Danh mục

Phát triển đô thị hướng tới phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Số trang: 6      Loại file: docx      Dung lượng: 16.76 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển đô thị hướng tới thành phố bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu với mục tiêu đem đến cho cư dân môi trường an toàn, lành mạnh để sinh sống và làm việc không bị ảnh hưởng bởi những trận ngập lụt; mức độ ô nhiễm không khí, nước và đất được kiểm soát và giảm xuống theo các tiêu chuẩn quốc tế; có tiềm năng về kinh tế. Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về các tiềm năng và trở ngại khi xây dựng phát triển đô thị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển đô thị hướng tới phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1. Hướng tới một thành phố bền vững Phát triển đô thị  hướng tới thành phố  bền vững thích  ứng với biến đổi khí hậu với  mục tiêu đem đến cho cư dân môi trường an toàn, lành mạnh để sinh sống và làm việc   không bị ảnh hưởng bởi những trận ngập lụt; mức độ ô nhiễm không khí, nước và đất  được kiểm soát và giảm xuống theo các tiêu chuẩn quốc tế; có tiềm năng về kinh tế. 2. Tiềm năng và trở ngại Tiềm năng lớn nhất của thành phố  Hồ  Chí Minh chính là các cư  dân của thành phố.   Bằng sự năng động và sáng tạo của mình tạo nền tảng phát triển các dịch vụ hiện đại  và nền kinh tế theo định hướng công nghệ  cao. Để  phát huy tiềm năng này nhà nước  cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục – đào tạo, nâng cao điều kiện sống và làm việc để  thu hút tài năng trẻ. Tạo được một lực lượng lao động có tay nghề là một yếu tố quan   trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Trong thập kỷ qua, tốc độ  phát triển kinh tế của thành phố  được duy trì và phát triển   có nhiều yếu tố trong đó phải kể đến lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước tạo đà thúc   đẩy phát triển và hiện đại hóa kinh tế  của thành phố  so với khu vực. Dự  kiến xu   hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai. Về hạn chế: Tình trạng di dân vào thành phố và mức tăng dân số ngày càng tăng tạo ra  áp lực lên hệ thống quy hoạch đô thị và các chính sách an sinh xã hội do đó điều kiện  sống tốt cho tất cả các tầng lớp dân cư trở lên khó khăn hơn. Nạn tắc nghẽn giao thông vào các giờ  cao điểm  ảnh hưởng đến sự  phát triển bền   vững của thành phố do thiệt hại kinh tế và độ ô nhiễm không khí cao. Hệ thống vệ sinh môi trường hiện nay cũng hạn chế. Nhiều nơi chưa có hệ thống thu   gom và xử  lý nước thải riêng biệt, dẫn đến tình trạng thải trực tiếp nước thải chưa   qua xử lý vào các nguồn nước mặt ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng   đồng. Ngập lụt xảy ra do triều cường và mưa bão, cùng với tác động tổng hợp khi các hiện  tượng này xảy ra cùng một lúc cản trở sự phát triển của thành phố.  Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật đô thị quá tải, nguyên nhân cơ bản là do quá trình phát   triển đô thị hóa với sự phát triển mất cân bằng giữa dân số và hạ tầng kỹ thuật đô thị;   giữa yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và khả  năng đáp ứng của  hạ tầng kỹ thuật đô  thị, giữa cải tạo, nâng cấp và đầu tư  xây dựng mới, đồng bộ  kết cấu hệ  thống hạ  tầng kỹ thuất đô thị của thành phố cần phải được nhìn nhận, đánh giá đúng mức. 3. Định hướng và một số  giải pháp phát triển đô thị  thành phố  Hồ  Chí Minh   theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu ­ Thiết kế thành phố  nén với hệ thống hạ tầng kỹ thuật tích hợp và thông minh theo   điều kiện khí hậu, địa hình và diện mạo đặc trưng của đô thị, điều kiện thực tế, tận  dụng quỹ đất hiệu quả với mục tiêu bảo vệ môi trường. Các “đô thị  nén” nghĩa là đô thị  đông đúc và diện tích nhỏ, từ lâu được xem là những  nơi có môi trường suy thoái (ô nhiễm, tiếng ồn, thiếu không gian và cây xanh). Những   “thành phố vườn” (mật độ  thấp, nơn chuyển tiếp giữa đô thị  và nông thôn, được xây   dựng  ở  vùng ven) thì lại gây ra sự  phát triển lan tỏa của đô thị  ­ một hình thức phát  triển mà hiện nay đã thể  hiện nhiều mặt hạn chế về môi trường, kinh tế  và xã hội.   Ngày nay hình thức đô thị mật độ  cao có vẻ như là mô hình hợp lý để đương đầu với   những thách thức về  môi trường: khoảng cách ngắn, giao thông tích hợp, kiểm soát  được nhu cầu năng lượng và khí thải. Việc xây dựng mô hình đô thị này đòi hỏi chính  sách đúng đắn về  sử  dụng đất: cải tạo các khu trung tâm cũ, các khu nhà máy, xí  nghiệp cũ, các khu ngoại ô xuống cấp… Tài nguyên đất, trước kia được xem là vô hạn  nhờ vào những tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp, thì nay giống như tài nguyên nước   và năng lượng, nó trở thành một yếu tố quyết định trong chiến lược phát triển đô thị. Tuân theo nguyên tắc phòng ngừa, xây dựng kế  hoạch quản lý toàn diện, quy hoạch   không gian và dài hạn, tiết kiệm tài nguyên, tăng cường tái chế, tái sử  dụng và phát  triển các ngành công nghiệp, năng lượng sạch là những yêu cầu khó khăn, cấp bách  nhưng không thể không thực hiện ở những thành phố đang mở rộng nhanh chóng. ­ Một bầu không khí trong lành Ô nhiễm là hậu quả dễ thấy nhất của các mô hình phát triển đô thị đang chiếm ưu thế  hiện nay. Là hậu quả của sử dụng năng lượng thái quá, phát triển giao thông cơ giới ồ  ạt và quản lý rác thải yếu kém, ô nhiễm gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cộng đồng   và môi trường. Tăng trưởng đô thị tại các nước đang phát triển làm gia tăng nhu cầu năng lượng cho  hoạt động kinh tế, giao thông, chiếu sáng và sưởi ấm. Những nguồn năng lượng hiện  có thường gây ô nhiễm rất cao do bản chất của chúng và do công nghệ sử dụng. Thêm  vào đó phải kể  đến lượng xe cơ  giới cũ và việc phá bỏ  các thảm xanh để  mở  rộng   thành phố cũng góp phần đáng kể làm ô nhiểm không khí. ­ Xử lý chất thải Vấn đề chất thải lỏng và rắn có liên hệ với vấn đề phát triển đô thị và những thay đổi   trong thói quen tiêu dùng.  Ở  một số thành phố  đang phát triển, mật độ  đô thị  quá cao  cùng với thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ những người mới đến đã làm cho vấn đề  suy  thoái môi trường ngày càng trầm trọng thêm. Ta có thể tách riêng việc xử lý chất thải  lỏng với chất thải rắn, mặc dù công tác quản lý hai loại chất thải này nói chung thuộc  thẩm quyền của chính quyền địa phương trên cơ  sở các nguyên tắc chung về bảo vệ  môi trường ở cấp quốc gia. Quản lý chất thải có 3 mảng hoạt động: Thu gom, xử lý và lưu trữ. Công tác thu gom   và một phần công tác phân loại, tái sử  dụng và tái chế  thường do khu vực phi chính  quy thực hiện.  Ở  các thành phố  đang phát triển, công việc này thường là do những   người nghèo đảm nhận. Vấn đề  thách thức hiện nay là tổ  chức các kênh xử  lý chất   thải có khả  năng giải quyết được lượng rác thu gom ngày càng tăng. Cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: