Danh mục

Phát triển kinh tế số - bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 529.00 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này bàn về khái niệm “Digital Economy”, điểm lại những nét chính cùng một số phân tích về tình hình phát triển kinh tế số của Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế số - bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam 34 PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết, ThS. Phạm Văn Minh Viện CNTT&Kinh tế số - ĐH Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Phát triển kinh tế số được coi là “xương sống” và trở thành xu thế tất yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Để phát triển kinh tế số thành công, các quốc gia cần có chiến lược và lộ trình rõ ràng. Riêng đối với Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều vấn đề từ hành lang pháp lý, hạ tầng công nghệ đến nguồn nhân lực phát triển kinh tế số… Trên thế giới, nhiều nước đã phát triển kinh tế số thành công và thực sự có thể đem đến nhiều kinh nghiệm hữu ích giúp Việt Nam nhìn nhận và rút ra những bài học kinh nghiệm hướng đến phát triển nền kinh tế số linh hoạt và hiệu quả, qua đó giúp tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này bàn về khái niệm “Digital Economy”, điểm lại những nét chính cùng một số phân tích về tình hình phát triển kinh tế số của Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Từ khóa: kinh tế số, phát triển kinh tế số, bài học kinh nghiệm 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế số đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của thế giới. Bởi, phát triển kinh tế số mở ra cơ hội lớn cho các nước đang phát triển có thể thu hẹp khoảng cách với các nước giàu và nó cũng giúp các nước giàu phát triển càng nhanh và bỏ càng xa các nước khác. Việt Nam cũng đang bị cuốn vào dòng chảy đó, cụ thể, Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu: kinh tế số ở Việt Nam đến năm 2030 chiếm trên 30% GDP. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần khắc phục những điểm yếu nội tại trong nền kinh tế như: trình độ kinh tế thấp; thể chế, pháp lý chưa chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch và chưa theo kịp sự chuyển đổi của các mô hình kinh doanh mới của nền kinh tế số; hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) yếu; vấn đề an ninh, an toàn và bảo mật trên không gian mạng chưa đảm bảo. Tuy vậy, Việt Nam cũng có một số lợi thế chủ quan như: chính trị ổn định; tiềm năng nhân sự phù hợp với việc tiếp thu và phát triển các công nghệ số; có khả năng thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn công nghệ đa quốc gia hàng đầu thế giới. Một lợi thế khách quan nữa đó là Việt nam nằm khu vực có các nền kinh tế số phát triển thuộc diện nhanh nhất thế giới. Do vậy, Việt Nam cần có chiến lược chuyển đổi các lợi thế trên đây thành động lực tăng tốc phát triển kinh tế số. 35 Xây dựng và thực hiện một chiến lược quốc gia kinh tế số phù hợp nhất với Việt Nam theo từng giai đoạn là sự thể hiện rõ ràng nhất quyết tâm phát triển nền kinh tế số. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong phần này, tác giả trình bày về các khái niệm nền kinh tế số mà các nhà nghiên cứu, các tổ chức khoa học và ứng dụng đã đưa ra, sau đó đưa ra quan điểm của tác giả bài viết về khái niệm nền kinh tế số, đồng thời trình bày về đặc điểm và các thành phần tham gia vào nền kinh tế số. 2.1. Nền kinh tế số Khái niệm Digital Economy trên thế giới đã xuất hiện khá lâu nhưng cho đến nay nó vẫn là một khái niệm khó định nghĩa và đo lường cụ thể. Nhiều tổ chức trên thế giới, theo thời gian, đưa ra những khái niệm khác nhau về phạm vi và quy mô, đôi khi cũng được gọi là kinh tế Internet (Internet Economy), kinh tế mới (New Economy), kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) hoặc kinh tế mạng (Web Economy). Từ năm 1996, Tapscott đã đưa ra khái niệm “Digital Economy” nhưng không định nghĩa trực tiếp mà gọi nó là “Thời đại của mạng lưới tri thức - Age of Networked Intelligence”. Tác giả muốn nói đến nó “không chỉ về mạng của công nghệ, máy móc thông minh mà còn về mạng lưới con người thông qua công nghệ kết hợp trí thông minh, kiến thức và sự sáng tạo để tạo ra những bước đột phá hình thành của cải và phát triển xã hội ” (Tapscott, 1996). Nghị viện Châu Âu (2015) định nghĩa “Digital Economy” là một “cấu trúc phức hợp - complex structure” gồm nhiều cấp độ/lớp được kết nối với nhau bằng số lượng nút gần như vô tận và luôn tăng lên (European Parliament, 2015). Elmasry và cộng sự (2016) thì coi “Digital Economy” là một khái niệm ít hơn mà nó là một cách thức hoạt động thì đúng hơn (Elmasry, T. et al., 2016). Gần đây, hầu hết các định nghĩa đều là các biến thể đơn giản và dễ hiểu của “nền kinh tế dựa trên công nghệ kỹ thuật số” (EC, 2013), đa phần tập trung đặc biệt vào Internet; phản ánh sự xuất hiện của nó như một công nghệ chủ đạo. Các định nghĩa sau này bổ sung các công nghệ mới nổi như blockchain, mạng di động và mạng cảm biến (Rouse, 2016), điện toán đám mây và dữ liệu lớn (Dahlman et al, 2016). Hoặc họ chọn khái niệm chung chung hơn về “công nghệ kỹ thuật số” theo các định nghĩa đơn giản (OUP, 2017). Dựa vào các khái niệm trên, bài viết này định nghĩa kinh tế số là “một phần của nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ thông tin với mô hình kinh doanh mới, ở đó hàng hóa, dịch vụ được số hóa”. Định nghĩa này có một ranh giới mờ nhưng nó cũng đủ linh hoạt để kết hợp đổi mới mô hình kinh doanh số và kỹ thuật số theo thời gian. Hình 1, tác giả mô phỏng tóm tắt nền kinh tế số xét trên góc độ phạm vi hoạt động của nó. 36 Cốt lõi của kinh tế số là lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) như phần cứng, phần mềm, mạng máy tính, viễn thông và các thiết bị xử lý đa phương tiện. Theo nghĩa hẹp, kinh tế số chỉ bao gồm kinh tế nền tảng và các dịch vụ số. Kinh tế nền tảng là phần lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) như: sản xuất thiết bị CNTT&TT và thiết bị bán dẫn; các dịch vụ viễn thông và truy cập Internet; xử lý dữ liệu và các dịch vụ thông tin khác; phát ...

Tài liệu được xem nhiều: