Danh mục

Phát huy vai trò của Phật giáo đối với hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay - vấn đề và giải pháp

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 458.77 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phát huy vai trò của Phật giáo đối với hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay - vấn đề và giải pháp trình bày các nội dung: Phật giáo Việt Nam đối với các hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay; Thực tiễn hoạt động hỗ trợ xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay; Giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy vai trò của Phật giáo đối với hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay - vấn đề và giải pháp PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ XÃ HỘI HIỆN NAY - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP ThS. NGUYỄN THẾ VINH*1 Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh có mong ước “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độclập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được họchành”1, điều đó khẳng định vấn đề an sinh xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệpcách mạng của nước ta. Sau 34 năm đổi mới và phát triển đất nước, bên cạnh những thànhtựu đã đạt được, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề xã hội bức xúc đang thách thức sự phát triển bền vữngcủa đất nước. Trước thực trạng đó, Phật giáo, một trong những tổ chức xã hội lớn,ngày càngcó vai trò quan trọng, góp phần hỗ trợ Nhà nước thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hộitrong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là cơ duyên để Phật giáo Việt Nam có điều kiện gắn chặthơn nữa với sự phát triển bền vững của dân tộc hiện tại và tương lai.2 Từ khóa: Phật giáo, hỗ trợ xã hội, vấn đề, giải pháp. Đặt vấn đề Hoạt động hỗ trợ xã hội là một trong những hoạt động quan trọng, nổi bật củaGiáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiều năm qua. Hoạt động này không nhữngthu hút sự tham gia của giới tăng ni, phật tử mà còn mở rộng đến nhiều tầng lớpnhân dân trong xã hội. Vì vậy, tìm hiểu hoạt động hỗ trợ xã hội của Phật giáo ViệtNam là nhằm đánh giá và phân tích hiện trạng hoạt động này, đồng thời, góp phầntìm hiểu thêm chức năng xã hội của Phật giáo trong điều kiện hiện nay. Qua đây,có thể giúp cho hoạt động này của Phật giáo ngày hiệu quả hơn và là một nguồnlực hỗ trợ cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách xãhội. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo sẽ là một tổ chức xã hội cùng hỗ trợ với chính Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương.* Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập (1995), tập 4, trang 152, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.1882 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...quyền địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, phù hợp với yêu cầu sựphát triển bền vững trong điều kiện hiện nay. Trên tinh thần đó, Phật giáo Việt Namđã kế thừa và phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc, tổ chứcnhiều mô hình, hình thức hỗ trợ đối với những nhóm dân cư yếu thế, bị tổn thươngvươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, góp phần cùng với Đảng và Nhànước giải quyết nhiều vấn đề của xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củangười dân. Hay nói cách khác, Phật giáo Việt Nam đã tích cực tham gia vào côngtác hỗ trợ xã hội. Phương pháp nghiên cứu Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đốivới hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp để nêuvấn đề và phân tích hoạt động này của Phật giáo, chủ yếu tập trung vào các phươngpháp nghiên cứu như sau: Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh để nêu vấn đề; sử dụng các phương pháp phân tích của chủnghĩa duy vật lịch sử và biện chứng để thấy rõ vai trò hỗ trợ xã hội của Phật giáoViệt Nam; tác giả cũng đã sưu tầm, nghiên cứu các văn bản, số liệu, tài liệu từ cácnguồn chính thống như website của Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo hội Phật giáoViệt Nam, tạp chí Lý luận chính trị,… để nêu bật những giá trị thực tiễn của hoạtđộng hỗ trợ xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua. 1. Phật giáo Việt Nam đối với các hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay Ở Việt Nam, vấn đề chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũngnhư tinh thần của nhân dân là mục tiêu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ: “Bảo đảm an sinh xã hội;tiếp tục sửađổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp vàcứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội,nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”. Cụm từ “an sinh xã hội” được chính thức sử dụng tại Đại hội IX của ĐảngCộng sản Việt Nam (4/2001): “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và ansinh xã hội”. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sảnViệt Nam khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW một số vấn đề về chínhsách xã hội giai đoạn 2012-2020 với mục tiêu tổng quát là “tiếp tục cải thiện đời sốngvật chất, tinh thần cho người có công, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản bảo đảm gia đìnhMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 883người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn.Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập,giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng caothu nhập bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân”1(1). Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, xã hội Việt Nam đang nổi lên nhiều vấn đềxã hội đáng quan tâm: Một là,phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng. Chênh lệch vềthu nhập của nhóm dân số giàu nhất so với nhóm dân số nghèo nhất có xu hướngngày càng nới rộng, chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị vẫn cao.Hailà, công cuộc xóa đói giảm nghèo chưa bền vững. Tỷ lệ hộ đã thoát nghèo nhưng vẫnnằm sát chuẩn nghèo, khả năng tái nghèo còn cao, chủ yếu tập trung ở khu vựcnông thôn, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm dân cư khó khăn,dễ tổn thương. Ba là,đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, không ổn định.Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hóa, tình trạng nhiều người dânmất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: