Danh mục

Phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp đổi mới

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.50 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đô thị luôn được coi là nơi nắm giữ các quyền lực về chính trị, kinh tế quan trọng của xã hội và có sức chi phối mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vùng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đóng góp của đô thị về phương diện kinh tế là rất lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp đổi mớiPHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TS. Dương Đức Tâm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Đô thị luôn được coi là nơi nắm giữ các quyền lực về chính trị, kinh tế quantrọng của xã hội và có sức chi phối mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triểncủa vùng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đóng góp của đô thị vềphương diện kinh tế là rất lớn. Các đô thị thường là các trung tâm và là động lựccho sự phát triển kinh tế của đất nước của vùng. Các đô thị là nơi đóng góp phầngiá trị GDP, giá trị công nghiệp - dịch vụ và giá trị tăng trưởng nền kinh tế. Đặcbiệt trong xu thế toàn cầu hiện nay. Để phát triển đô thị bền vững ở nước ta nhất làcác thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng... cần phải hướng tới mục tiêu pháttriển, đó là: Thành phố Xanh, văn hiến, văn minh - hiện đai. Đây chính là phươngchâm hợp lý để phát triển đô thị bền vững. Từ khóa: Phát triển bền vững; thực trạng đô thị ở Việt Nam; Giải pháp chophát triển đô thị bền vững. 1. Những vấn đề chung về đô thị và phát triển đô thị bền vững 1.1. Khái niệm và đặc điểm đô thị ở Việt Nam a. Các khái niệm chung về đô thị - Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạtđộng trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. - Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sốngvà làm việc theo kiểu thành thị. - Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phinông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâmchuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của mộtmiền, lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện. Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triểnkinh tế - xã hội, hệ thống dân cư mà mỗi nước có quy định riêng tuỳ theo yêu cầu vàkhả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơbản, đó là: + Quy mô và mật độ dân số: Quy mô trên 2000 người sống tập trung, mật độtrên 3000 người/km2 trong phạm vi nội thị. 157 + Cơ cấu lao động: Trên 65% lao động là phi nông nghiệp. Như vậy, đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ có số dân từ 2000người trở lên và trên 65% lao động là phi nông nghiệp. Tại Việt Nam quy định đô thị là những thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ vớitiêu chuẩn về quy mô dân số cao hơn, nhưng cơ cấu lao động phi nông nghiệp thấphơn. Điều đó xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước đông dân, đất không rộng,đi từ một nước nông nghiệp lên chủ nghĩa xã hội. Theo Quyết định số 132/HĐBTngày 5/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), quy định đô thị là cácđiểm dân cư, có các yếu tố cơ bản sau đây: - Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. - Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn). - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp >60% trong tổng số lao động, là nơi có sảnxuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển. - Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị. - Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng loại đô thị phù hợp với đặcđiểm từng vùng. b. Đặc điểm kinh tế - xã hội của đô thị - Đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề có tính toàn cầu, bao gồm: Vấn đề môitrường; vấn đề dân số; vấn đề tổ chức không gian và môi trường. - Quan hệ thành thị - nông thôn luôn tồn tại, ngày càng trở nên quan trọng. - Hệ thống thị trường đô thị với những đặc trưng riêng biệt. - Đô thị như là một nền kinh tế quốc dân. - Đô thị mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất, kinh tế vàvăn hóa. 1.2. Đô thị phát triển bền vững Trên thực tế, khái niệm “phát triển đô thị bền vững” rất đa dạng vì nó đề cậpđến nhiều tiêu thức khác nhau, như: về quản lý hành chính đô thi; người ta nhấnmạnh đến mối quan hệ giữa cơ quan công quyền và người dân; Về môi trường thìnhấn mạnh đến thái độ ứng xử của thế hệ hiện tại trong việc khai thác tài nguyên đểdành lại cho các thế hệ mai sau. Hơn nữa, ở mỗi quốc gia, tùy theo từng đặc điểmchính trị, kinh tế, văn h ...

Tài liệu được xem nhiều: