Danh mục

Phát triển du lịch văn hoá Sơn La qua lễ hội mùa xuân, thực trạng và giải pháp

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.14 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến phát triển du lịch văn hóa thông qua một số lễ hội mùa xuân của dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La: Lễ hội đền Nàng Han và đua thuyền truyền thống trên sông Đà huyện Quỳnh Nhai, lễ hội đền vua Lê Thái Tông, lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La, lễ hội Hết Chá tại Mộc Châu. Bài viết cũng phân tích thực trạng lễ hội hiện nay và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển du lịch văn hoá Sơn La qua lễ hội mùa xuân, thực trạng và giải phápTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 120 - 131PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ SƠN LA QUA LỄ HỘI MÙA XUÂN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Thị Huyền, An Thị Hồng Hoa Trung tâm Nghiên cứu văn hoá các dân tộc Tây Bắc, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bài báo đề cập đến phát triển du lịch văn hóa thông qua một số lễ hội mùa xuân của dân tộcThái trên địa bàn tỉnh Sơn La: Lễ hội đền Nàng Han và đua thuyền truyền thống trên sông Đà huyện QuỳnhNhai, lễ hội đền vua Lê Thái Tông, lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La, lễ hội Hết Chá tại Mộc Châu. Bài báocũng phân tích thực trạng lễ hội hiện nay và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa trên địa bàntỉnh Sơn La. Từ khoá: du lịch văn hoá, lễ hội truyền thống, các dân tộc Sơn La1. Mở đầu Sơn La được biết đến là vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc vềẩm thực, phong tục tập quán, các di tích lịch sử văn hoá, trong đó lễ hội là một thành tố quantrọng cấu thành nên đặc trưng văn hoá các tộc người. Lễ hội đã trở thành một phần không thểthiếu, là món ăn tinh thần có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của đồng bào các dân tộc nơiđây. Bởi vậy, nghiên cứu và giới thiệu về một số lễ hội mùa xuân tiêu biểu ở Sơn La có ýnghĩa thiết thực nhằm phát hiện những nét đặc trưng, riêng biệt của các dân tộc Sơn La; gópphần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp đó; đồng thời góp phần quảng bá cho các lễhội nhằm thu hút khách du lịch đến với Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung ngàycàng nhiều hơn.2. Nội dung2.1. Lễ hội và du lịch văn hoá2.1.1. Du lịch văn hoá Hiện nay, du lịch có rất nhiều hình thức như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, dulịch mạo hiểm, du lịch giáo dục, du lịch chữa bệnh… trong đó du lịch văn hóa được xác địnhlà loại hình phù hợp với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trongđó có Việt Nam. Du lịch văn hóa được hiểu là “hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóadân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống” [3]. Du lịch văn hóa có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển; đồng thời mang lại nguồn lợi lớn cho cư dân, gópphần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương; cùng với đó, du lịch văn hóa cònnhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng, quảng bá hình ảnh tươiđẹp của quê hương đất nước đến với du khách từ khắp mọi nơi. Với loại hình du lịch văn hóa, “tiềm năng phát triển chủ yếu dựa vào những sản phẩmvăn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo rasức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới” [3]. Như vậy, để phátNgày nhận bài: 16/9/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016Liên lạc: Nguyễn Thị Huyền, e - mail: Nguyenhuyenth1990@gmail.com 120triển được loại hình du lịch này yếu tố chính là phải dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đadạng trong bản sắc văn hoá tộc người, trong đó lễ hội – nơi kết tinh các giá trị văn hoá, tinhthần từ ngàn xưa để lại của mỗi tộc người trở thành thành tố quan trọng nhất.2.1.2. Lễ hội Lễ hội có thể hiểu là“hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn dâncư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại một sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sửhay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử văn hoá của con người vớithiên nhiên thần thánh và con người với xã hội” [3]. Lễ hội thường gồm 2 phần, phần lễ vàphần hội. “Lễ là những nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩanào đó” [2], “Hội là cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặcnhân dịp đặc biệt” [2]. Như vậy có thể thấy, “lễ” và “hội” là hai yếu tố có “mối quan hệtương hỗ tồn tại trong sự thống nhất” [1]. Trong một cuộc lễ với quy mô từ cấp làng bản trởlên bao giờ cũng phải có “phần hội”, đồng thời không có hội nào không kèm theo lễ. Lễ vàhội luôn quyện vào nhau, bổ sung cho nhau, cùng phản ánh hiện thực của cuộc sống. Vì thế,có người gọi là “lễ hội” nhưng cũng có người gọi là “hội lễ” tuỳ thuộc vào từng loại lễ hộimà nhấn mạnh mặt này hay mặt kia. Trong thực tế, xã hội ngày càng phát triển, lễ hội càng đóng vai trò quan trọng trongđời sống văn hoá của cộng đồng, nhất là đối với khu vực miền núi nơi có đông thành phầndân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi cộng đồng, mỗi tộc người đều có những lễ hội khác nhau vềnội dung, phương thức, cách thức thể hiện song nét chung của các lễ hội đều nhằm thoả mãncác nhu cầu về đời sống văn hoá tinh thần không chỉ đối với bản thân các dân tộc khởi thuỷcủa lễ hội mà còn có ý nghĩa đối với cả cộng đồng. Tham dự lễ ...

Tài liệu được xem nhiều: