười lính chắc cũng không có những thay đổi gì nhiều trong cách trang phục và nhữngvũ khí mà họ sử dụng. Và sự thay đổi có xảy ra cũng chỉ là từ khi ta chịu ảnh hưởng phầnnào của người Tây phương khi ta bắt đầu giao tiếp với họ bằng con đường tôn giáo vàthương mại. Vả lại, số ca dao còn lai mô tả về người lính cũng không phải là nhiều so vớilượng ca dao đã được sưu tập !Dưới đây, người viết thử phác họa lại hình ảnh của người lính thời xưa, cái thời mà nềnvăn minh của nước ta chưa tiếp xúc với nền văn minh Tây phương. Dĩ nhiên đây chỉ làhình ảnh người lính chiến thời xưa được dân chúng khắc họa một cách không hoàn hảo,và cũng dĩ nhiên là ta không rõ đó là hình ảnh người lính chiến thuộc triều đại nào củalịch sử Việt Nam :Ngang lưng thì thắt bao vàng,Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.Một tay thì cắp hỏa mai,Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền . . .Dưới đây là hình ảnh của người lính thời xưa trong một bài ca dao khác:Lệnh bài sai trẩy Cao BằngCái khăn màu đằng, cái áo màu vangNgang lưng anh thắt đai vàngVai vác quyển súng, tay mang hòm ngòi . . .Và trong một bài khác nữa:Ngang lưng thì thắt cái baoVai vác khẩu súng con dao nạp rừng. . . . . .Vua ban cái áo mĩ miềuNửa nhuộm màu điều, nửa nhuộ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát Họa Chân Dung Người Lính Thử Phát Họa Chân Dung Người Lính Thời XưaĐÀO ĐỨC NHUẬNHơn bốn ngàn năm lập quốc, ngay từ những năm tháng sơ khai, dân tộc ta đã phải đươngđầu với tai họa chiến tranh. Cuộc chiến đấu vệ quốc đầu tiên của dân tộc Việt Nam xảyra dưới thời Hồng Bàng, cách nay hơn 4 ngàn năm. Truyền thuyết kể rằng : “ Đời HùngVương thứ 6 có đám giặc gọi là giặc Ân, hùng mạnh lắm, không ai đánh nổi. Vua mới saisứ đi rao trong nước để tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Bấy giờ ở làng PhùĐổng, bộ Võ Ninh (nay là huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh) có đứa trẻ xin đi đánh giặcgiúp vua. Sứ giả về tâu vua, vua lấy làm lạ, cho đòi vào chầu. Đứa trẻ ấy xin đúc chomột con ngựa và cái roi bằng sắt. Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ ấy vươn vai mộtcái, tự nhiên người cao lớn lên một trượng, rồi nhảy lên ngựa cầm roi đi đánh giặc.Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc Sơn thì biến đi mất. Vua nhớ ơn, truyềnlập đền thờ ở làng Phù Đổng, về sau phong là Phù Đổng Thiên Vương.” (1). Đứa-trẻ-chiến-binh của làng Phù Đổng – chính là đại biểu của tuổi trẻ Việt Nam, một tuổi trẻ giàulòng yêu nước – trải qua mấy ngàn năm lịch sử vẫn được nhân dân ta gọi là Thánh Gióng! Và hình ảnh của người chiến sĩ đầu tiên đó đã được nhân dân ta nhắc đến với một tấmlòng kính phục và biết ơn sâu sắc :Nhớ xưa đương thuở triều HùngVũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xaTrời thương Bách Việt sơn hàTrong nơi thảo mãng nổi ra kỳ tàiLên ba đang tuổi anh hàiRoi ngà ngựa sắt ra oai trận tiềnMột phen khói lửa dẹp yênSóc Sơn nhẹï gót thần tiên lên trời !Và để tưởng nhớ người chiến binh anh hùng đầu tiên của dân tộc, không biết tự bao giờ,cứ vào ngày 9 tháng Tư âm lịch, nhân dân quanh làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng,thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh lại tổ chức ngày Hội Gióng :Mồng bảy hội KhámMồng tám hội DâuMồng chín đâu đâuThì về hội GióngĐây là một ngày lễ hội thật tưng bừng, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân xâmlăng, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc Việt Nam còn trong thời kỳ non trẻ:Giáo gươm, cờ xí trùng trùng,Hàng năm mở hội tưng bừng vui thay !Nhớ xưa Thánh Gióng tích rày,Uy phong rạng rỡ đến nay còn truyền !Và tiếp sau cuộc chiến đấu hào hùng của người chiến binh làng Gióng, lịch sử nước ta đãphải trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh chống lại nạn xâm lăng của người phương Bắc?Nhân dân ta đã phải chống trả lại bao nhiêu cuộc chiến tranh chống lại nạn quấy phá củacác nước láng giềng Lão Qua, Bồn Man, Chiêm Thành hay của người Nùng, người Tháiở miền thượng du đất Bắc đến người sắc tộc thiểu số thuộc dãy Trường Sơn ? Và nhândân ta đã phải tham gia bao nhiêu cuộc chiến tranh gọi là “mở mang bờ cõi về phươngNam” ? Nhân dân ta đã phải tham gia bao nhiêu cuộc chiến tranh để đàn áp các phongtrào nổi dậy của quần chúng bị áp bức ? Và nhân dân ta đã phải tham gia bao nhiêu cuộcchiến tranh tranh quyền đoạt vị giữa các dòng họ từ loạn 12 sứ quân (945-967) của buổiđầu quốc gia độc lập đến những cuộc đánh nhau giữa Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn,Nguyễn – Tây Sơn với khoảng thời gian 300 năm dài loạn lạc bắt đầu từ ngày Mạc ĐăngDung thoán ngôi vua Lê (1527) đến ngày Nguyễn Ánh thống nhất đất nước lên ngôi cửungũ gọi là vua Gia Long (1802) ? Nói thế không có nghĩa là từ ngày Gia Long trị vì đấtnước ta đã thôi loạn lạc đâu. Thời Gia Long (1802-1819) hàng chục thì từ thời MinhMang (1820-1840) và các vua kế tiếp đã có hàng trăm cuộc dấy loạn của đám nông dânnghèo khổ nổi lên chống lại sự cai trị hà khắc của triều đình nhà Nguyễn.Lịch sử dân tộc đã ghi lại bao nhiêu chiến công oanh liệt của tiền nhân với những tên tuổilẫy lừng từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương đến Ngô Quyền, LýThướng Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung . . . với hàng hàng, lớp lớp nhữngchiến binh anh hùng đã đem xương máu tài bồi cho nền độc lập của Tổ Quốc ! Vậy mà,lịch sử văn học của ta hầu như không để lại một thiên anh hùng ca nào để vinh danh chonhững anh hùng hoặc hữu danh hoặc vô danh của dân tộc, ngoại trừ những đoạn mô tả lạihình ảnh hào hùng của các bậc anh hào nữ kiệt trong các tác phẩm diễn ca lịch sử nhưThiên Nam Ngữ Lục của Vô danh thị hay Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca của Lê Ngô Cát vàPhạm Đình Toái !Và một phần nữa là ở trong Ca Dao.Mà người lính trong ca dao dù có được nhắc đến cũng không phải là nhiều so với nhữngcông trạng, những thử thách, những gian nguy khổ ải mà họ đã phải gánh chịu qua suốtdọc trường kỳ lịch sử của Dân Tộc. Vả lại, ngày nay có căn cứ theo ca dao để phác họalại chân dung của người lính thời xưa thì cũng khó mà phác họa một cách trung thực, bởilẽ, ngay trong thời kỳ quốc gia độc lập, trải qua nhiều triều đại cầm quyền, hình ảnh củangười lính chắc cũng không có những thay đổi gì nhiều trong cách trang phục và nhữngvũ khí mà họ sử dụng. Và sự thay đổi có xảy ra cũng chỉ là từ khi ta chịu ảnh hưởng phầnnào của người Tây phương khi ta bắt đầu giao tiếp với họ bằng con đường tôn giáo vàthương mại. Vả lại, số ca dao còn lai mô tả về người lính cũng không phải là nhiều so vớilượng ca dao đã được sưu tập !Dưới đây, người viết thử phác họa lại hình ảnh của người lính thời xưa, cái thời mà nềnvăn minh của nước ta chưa tiếp xúc với nền văn minh Tây phương. Dĩ nhiên đây chỉ làhình ảnh người lính chiến thời xưa được dân chúng khắc họa một cách không hoàn hảo,và cũng dĩ nhiên là ta không rõ đó là hình ảnh người lính chiến thuộc triều đại nào củalịch sử Việt Nam :Ngang lưng thì thắt bao vàng,Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.Một tay thì cắp hỏa mai,Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền . . .Dưới đây là hình ảnh của người lính thời xưa trong một bài ca dao khác:Lệnh bài sai trẩy Cao BằngCái khăn màu đằng, cái áo màu vangNgang lưng anh thắt đai vàngVai vác quyển súng, tay mang hòm ngòi . . .Và trong một bài khác nữa:Ngang lưng thì thắt cái baoVai vác khẩu súng con dao nạp rừng. . . . . .Vua ban cái áo mĩ miềuNửa nhuộm màu điều, nửa nhuộ ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 245 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 241 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 203 0 0 -
4 trang 199 0 0
-
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 120 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 111 0 0 -
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 103 0 0 -
4 trang 69 0 0
-
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 61 0 0 -
Đề tài: Xây dựng dự án khả thi hệ thống quản lý thư viện ĐHQG HN
20 trang 57 0 0