Danh mục

Phát huy thế mạnh về nông nghiệp xanh và du lịch sinh thái trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay ở Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.35 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xác định đúng những ngành kinh tế mà chúng ta có lợi thế hiện nay là nông nghiệp xanh và du lịch sinh thái để từ đó có biện pháp đầu tư kịp thời, biến chúng thành bệ đỡ cho sự phát triển bền vững của nước ta trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy thế mạnh về nông nghiệp xanh và du lịch sinh thái trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay ở Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÁT HUY THẾ MẠNH VỀ NÔNG NGHIỆP XANH VÀ DU LỊCH SINH THÁI TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Giang Khoa Lý luận chính trị, Học viện Ngân hàng TÓM TẮT Việt Nam là quốc gia có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, từng được kỳ vọng sẽ sớm trở thành một “con rồng” mới ở châu Á, sánh ngang với nhóm 4 con rồng châu Á gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore. Tuy nhiên, qua rất nhiều nỗ lực, mục tiêu chúng ta đặt ra tưởng chừng như đạt được trong tầm tay như thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn còn khá xa vời. Vì vậy, chúng ta cần có những điều chỉnh kịp thời trong mô hình phát triển và nâng cao hiệu năng của nhà nước để đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng trì trệ, kém phát triển, có thể cất cánh trong tương lai gần. Để làm được điều đó, cần xác định đúng những ngành kinh tế mà chúng ta có lợi thế hiện nay là Nông nghiệp xanh và du lịch sinh thái để từ đó có biện pháp đầu tư kịp thời, biến chúng thành bệ đỡ cho sự phát triển bền vững của nước ta trong thời gian tới. Từ khóa: nông nghiệp xanh; du lịch sinh thái; lợi thế; Việt Nam; phát triển bền vững Năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, điều này thực sự tác động mạnh mẽđến phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, gia nhập WTO chính là “mởcánh cửa lớn” để Việt Nam bước vào sân chơi toàn cầu. Lẽ tất nhiên, khi tham gia vào “sân chơi” này chúngta cần phải tuân thủ luật chơi, và một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của WTO là các quốc giathành viên cần đảm bảo cho “mở cửa thị trường”. Theo đó, chúng ta phải thực hiện mở cửa thị trường quốcgia cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài bằng cách tháo bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo môitrường cạnh tranh lành mạnh, chất lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng cùng với năng suất lao động cũngnhư giảm thiểu tối đa sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động thương mại bằng các hình thức như trợ giá,bù lỗ. Khi những cơ chế giúp nhà nước có thể che chắn, bảo vệ cho các doanh nghiệp, hàng hóa trong nướcsẽ không còn nữa, buộc nhà nước và các doanh nghiệp phải lựa chọn thận trọng các ngành, các lĩnh vực đểtập trung nguồn lực đầu tư phát triển trong điều kiện các nguồn lực khan hiếm. Chiến lược phát triển theokiểu “gai mít”, tức ngành nào cũng là ngành mũi nhọn, lĩnh vực nào cũng là lĩnh vực trọng điểm sẽ là lựachọn không hiệu quả. Bởi vậy, việc xác định đúng và trúng lợi thế của quốc gia, để từ đó có sự đầu tư đúnghướng là rất cần thiết, bởi “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Cơ sở lý thuyết của việc xác định lợi thế của một quốc gia trong thương mại quốc tế là Lý thuyết lợithế tuyệt đối của Adam Smith; Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo và Lý thuyết Heckscher-Ohlin,của hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher và Bertil Ohlin trong thế kỷ XX. Theo Smith, cácnước nên chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm mà nước đó có chi phí sản xuất thấp hơn và sau đótrao đổi những hàng hóa đó lấy những hàng hóa sản xuất bởi những nước khác. Lập luận cơ bản của AdamSmith là một quốc gia không bao giờ nên tự sản xuất những hàng hóa mà thực tế có thể mua được từ cácnước khác với chi phí thấp hơn. Theo lý thuyết của Ricardo về lợi thế so sánh, sản lượng tiềm năng của thếgiới sẽ lớn hơn nhiều trong điều kiện thương mại tự do không bị hạn chế (so với trong điều kiện hạn chế vềthương mại). Lý thuyết của Ricardo gợi ý rằng người tiêu dùng ở tất cả các quốc gia sẽ được tiêu dùng nhiềuhơn nếu như không có hạn chế trong thương mại giữa các nước. Lý thuyết Heckscher-Ohlin dự báo rằng cácnước sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó và nhập 29 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵngkhẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó. Như vậy, lý thuyếtH-O cố gắng giải thích mô hình của thương mại quốc tế mà ta chứng kiến trên thị trường thế giới. Giống nhưlý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O cho rằng thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích. Vậy, lợi thế kinh tế của Việt Nam hiện nay là gì? Kể từ Đại hội VI của Đảng (năm 1986), kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đổi mớiđược ghi nhận như là một sự đột phá tư duy ngoạn mục khi đưa nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, hộinhập quốc tế, các năng lực sản xuất được giải phóng, khu vực tư nhân phát triển, vốn đầu tư nước ngoài ngàycàng tăng… đưa nước ta từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bước vào quá trình CNH và trở thành nướccó thu nhập trung bình. Thậm chí, trong giai đoạn giữa thập kỷ 90, báo chí nước ngoài đã ca ngợi những thành tựuđó và có nhiều dự báo Việt Nam sẽ cất cánh trước khi bước vào thiên niên kỷ mới. Thế nhưng, sau đó đà pháttriển này đã bị chững lại, và từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế bị rơi vào suy trầm, đứng trước khó khăn, tháchthức nghiêm trọng chưa từng có kể từ khi đổi mới. Nguyên nhân của thực trạng này được xác định là do mô hình tăng trưởng hiện thời dựa vào những nhân tốgiúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời qua như: khai thác tài nguyên thiên nhiên, tăng vốn đầu tư, nhân lựcgiá rẻ,… đã tới hạn khi hiệu quả đầu tư ngày càng thấp, nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt, yếu tố nhânlực giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Bởi vậy, cần tìm ra động lực để duy trì và đẩymạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nếu không, Việt Nam sẽ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, không thể phát triểntrong môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt. Chúng ta xác định ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: