Phát triển khu kinh tế ven biển – từ lý thuyết đến thực tiễn Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 734.94 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách xây dựng và vận hành khu kinh tế ven biển ở Việt Nam, từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình kinh tế này trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển khu kinh tế ven biển – từ lý thuyết đến thực tiễn Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 65 PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN – TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Dung1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Đối với Việt Nam, việc xây dựng và phát triển các khu kinh tế ven biển nhằm phát huy lợi thế sẵn có, tạo động lực phát triển các vùng kinh tế trọng điểm luôn đóng vai trò, vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, thành tựu của các khu kinh tế ven biển ở nước ta còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đề ra. Bài báo tập trung luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách xây dựng và vận hành khu kinh tế ven biển ở Việt Nam, từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình kinh tế này trong thời gian tới. Từ khóa: Khu kinh tế, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế tự do, đặc khu kinh tế 1. MỞ ĐẦU Xét theo nghĩa rộng, tất cả các khu vực địa lý được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao… đều được gọi là khu kinh tế (KKT). Theo nghĩa hẹp, KKT là một khu vực có ranh giới địa lý xác định, xây dựng theo hướng kinh doanh tổng hợp (gồm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục…) và hướng ngoại; hoạt động theo mô hình “khu trong khu” (gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu đô thị…). Quan điểm nghiên cứu của tác giả bài báo theo nghĩa hẹp của khái niệm KKT. Ở Việt Nam, vai trò của mô hình KKT ở các vùng ven biển (còn gọi là KKT ven biển) đối với phát triển kinh tế vùng và cả nước đã được đặt ra từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Vào năm 2003, định hướng phát triển kinh tế dựa trên việc xây dựng các KKT được hiện thực hóa khi KKT ven biển đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành 1 Nhận bài ngày 01.03.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016 Liên hệ tác giả: Nguyễn Ngọc Dung; Email: nndung@daihocthudo.edu.vn TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 66 lập, đó là KKT mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã có 16 KKT được thành lập và đi vào hoạt động, được phân bố ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả 03 miền Bắc, Trung, Nam với tổng diện tích mặt đất và mặt nước lên tới 814.792 ha1. Trải quả hơn một thập kỷ, sự phát triển của các KKT ven biển với những ưu đãi về đất đai, hạ tầng, chính sách thuế…, đã góp phần mang lại những thành tựu nhất định trong phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước… Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các KKT ven biển còn thấp, cơ chế hoạt động còn nhiều bất cập, chưa thể hiện được vai trò “đầu tàu kinh tế” như mục tiêu và yêu cầu đề ra. Bài toán phát triển KKT ven biển nhằm tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, vùng và cả nước cho đến nay vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng. Do đó, nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn liên quan đến mô hình KKT, từ đó xác định hướng đi phù hợp, hiệu quả và bền vững cho sự phát triển của mô hình này ở Việt Nam là vấn đề mang tính cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến phát triển KKT Từ những năm 50 của thế kỷ XX, khái niệm cực tăng trưởng lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Pháp François Perroux (1903-1987) và tiếp tục được các nhà kinh tế sau này kế thừa và phát triển, đã trở thành nền tảng quan trọng cho việc phân tích các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế vùng. Theo đó, việc hình thành các “cực tăng trưởng” từ những nơi có tiềm năng phát triển nhất của vùng, tạo sức lan tỏa ra các khu vực xung quanh được coi là bước đi hiệu quả trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế vùng. Việc phát triển các cực tăng trưởng này có tác dụng hút dòng hàng hóa nguyên liệu và lao động của các khu vực khác trong vùng, thậm chí ngoài vùng, tạo nên một tập hợp các liên kết kinh tế giữa cực tăng trưởng với các vùng xung quanh [1]. Lý thuyết này đã thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các mô hình phát triển cân đối theo không gian và mô hình ưu tiên tập trung phát triển kinh tế cho các vùng tụt hậu tỏ ra không còn hiệu quả trong điều kiện nguồn lực là hữu hạn. Trung Quốc là một điển hình trong việc xây dựng thành công các cực tăng trưởng là các đặc KKT, thành phố mở cửa ở các vùng ven biển, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong phạm vi nội vùng cũng như các vùng lân cận trong nội địa. Bài học đầu tiên của Trung Quốc là vấn đề lựa chọn địa điểm xây dựng ĐKKT. Các ĐKKT của Trung Quốc được lựa chọn xây dựng ở những địa điểm có vị trí rất đặc biệt, tạo thuận lợi cho chiến lược mở rộng 1 Nguồn: Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 67 giao lưu kinh tế với bên ngoài. Hầu hết các ĐKKT được xây dựng ở các khu vực ven biển, gần với các khu vực kinh tế, tài chính năng động; đồng thời, là những nơi tập trung nhiều Hoa Kiều như Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan. Với lợi thế đó, các ĐKKT sẽ trở thành địa bàn thu hút đầu tư của các Hoa Kiều và những nhà tư bản từ những nơi đó vào đại lục. Ví dụ, địa điểm xây dựng các ĐKKT là Thâm Quyến và Sán Đầu gần với Hồng Kông, Chu Hải gần Macao và Hạ môn gần Đài Loan. Riêng đối với ĐKKT Hải Nam, tuy không nằm kề các khu vực có lợi thế về vốn và công nghệ như 4 ĐKKT trên, nhưng ĐKKT Hải Nam lại nằm trọn trên một tỉnh, với vị trí biển đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển khu kinh tế ven biển – từ lý thuyết đến thực tiễn Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 65 PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN – TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Dung1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Đối với Việt Nam, việc xây dựng và phát triển các khu kinh tế ven biển nhằm phát huy lợi thế sẵn có, tạo động lực phát triển các vùng kinh tế trọng điểm luôn đóng vai trò, vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, thành tựu của các khu kinh tế ven biển ở nước ta còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đề ra. Bài báo tập trung luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách xây dựng và vận hành khu kinh tế ven biển ở Việt Nam, từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình kinh tế này trong thời gian tới. Từ khóa: Khu kinh tế, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế tự do, đặc khu kinh tế 1. MỞ ĐẦU Xét theo nghĩa rộng, tất cả các khu vực địa lý được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao… đều được gọi là khu kinh tế (KKT). Theo nghĩa hẹp, KKT là một khu vực có ranh giới địa lý xác định, xây dựng theo hướng kinh doanh tổng hợp (gồm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục…) và hướng ngoại; hoạt động theo mô hình “khu trong khu” (gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu đô thị…). Quan điểm nghiên cứu của tác giả bài báo theo nghĩa hẹp của khái niệm KKT. Ở Việt Nam, vai trò của mô hình KKT ở các vùng ven biển (còn gọi là KKT ven biển) đối với phát triển kinh tế vùng và cả nước đã được đặt ra từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Vào năm 2003, định hướng phát triển kinh tế dựa trên việc xây dựng các KKT được hiện thực hóa khi KKT ven biển đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành 1 Nhận bài ngày 01.03.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016 Liên hệ tác giả: Nguyễn Ngọc Dung; Email: nndung@daihocthudo.edu.vn TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 66 lập, đó là KKT mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã có 16 KKT được thành lập và đi vào hoạt động, được phân bố ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả 03 miền Bắc, Trung, Nam với tổng diện tích mặt đất và mặt nước lên tới 814.792 ha1. Trải quả hơn một thập kỷ, sự phát triển của các KKT ven biển với những ưu đãi về đất đai, hạ tầng, chính sách thuế…, đã góp phần mang lại những thành tựu nhất định trong phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước… Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các KKT ven biển còn thấp, cơ chế hoạt động còn nhiều bất cập, chưa thể hiện được vai trò “đầu tàu kinh tế” như mục tiêu và yêu cầu đề ra. Bài toán phát triển KKT ven biển nhằm tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, vùng và cả nước cho đến nay vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng. Do đó, nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn liên quan đến mô hình KKT, từ đó xác định hướng đi phù hợp, hiệu quả và bền vững cho sự phát triển của mô hình này ở Việt Nam là vấn đề mang tính cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến phát triển KKT Từ những năm 50 của thế kỷ XX, khái niệm cực tăng trưởng lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Pháp François Perroux (1903-1987) và tiếp tục được các nhà kinh tế sau này kế thừa và phát triển, đã trở thành nền tảng quan trọng cho việc phân tích các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế vùng. Theo đó, việc hình thành các “cực tăng trưởng” từ những nơi có tiềm năng phát triển nhất của vùng, tạo sức lan tỏa ra các khu vực xung quanh được coi là bước đi hiệu quả trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế vùng. Việc phát triển các cực tăng trưởng này có tác dụng hút dòng hàng hóa nguyên liệu và lao động của các khu vực khác trong vùng, thậm chí ngoài vùng, tạo nên một tập hợp các liên kết kinh tế giữa cực tăng trưởng với các vùng xung quanh [1]. Lý thuyết này đã thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các mô hình phát triển cân đối theo không gian và mô hình ưu tiên tập trung phát triển kinh tế cho các vùng tụt hậu tỏ ra không còn hiệu quả trong điều kiện nguồn lực là hữu hạn. Trung Quốc là một điển hình trong việc xây dựng thành công các cực tăng trưởng là các đặc KKT, thành phố mở cửa ở các vùng ven biển, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong phạm vi nội vùng cũng như các vùng lân cận trong nội địa. Bài học đầu tiên của Trung Quốc là vấn đề lựa chọn địa điểm xây dựng ĐKKT. Các ĐKKT của Trung Quốc được lựa chọn xây dựng ở những địa điểm có vị trí rất đặc biệt, tạo thuận lợi cho chiến lược mở rộng 1 Nguồn: Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 67 giao lưu kinh tế với bên ngoài. Hầu hết các ĐKKT được xây dựng ở các khu vực ven biển, gần với các khu vực kinh tế, tài chính năng động; đồng thời, là những nơi tập trung nhiều Hoa Kiều như Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan. Với lợi thế đó, các ĐKKT sẽ trở thành địa bàn thu hút đầu tư của các Hoa Kiều và những nhà tư bản từ những nơi đó vào đại lục. Ví dụ, địa điểm xây dựng các ĐKKT là Thâm Quyến và Sán Đầu gần với Hồng Kông, Chu Hải gần Macao và Hạ môn gần Đài Loan. Riêng đối với ĐKKT Hải Nam, tuy không nằm kề các khu vực có lợi thế về vốn và công nghệ như 4 ĐKKT trên, nhưng ĐKKT Hải Nam lại nằm trọn trên một tỉnh, với vị trí biển đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khu kinh tế Khu kinh tế ven biển Khu kinh tế tự do Đặc khu kinh tế Chiến lược phát triển kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 84 0 0
-
8 trang 76 0 0
-
Nghiên cứu khả năng cạnh tranh khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa và một số vấn đề đặt ra
12 trang 54 0 0 -
Thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững: Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp
9 trang 54 0 0 -
Phát triển chuỗi cung ứng bền vững: Một số khía cạnh lý thuyết và minh họa tại Tập đoàn An Thái
8 trang 43 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Savannakhet theo hướng bền vững
167 trang 37 0 0 -
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Địa lí có đáp án - Bộ Giáo dục và đào tạo (Đề chính thức)
7 trang 30 0 0 -
Phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam thực trạng và một số bài học
14 trang 30 0 0 -
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương (2019): Bài 8 - Nguyễn Xuân Thành
14 trang 28 0 0 -
Giải pháp phát triển bền vững các khu kinh tế - khu công nghiệp của Việt Nam
7 trang 27 0 0