Phát triển các liên kết chiến lược trong các chuỗi cung ứng ngành hàng thịt - kinh nghiệm thế giới và định hướng giải pháp cho Việt Nam
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 777.92 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu này hướng tới việc làm rõ cơ sở lý thuyết về liên kết chiến lược trong CCU thực phẩm, khai thác các bài học giá trị từ các mô hình liên kết chuỗi theo định hướng chiến lược thành công trong ngành chăn nuôi và cung ứng thịt trên thế giới. Mặt khác, trên cơ sở thu thập các dữ liệu thứ cấp về thực trạng tổ chức và liên kết các CCU ngành hàng thịt ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu cũng hướng tới việc đề xuất các mô hình và giải pháp nhằm phát triển các liên kết chiến lược trong các CCU ngành hàng thịt ở Việt Nam thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển các liên kết chiến lược trong các chuỗi cung ứng ngành hàng thịt - kinh nghiệm thế giới và định hướng giải pháp cho Việt Nam PHÁT TRIỂN CÁC LIÊN KẾT CHIẾN LƯỢC TRONG CÁC CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG THỊT - KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TS. Đặng Thu Hương Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Việt Nam là một quốc gia có tiềm lực rất to lớn trong ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, song với phương thức sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún cùng với hoạt động tổ chức phân phối, kinh doanh còn thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu là những cản trở không nhỏ đối với việc khai thác các giá trị tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời cũng đặt ra những bài toán nan giải trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì vậy, việc phát triển các liên kết chiến lược trong các chuỗi cung ứng (CCU) thực phẩm, trong đó có CCU ngành hàng thịt theo hướng đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là rất cần thiết nhằm mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm, qua đó mang đến lợi ích tốt hơn cho khách hàng cũng như cho toàn bộ các tác nhân khi tham gia trong chuỗi liên kết. Mục tiêu của nghiên cứu này hướng tới việc làm rõ cơ sở lý thuyết về liên kết chiến lược trong CCU thực phẩm, khai thác các bài học giá trị từ các mô hình liên kết chuỗi theo định hướng chiến lược thành công trong ngành chăn nuôi và cung ứng thịt trên thế giới. Mặt khác, trên cơ sở thu thập các dữ liệu thứ cấp về thực trạng tổ chức và liên kết các CCU ngành hàng thịt ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu cũng hướng tới việc đề xuất các mô hình và giải pháp nhằm phát triển các liên kết chiến lược trong các CCU ngành hàng thịt ở Việt Nam thời gian tới. Từ khóa: Chuỗi cung ứng thịt, liên kết chiến lược. DEVELOPING STRATEGIC LINKAGES IN THE MEET SUPPLY CHAINS - THE LESSONS FROM WORLD EXPERIENCE AND SOLUTION ORIENTATION FOR VIETNAM Abstract: Being a country with great potential in the agricultural industry in general and the livestock industry in particular, but Vietnam has limitations of small and fragmented agricultural production methods as well as the lack of close linkage in distribution and trading activities. These limitations are significant obstacle to exploiting the great potential values in the country's economic development, and also poses difficult problems assurance in quality and safety of food. Therefore, it is very important to develop strategic linkages in food supply chains, including meat supply chains in the direction of ensuring quality and safety of food. It is really necessary to bring added value to the product, thereby bringing better benefits to customers as well as to all actors participating in the supply chain. The objective of this study is to clarify the theoretical basis of strategic linkage in food supply chain, exploit valuable lessons from successful models of strategic linked chain in the livestock industry and meat production in the world. On the other hand, 644 on the basis of collecting secondary data on the current status of organization and linkage of meat supply chain in Vietnam, the study also aims to propose model and solutions to develop strategic association in meat supply chain in Vietnam in the coming time. Keywords: Meat supply chain, strategic linkage. 1. Đặt vấn đề Trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành và cụ thể hóa nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và thực phẩm nói riêng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đời sống, trong đó cụ thể hóa Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mà các bên đối tác đều được hưởng lợi, trực tiếp là nông dân. Hiện nay, trên cả nước, ước tính có hàng trăm HTX, hàng vạn trang trại, gia trại chăn nuôi đã và đang tham gia trong các liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi với hàng trăm đơn vị, doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chăn nuôi, chế biến thực phẩm và doanh nghiệp bán lẻ. Trong đó, nhiều cơ sở, doanh nghiệp liên kết đã đưa sản phẩm tiêu thụ trong các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, của hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại các tỉnh, thành phố lớn, góp phần tạo ra các CCU thực phẩm an toàn, đảm bảo điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm.Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn trong việc xây dựng và phát triển số lượng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi và cung ứng thịt trong thời gian qua là quy mô của nhiều tác nhân tham gia trong chuỗi như các cơ sở chăn nuôi, giết mổ ở nhiều địa phương nhiều còn mang tính nhỏ lẻ. Việc tuân thủ theo quy trình kỹ thuật đồng nhất còn gặp khó khăn. Thêm vào đó là tính liên kết giữa người dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Nhận thức của một bộ phận nông dân còn hạn chế, chưa thật sự tuân thủ những ràng buộc trách nhiệm với doanh nghiệp, vẫn có tâm lý bán hàng ra ngoài, phá vỡ cam kết khi giá thị trường lên cao, dẫn tới tình trạng đứt gãy, thiếu sự bền vững trong các chuỗi liên kết hoặc tình trạng khó kiểm soát các thành viên chuỗi. Khi tham gia vào chuỗi liên kết ở mức độ cao như liên kết chiến lược, người nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro; được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp để yên tâm sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm, chất lượng được quản lý. Bên cạnh những lợi ích đó, việc phát triển chuỗi liên kết chiến lược còn góp phần quan trọng trong việc giải bài toán về chất lượng nông sản, nâng cao được giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp một cách bền vững trước những biến động của thị trường. Vì vậy, việc đẩy mạnh cá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển các liên kết chiến lược trong các chuỗi cung ứng ngành hàng thịt - kinh nghiệm thế giới và định hướng giải pháp cho Việt Nam PHÁT TRIỂN CÁC LIÊN KẾT CHIẾN LƯỢC TRONG CÁC CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG THỊT - KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TS. Đặng Thu Hương Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Việt Nam là một quốc gia có tiềm lực rất to lớn trong ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, song với phương thức sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún cùng với hoạt động tổ chức phân phối, kinh doanh còn thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu là những cản trở không nhỏ đối với việc khai thác các giá trị tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời cũng đặt ra những bài toán nan giải trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì vậy, việc phát triển các liên kết chiến lược trong các chuỗi cung ứng (CCU) thực phẩm, trong đó có CCU ngành hàng thịt theo hướng đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là rất cần thiết nhằm mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm, qua đó mang đến lợi ích tốt hơn cho khách hàng cũng như cho toàn bộ các tác nhân khi tham gia trong chuỗi liên kết. Mục tiêu của nghiên cứu này hướng tới việc làm rõ cơ sở lý thuyết về liên kết chiến lược trong CCU thực phẩm, khai thác các bài học giá trị từ các mô hình liên kết chuỗi theo định hướng chiến lược thành công trong ngành chăn nuôi và cung ứng thịt trên thế giới. Mặt khác, trên cơ sở thu thập các dữ liệu thứ cấp về thực trạng tổ chức và liên kết các CCU ngành hàng thịt ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu cũng hướng tới việc đề xuất các mô hình và giải pháp nhằm phát triển các liên kết chiến lược trong các CCU ngành hàng thịt ở Việt Nam thời gian tới. Từ khóa: Chuỗi cung ứng thịt, liên kết chiến lược. DEVELOPING STRATEGIC LINKAGES IN THE MEET SUPPLY CHAINS - THE LESSONS FROM WORLD EXPERIENCE AND SOLUTION ORIENTATION FOR VIETNAM Abstract: Being a country with great potential in the agricultural industry in general and the livestock industry in particular, but Vietnam has limitations of small and fragmented agricultural production methods as well as the lack of close linkage in distribution and trading activities. These limitations are significant obstacle to exploiting the great potential values in the country's economic development, and also poses difficult problems assurance in quality and safety of food. Therefore, it is very important to develop strategic linkages in food supply chains, including meat supply chains in the direction of ensuring quality and safety of food. It is really necessary to bring added value to the product, thereby bringing better benefits to customers as well as to all actors participating in the supply chain. The objective of this study is to clarify the theoretical basis of strategic linkage in food supply chain, exploit valuable lessons from successful models of strategic linked chain in the livestock industry and meat production in the world. On the other hand, 644 on the basis of collecting secondary data on the current status of organization and linkage of meat supply chain in Vietnam, the study also aims to propose model and solutions to develop strategic association in meat supply chain in Vietnam in the coming time. Keywords: Meat supply chain, strategic linkage. 1. Đặt vấn đề Trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành và cụ thể hóa nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và thực phẩm nói riêng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đời sống, trong đó cụ thể hóa Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mà các bên đối tác đều được hưởng lợi, trực tiếp là nông dân. Hiện nay, trên cả nước, ước tính có hàng trăm HTX, hàng vạn trang trại, gia trại chăn nuôi đã và đang tham gia trong các liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi với hàng trăm đơn vị, doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chăn nuôi, chế biến thực phẩm và doanh nghiệp bán lẻ. Trong đó, nhiều cơ sở, doanh nghiệp liên kết đã đưa sản phẩm tiêu thụ trong các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, của hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại các tỉnh, thành phố lớn, góp phần tạo ra các CCU thực phẩm an toàn, đảm bảo điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm.Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn trong việc xây dựng và phát triển số lượng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi và cung ứng thịt trong thời gian qua là quy mô của nhiều tác nhân tham gia trong chuỗi như các cơ sở chăn nuôi, giết mổ ở nhiều địa phương nhiều còn mang tính nhỏ lẻ. Việc tuân thủ theo quy trình kỹ thuật đồng nhất còn gặp khó khăn. Thêm vào đó là tính liên kết giữa người dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Nhận thức của một bộ phận nông dân còn hạn chế, chưa thật sự tuân thủ những ràng buộc trách nhiệm với doanh nghiệp, vẫn có tâm lý bán hàng ra ngoài, phá vỡ cam kết khi giá thị trường lên cao, dẫn tới tình trạng đứt gãy, thiếu sự bền vững trong các chuỗi liên kết hoặc tình trạng khó kiểm soát các thành viên chuỗi. Khi tham gia vào chuỗi liên kết ở mức độ cao như liên kết chiến lược, người nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro; được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp để yên tâm sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm, chất lượng được quản lý. Bên cạnh những lợi ích đó, việc phát triển chuỗi liên kết chiến lược còn góp phần quan trọng trong việc giải bài toán về chất lượng nông sản, nâng cao được giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp một cách bền vững trước những biến động của thị trường. Vì vậy, việc đẩy mạnh cá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuỗi cung ứng thịt An toàn vệ sinh thực phẩm Phương thức sản xuất nông nghiệp Chuỗi cung ứng thực phẩm Chuỗi chăn nuôiTài liệu liên quan:
-
6 trang 337 0 0
-
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây (Passiflora edulis) có ga
8 trang 139 0 0 -
52 trang 51 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
55 trang 50 0 0 -
dinh dưỡng cận đại, độc học, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng: phần 2 - nxb y học
208 trang 43 0 0 -
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men củ kiệu (Allium chinense)
8 trang 42 0 0 -
Giáo trình Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm: Phần 1 - ĐH Y khoa
59 trang 35 0 0 -
67 trang 35 0 0
-
Bài giảng Nhập môn dinh dưỡng học
113 trang 32 0 0 -
An toàn vệ sinh thực phẩm tại các hộ gia đình ở một số tỉnh/thành phố Việt Nam
12 trang 32 0 0