Danh mục

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 300.77 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung nghiên cứu trường hợp làng nghề truyền thống dệt lụa Vạn Phúc - Hà Nội, bởi đây là một ngôi làng có lịch sử làm nghề hơn 1000 năm, đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động cùng với sự biến động của kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông)196 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI (Nghiên cứu trường hợp làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông) Phạm Thị Bích Thuỷ Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Những năm gần đây, các làng nghề thủ công truyền thống đang ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hoá lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ lành nghề qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng. Du lịch làng nghề thủ công truyền thống không chỉ là tiềm năng cho ngành du lịch mà cho cả sự phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay. Bài báo này tập trung nghiên cứu trường hợp làng nghề truyền thống dệt lụa Vạn Phúc  Hà Nội, bởi đây là một ngôi làng có lịch sử làm nghề hơn 1000 năm, đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động cùng với sự biến động của kinh tế  chính trị  xã hội của đất nước. Từ khoá: Du lịch, du lịch làng nghề thủ công truyền thống, sản phẩm du lịch. Nhận bài ngày 04.5.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.5.2018 Liên hệ tác giả: Phạm Thị Bích Thuỷ; Email: ptbthuy@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Việt Nam hiện có hơn năm nghìn làng nghề và làng có nghề trong đó có khoảng 1700làng nghề đã được công nhận, phân bố dọc theo chiều dài của đất nước, tập trung nhiềunhất ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, như các tỉnh/ thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh,Bắc Giang, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình... Những năm qua, nhiều làng nghề đã tận dụng lợi thế sẵn có để khai thác tiềm năng dulịch và đã đạt được những thành công nhất định, trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịchtrong và ngoài nước. Là “mảnh đất trăm nghề”, thủ đô Hà Nội đã thu hút số lượng lớnkhách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng, mua sắm tại các làng nghề truyền thống nhưlàng dệt lụa Vạn Phúc, làng Nón Chuông, làng gốm Bát Tràng, làng sơn mài Bối Khê... Dulịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội đã được nhiều chuyên gia đánh giá là loại hình dulịch có nhiều tiềm năng, đa dạng, phong phú và đem lại lợi ích kép đối với sự phát triển dulịch trên địa bàn Thủ đô cũng như khả năng bảo tồn, khôi phục đối với các làng nghềtruyền thống. Làng nghề không chỉ là nơi sản xuất ra các sản phẩm thủ công độc đáo, tinhTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018 197xảo mà còn là môi trường văn hoá lưu giữ tinh hoa nghệ thuật, phong tục tập quán củatừng nhóm cộng đồng người Việt. Với những giá trị đó, làng nghề chính là tài nguyên, làcơ sở để xây dựng lên những sản phẩm du lịch đặc thù. Ngược lại, du lịch sẽ tạo động cơ,lí do để làng nghề tồn tại, tự đổi mới, chuyển mình cho phù hợp với nhu cầu hiện tại.Có thể nói rằng du lịch đã thổi sức sống mới cho nhiều làng nghề trong xã hội đương đạingày nay. Làng lụa Vạn Phúc (hay còn gọi là làng lụa Hà Đông) thuộc phường Vạn Phúc, quậnHà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 10km, nằm ven bờ sông Nhuệ. Đây làlàng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng và là một trong những làng nghề lâu đời bậc nhấtViệt Nam. Quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế  xã hội đã đưa Vạn Phúc trở thànhmột điểm đến du lịch hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnhnhững thành quả đã đạt được, thì trong quá trình chuyển mình để phát triển, du lịch làngnghề cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm thích đáng để đảm bảo sự công bằng vàhài hoà về lợi ích, cũng như đảm bảo mục tiêu bền vững, lâu dài.2. NỘI DUNG2.1. Lịch sử làng nghề Vạn Phúc Vạn Phúc được biết đến là làng nghề dệt lụa cổ truyền lâu đời bậc nhất Việt Nam.Theo truyền thuyết, cách đây khoảng hơn 1100 năm, bà A Lã Thị Nương, vợ của CaoBiền, Thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo, đã dạy dân cách làm ăn và truyềnnghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng. Tơ lụa Vạn Phúc có nhiềuloại: lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kì, cầu, đũi... Song có lẽ nổi tiếngnhất là lụa vân – loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt. Ca dao đã có câu ca ngợi:“The La, lĩnh Bởi, chổi Phùng/ Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn”. Cùng với thời gian, lụa Vạn Phúc đã được nhiều nơi biết đến. Năm 1931, lụa VạnPhúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille và Paris và được ngườiPháp đánh giá là sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương. Sau đó, sản phẩm lụa VạnPhúc được xuất khẩu sang hầu hết các nước Đông Âu và nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2012, làng nghề Vạn Phúc đã được tổ chức kỉ lục Việt Nam đề cử vào Top 10làng nghề truyền thống lâu đời nhất. Năm 2014, làng Vạn Phúc đã được công nhận là“Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâmsách kỉ lục Việt Nam trao tặng. Vạn Phúc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: