Danh mục

Phát triển các chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 326.83 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày xu hướng toàn cầu hóa và sự cần thiết phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị; kinh nghiệm phát triển các chuỗi giá trị nông sản của một số nước trên thế giới; bài học cho Việt Nam về phát triển các chuỗi giá trị nông sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển các chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam 458 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA PHÁT TRIỂN CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Đỗ Thị Nâng* Tóm tắt: Từ kinh nghiệm phát triển các chuỗi giá trị nông sản của một số quốc gia trên thế giới, cho thấy để phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, Việt Nam cần lưu ý một số bài học như: Trước hết cần đánh giá và lựa chọn nông sản có lợi thế cạnh tranh; Việt Nam cần hướng tới thị trường nông sản giá trị cao bao gồm cả thị trường trong nước và xuất khẩu - nơi mà đòi hỏi nghiêm ngặt hơn về đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhưng người tiêu dùng cũng sẵn lòng trả giá cao hơn; Cần xác định rõ sản phẩm cuối cùng muốn hướng tới; Cần nhận thức rõ giá trị gia tăng được tạo ra ở tất cả các khâu dọc theo chuỗi chứ không chỉ ở riêng một khâu nào đó, từ đó nâng cấp ở tất cả các khâu của chuỗi giá trị; Nhà nước cần thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy mối liên kết 4 nhà, trong đó đặc biệt khuyến khích khu vực doanh nghiệp tư nhân. Từ khóa: Hội nhập, Chuỗi giá trị nông sản, Kinh nghiệm thế giới, Bài học cho Việt Nam Abtract: Experiences in development of agricultural value chains in some countries show that in order to develop agricultural value chains, Vietnam should pay attention to learn from some lessons, such as: Evaluate and select products with advantages; Vietnam also to target high-value agricultural markets, include domestic markets as well as export - where needs more strict quality standards, but consumers are also willing to pay higher prices; It is necessary to clearly identify the final product to be aimed at; It is very important to be aware that the value added generated at all stages along the chain, not just at one stage, so that, it is necessary to upgrade at all stages; The Government needs to implement measures to promote the linkages of 4 stakeholders, especially encourage participation of private enterprises. Keywords: International integration, Agricultural Value chains, the world’s experiences, lessons for Vietnam 1. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Từ sau thập niên 1970s, nền kinh tế thế giới đi theo xu hướng toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Từ đó thúc đẩy các quốc gia tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế để có thể tận dụng các cơ hội cho sự phát triển kinh tế quốc gia đồng thời giảm đi khoảng cách phát triển và khoảng cách về khoa học - công nghệ với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm hình thành nên các phương thức kết hợp sản xuất, hợp tác và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau được mô tả như các chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị là toàn bộ những hoạt * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Email: dothinang@hvtc.edu.vn - Điện thoại: 0982331168 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 459 động cần thiết để đưa một sản phẩm hay dịch vụ từ khái niệm, đi qua các công đoạn sản xuất khác nhau (liên quan đến việc kết hợp giữa chuyển hóa vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất), đưa đến người tiêu dùng sau cùng, và bố trí/thải bỏ sau sử dụng. Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của bất kỳ quốc gia nào, nhất là quốc gia đang phát triển. “Chuỗi giá trị nông sản bao gồm các hoạt động diễn ra ở các cấp độ khác nhau (nông trại, nông thôn và thành thị), bắt đầu với việc cung ứng đầu vào, sản xuất, xử lý, chế biến sản phẩm, phân phối và tái chế. Khi sản phẩm đi qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau đó, các giao dịch diễn ra giữa các tác nhân của chuỗi, tiền và thông tin được trao đổi và giá trị tăng dần” (Da Silva and De Suza Filho, 2007; UNIDO, 2009). Toàn cầu hóa tạo cơ hội cho nông sản của các vùng, địa phương, quốc gia tham gia vào thị trường quốc tế, đứng vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; Từ đó tạo cơ hội để gia tăng thu nhập cho người tham gia, cho vùng, địa phương và cho quốc gia. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đặt ra nhiều thách thức hơn, nhất là đối với các nước đang phát triển, bởi vì khi chuỗi giá trị nông sản được hình thành xuyên biên giới, có thể những người dân ở các quốc gia nghèo sẽ bị nhấn chìm bởi không thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong luật chơi chung. Để tồn tại và phát triển, quốc gia cần phải xác định được những chuỗi giá trị có lợi thế để phát triển; đồng thời phải có các chính sách, sự đầu tư thích đáng (về tài chính, cơ sở hạ tầng, công nghệ,…) để phát triển chuỗi giá trị đã lựa chọn. Từ đó mới có thể tận dụng được những cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại thay vì bị nhấn chìm trong đó. 2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (1) Bài học từ nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan Thái Lan có lịch sử xuất khẩu lúa gạo từ năm 1851 và hiện nay là một trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới cùng với Ấn Độ và Việt Nam. Diện tích trồng lúa của Thái Lan năm 2018 đạt 9,2 triệu ha, với tổng sản lượng gạo xuất khẩu đạt 11,09 triệu tấn và tổng giá trị đạt 5,6 tỷ USD, giá 507 USD/tấn (so với Việt Nam là 7,5 triệu ha, sản lượng xuất khẩu hơn 6 triệu tấn với mức giá 502 USD/tấn, thu về trên 3,03 tỷ USD). Ngay từ giai đoạn những năm trị vì của nhà vua Rama V (giai đoạn 1868-1910), nhà vua đã đặt những ưu tiên hàng đầu đối với các chính sách liên quan đến sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, chú trọng hỗ trợ sản xuất và cải thiện chất lượng gạo bằng việc cải cơ sở hạ tầng thủy lợi, cơ giới hóa đồng ruộng, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, h ...

Tài liệu được xem nhiều: