Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình năm 2015 và triển vọng phát triển
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 317.20 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Thái Bình là một trong những địa phương đi đầu trong hiện thực hóa chủ trương ấy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình năm 2015 và triển vọng phát triển PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2015 VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN Phạm Chí Thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Tóm tắt Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Thái Bình là một trong những địa phương đi đầu trong hiện thực hóa chủ trương ấy. Kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định nhưng cũng còn tồn tại nhiều khuyết điểm, hạn chế. Do vậy, kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình cần được đánh giá một cách khách quan, toàn diện qua đó có những giải pháp quyết liệt, trọng tâm để tăng cường hiệu quả công tác này trong thời gian tới. 1. Giới thiệu chung Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thái Bình phía Bắc giáp Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.545.84 km2. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thị xã, 284 xã, phường, thị trấn. 207 Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Thái Bình là một trong những địa phương đi đầu trong hiện thực hóa chủ trương ấy, với tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh tính đến năm 2015 ước đạt khoảng gần 23.930,7 tỷ đồng, số xã đạt chuẩn lên 165 xã, chiếm 62,7% tổng số xã trên toàn tỉnh. Xây dựng nông thôn mới thành công ở Thái Bình cũng gắn liền với thành quả của công tác xóa đói giảm nghèo, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Sau 4 năm, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 8,5% xuống còn 3,32%. Thành tựu đạt được ấy là nhờ giải pháp huy động lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực của tỉnh Thái Bình trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kết quả xây dựng nông thôn mới năm 2013-2014, toàn tỉnh có 85 xã (chiếm 32,32%) đạt chuẩn nông thôn mới, (NTM); đến hết năm 2015 có: 79 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí (chiếm 30,04%); 13 xã đạt 15 - 18 tiêu chí (chiếm 4,56%); 80 xã đạt 10 - 14 tiêu chí (chiếm 30,42%); 6 xã đạt 9 tiêu chí (chiếm 3,42%); bình quân đạt 16,53 tiêu chí/xã, tăng trên 11 tiêu chí so với năm 2010 (trong đó, có: 240 xã đạt tiêu chí 10 về thu nhập, 261 xã đạt tiêu chí 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, 196 xã đạt tiêu chí 11 về tỷ lệ hộ nghèo, 185 xã đạt tiêu chí 17 về môi trường). Dự kiến hết năm 2015 có thêm 80 xã (chiếm 62,7% tổng số xã) đạt chuẩn NTM, vượt 95 xã so với mục tiêu kế hoạch đề ra. 2. Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình 2.1. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn Theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Bình, năm 2015 tổng sản phẩm GRDP trong tỉnh ước đạt 42.816,5 tỷ đồng, tăng 9,76% so năm 2014, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011-2015 và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Tổng giá trị sản xuất ước tăng 11,02%, trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 4,19%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,12%; thương mại - dịch vụ tăng 9,7%. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 30,15 triệu đồng, tăng 11,7% so với năm 2014. Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển toàn diện, chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa; khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh đồng bằng ven biển và truyền thống thâm canh. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2015 (giá so sánh năm 2010) ước đạt 23.930,7 tỷ đồng, gấp 1,2 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 3,9%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 3,06%/năm; chăn nuôi tăng 5,6%/năm; thủy sản tăng 9,07%/năm. Cơ cấu nội 208 bộ ngành chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản. Đến năm 2015, tỷ trọng trồng trọt chiếm 53,2% giá trị ngành nông nghiệp, giảm 5,7% so với năm 2010; chăn nuôi chiếm 42,3%, tăng 5,5%; tỷ trọng thủy sản chiếm 16,1% tổng giá trị ngành nông, lâm, thủy sản, tăng 3,5% so với năm 2010. Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh; kết cấu hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, mức độ cơ giới hóa và xây dựng các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm được tăng cường, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tăng thu nhập cho nhân dân. Cơ cấu cây trồng, mùa vụ có chuyển biến tích cực; năng suất, chất lượng và hiệu quả tăng lên rõ rệt. Năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 131 tạ/ha, tăng 0,72% (+0,94 tạ/ha) so với bình quân giai đoạn 5 năm trước; tăng tỷ trọng lúa chất lượng cao và diện tích cây màu, cây vụ đông có giá trị kinh tế cao đã góp phần tăng giá trị sản xuất trên mỗi ha canh tác. Năm 2015 diện tích lúa ngắn ngày chiếm 96% tổng diện tích, tăng 3,4% so với năm 2010; lúa chất lượng cao chiếm 30% diện tích gieo trồng; tổng diện tích cây màu và vụ đông đạt 65.700 ha, tăng 3,4% so với năm 2010; sản lượng lương thực giữ ổn định trên 1 triệu tấn/năm. Các giống cây trồng vật nuôi mới, có ưu thế vượt trội về năng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình năm 2015 và triển vọng phát triển PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2015 VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN Phạm Chí Thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Tóm tắt Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Thái Bình là một trong những địa phương đi đầu trong hiện thực hóa chủ trương ấy. Kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định nhưng cũng còn tồn tại nhiều khuyết điểm, hạn chế. Do vậy, kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình cần được đánh giá một cách khách quan, toàn diện qua đó có những giải pháp quyết liệt, trọng tâm để tăng cường hiệu quả công tác này trong thời gian tới. 1. Giới thiệu chung Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thái Bình phía Bắc giáp Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.545.84 km2. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thị xã, 284 xã, phường, thị trấn. 207 Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Thái Bình là một trong những địa phương đi đầu trong hiện thực hóa chủ trương ấy, với tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh tính đến năm 2015 ước đạt khoảng gần 23.930,7 tỷ đồng, số xã đạt chuẩn lên 165 xã, chiếm 62,7% tổng số xã trên toàn tỉnh. Xây dựng nông thôn mới thành công ở Thái Bình cũng gắn liền với thành quả của công tác xóa đói giảm nghèo, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Sau 4 năm, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 8,5% xuống còn 3,32%. Thành tựu đạt được ấy là nhờ giải pháp huy động lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực của tỉnh Thái Bình trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kết quả xây dựng nông thôn mới năm 2013-2014, toàn tỉnh có 85 xã (chiếm 32,32%) đạt chuẩn nông thôn mới, (NTM); đến hết năm 2015 có: 79 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí (chiếm 30,04%); 13 xã đạt 15 - 18 tiêu chí (chiếm 4,56%); 80 xã đạt 10 - 14 tiêu chí (chiếm 30,42%); 6 xã đạt 9 tiêu chí (chiếm 3,42%); bình quân đạt 16,53 tiêu chí/xã, tăng trên 11 tiêu chí so với năm 2010 (trong đó, có: 240 xã đạt tiêu chí 10 về thu nhập, 261 xã đạt tiêu chí 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, 196 xã đạt tiêu chí 11 về tỷ lệ hộ nghèo, 185 xã đạt tiêu chí 17 về môi trường). Dự kiến hết năm 2015 có thêm 80 xã (chiếm 62,7% tổng số xã) đạt chuẩn NTM, vượt 95 xã so với mục tiêu kế hoạch đề ra. 2. Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình 2.1. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn Theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Bình, năm 2015 tổng sản phẩm GRDP trong tỉnh ước đạt 42.816,5 tỷ đồng, tăng 9,76% so năm 2014, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011-2015 và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Tổng giá trị sản xuất ước tăng 11,02%, trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 4,19%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,12%; thương mại - dịch vụ tăng 9,7%. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 30,15 triệu đồng, tăng 11,7% so với năm 2014. Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển toàn diện, chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa; khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh đồng bằng ven biển và truyền thống thâm canh. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2015 (giá so sánh năm 2010) ước đạt 23.930,7 tỷ đồng, gấp 1,2 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 3,9%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 3,06%/năm; chăn nuôi tăng 5,6%/năm; thủy sản tăng 9,07%/năm. Cơ cấu nội 208 bộ ngành chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản. Đến năm 2015, tỷ trọng trồng trọt chiếm 53,2% giá trị ngành nông nghiệp, giảm 5,7% so với năm 2010; chăn nuôi chiếm 42,3%, tăng 5,5%; tỷ trọng thủy sản chiếm 16,1% tổng giá trị ngành nông, lâm, thủy sản, tăng 3,5% so với năm 2010. Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh; kết cấu hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, mức độ cơ giới hóa và xây dựng các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm được tăng cường, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tăng thu nhập cho nhân dân. Cơ cấu cây trồng, mùa vụ có chuyển biến tích cực; năng suất, chất lượng và hiệu quả tăng lên rõ rệt. Năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 131 tạ/ha, tăng 0,72% (+0,94 tạ/ha) so với bình quân giai đoạn 5 năm trước; tăng tỷ trọng lúa chất lượng cao và diện tích cây màu, cây vụ đông có giá trị kinh tế cao đã góp phần tăng giá trị sản xuất trên mỗi ha canh tác. Năm 2015 diện tích lúa ngắn ngày chiếm 96% tổng diện tích, tăng 3,4% so với năm 2010; lúa chất lượng cao chiếm 30% diện tích gieo trồng; tổng diện tích cây màu và vụ đông đạt 65.700 ha, tăng 3,4% so với năm 2010; sản lượng lương thực giữ ổn định trên 1 triệu tấn/năm. Các giống cây trồng vật nuôi mới, có ưu thế vượt trội về năng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế nông thôn Xây dựng nông thôn mới Đảm bảo an ninh lương thực Phát triển kinh tế nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp hàng hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
35 trang 343 0 0
-
7 trang 206 0 0
-
Báo cáo tốt nghiệp: ' Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng '
71 trang 184 0 0 -
Nhận diện mô hình hợp tác xã nông nghiệp hiệu quả: cơ sở thực tiễn và hàm ý chính sách
11 trang 175 0 0 -
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 123 0 0 -
124 trang 112 0 0
-
11 trang 104 0 0
-
5 trang 89 0 0
-
13 trang 85 0 0
-
98 trang 66 0 0
-
Giải pháp tăng cường kết nối nông thôn - đô thị trong xây dựng nông thôn mới
10 trang 53 0 0 -
Quyết định 2727/QĐ-UBND năm 2013
11 trang 52 0 0 -
Một số quy định về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hiện hành tại Việt Nam
5 trang 49 0 0 -
Quyết định số 421/QĐ-TTg năm 2019
14 trang 43 0 0 -
Đổi mới hệ thống quản lý nhà nước cho xây dựng nông thôn mới: Thực trạng, định hướng và giải pháp
4 trang 42 0 0 -
Ebook Quảng Ninh 30 năm đổi mới cùng đất nước (1986-2016): Phần 1
300 trang 42 0 0 -
11 trang 40 0 0
-
63 trang 38 2 0
-
Văn bản quyết định số 28/2013/QĐ-UBND
23 trang 37 0 0 -
Luận án Tiến sĩ: Gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay
194 trang 36 0 0