Danh mục

Phát triển các khu kinh tế - động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.18 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của đề tài này là đánh giá thực trạng phát triển và những đóng góp của các Khu kinh tế trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập, đồng thời, chỉ ra những hạn chế của Khu kinh tế Việt Nam từ đó đề ra một số khuyến nghị về chính sách để các mô hình mới này triển hơn nữa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển các khu kinh tế - động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ - ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP DEVELOPING ECONOMIC ZONES - MOTIVATION FOR PROMOTING THE ECONOMY OF VIETNAM IN THE INTEGRATION PERIOD ThS. Lê Thị Lan – ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt Kể từ năm 2003, Khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam ra đời đánh dấu cho sự phát triển của một mô hình kinh tế mới mang tính chất đột phá về mô hình phát triển cũng như các chính sách ưu đãi để tận dụng lợi thế tự nhiên vào tạo động lực phát triển của các vùng. Sau 12 năm hình thành và phát triển các Khu kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu ban đầu khá tốt. Bên cạnh đó, các Khu kinh tế cũng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy hội nhập kinh tế bằng cách việc thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất nhập khẩu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, xây dựng mô hình đô thị mới hiện đại...Bài viết đánh giá thực trạng phát triển và những đóng góp của các Khu kinh tế trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập, đồng thời, chỉ ra những hạn chế của Khu kinh tế Việt Nam từ đó đề ra một số khuyến nghị về chính sách để các mô hình mới này triển hơn nữa. Từ khóa:Khu kinh tế Việt Nam, hội nhập kinh tế Abstract The first coastal economic zone of Vietnam established in 2003, marking a new breakthough economic development model as well as incentives to take natural advantagesand development motivation of the region. After 12 years of establishment and development, the economic zones of Vietnam have achieved initial success. In addition, the economic zones also contribute significantly to the promotion of economic integration by attracting foreign investment , export promotion, and economic restructuring towards industrialization and buildinga new modern urban model. Key words:the economic zone of Vietnam, economic integration 785 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO.Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ (Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, 2016). Hội nhập kinh tế thế giới đã giúp Việt Nam đi tắt đón đầu bằng cách sử dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ của thế giới để phát triển kinh tế cũng như đặt ra nhiều thử thách trong điều kiện hội nhập trong đó có việc xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển.Khu kinh tế ven biển (KKT) là mô hình mới có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa kinh tế. Khu kinh tế Chu Lai là Khu kinh tế mở đầu tiên ở Việt Nam được thành lập năm 2003 nhằm tạo ra điều kiện và môi trường đặc biệt thuận lợi cho đầu tư và phát triển sản xuất công nghiệp. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập 18 KKT với tổng diện tích đất liền và mặt nước biển hơn 730.000 ha trong đó 15 KKT đã đi vào hoạt động. Tính đến hết năm 2015 các KKT cả nước thu hút được khoảng 300 dự án FDI với tổng mức đầu tư hơn 39 tỷ USD và khoảng 840 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 566 nghìn tỷ đồng (Vụ quản lý KKT, 2015). Các doanh nghiệp trong KKT Việt Nam đã đạt doanh thu gần 10 tỷ USD (9,442 tỷ USD), đóng góp vào ngân sách 1.844 triệu USD, tạo việc làm thường xuyên cho 150 nghìn lao động (Bộ kế hoạch và Đầu tư, 2015). Sự ra đời và phát triển của các KKT đã đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Đó là chủ trương đúng đắn, góp phần tích cực chuyển một bộ phận lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn (khu vực có năng suất lao động thấp) sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Các KKT là động lực góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện hội nhập. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KKT VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về KKT Với những lợi thế so sánh về vị trí địa lý cũng như các điều kiện khác về tài nguyên thiên nhiên và quốc phòng an ninh Chính phủ chủ trương cho phép thành lập và phát triển các KKT biển Việt Nam. Đây được xem như là một bước ngoặt đột phá trong phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế các địa phương có biển nói riêng., hiện có 18 Khu kinh tế ven biển được phê duyệt trong quy hoạch phát triển Khu kinh tế ven biển của cả nước đến năm 2020 với tổng diện tích mặt đất và mặt nước 730.553 ha (tương đương 7.305,53 km2), bằng khoảng 2,2% tổng diện tích của cả nước. Trong đódiện tích của 15 Khu kinh tế ven biển đã đi vào hoạt động là 628,982 ha 786 Bảng 1: Danh sách các KKT Việt Nam Năm Diện Dân số 2014 Ước Dân số Stt Khu kinh tế Tỉnh/ TP thành tích (ha) (người) 2020 (người) lập 1 Chu Lai Quảng Nam 2003 32040 241,844 383,777 2 Dung Quất Quảng Ngãi 2005 45332.0 330,000 395,000 4 3 Vân Phong Khánh Hòa 2005 149,550 238,000 260,000 4 Nhơn Hội Bình Định 2005 12,000 84,000 155,000 5 Nghi Sơn Thanh Hóa 2006 18611.8 150,000 200,000 6 Vũng Áng Hà Tĩnh 2006 22,781 54,049 59,200 7 Châ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: