Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 192.92 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong mấy thập kỷ vừa qua đang tác động mạnh mẽ tích cực đến đời sống của toàn nhân loại. Nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức do những mặt trái của nền kinh tế gây ra: khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra; sự biến đổi của khí hậu trên toàn cầu; sự gia tăng dân số kéo theo các vấn đề xã hội; tình trạng khan hiếm nguồn nước, cạn kiệt nguồn tài nguyên… đặt ra thách thức cho các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng phải tìm kiếm một phương thức phát triển kinh tế đảm bảo sự bền vững về môi trường, hướng tới kinh tế xanh – một xu thế phát triển của thế kỷ 21.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH – XU THẾ TẤT YẾU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TS. Lê Tố Anh ThS. Nguyễn Công Đức ThS. Đào Thu Huyền Đại học Công đoàn Tóm tắt Sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong mấy thập kỷ vừa qua đang tác động mạnh mẽ tích cực đến đời sống của toàn nhân loại. Nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức do những mặt trái của nền kinh tế gây ra: khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra; sự biến đổi của khí hậu trên toàn cầu; sự gia tăng dân số kéo theo các vấn đề xã hội; tình trạng khan hiếm nguồn nước, cạn kiệt nguồn tài nguyên… đặt ra thách thức cho các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng phải tìm kiếm một phương thức phát triển kinh tế đảm bảo sự bền vững về môi trường, hướng tới kinh tế xanh – một xu thế phát triển của thế kỷ 21. Từ khóa: Phát triển kinh tế xanh; phát triển bền vững Việt Nam; xu thế thế giới. Abstract: The world's economy development in several decades is impacting strongly to human's life. But there are lots of difficulties due to the disadvantages of economy such as:economic crisis, global climate change, population increase and social crimes, lack of water, lack of natural materials….. As result, the countries and Vietnam have to face economy troubles and they need to find the suitable mode of economic development to protect environment to develop green economy -a development trang in 21st century Key words: green economic development, Vietnam's sustainable development, world trend. 62 1. Đặt vấn đề Xu thế phát triển kinh tế xanh bền vững gắn với bảo vệ mội trường là tất yếu hiện nay khi mà trong một thời gian dài hơn nửa thế kỷ trước chúng ta chỉ tập trung phát triển “nền kinh tế nâu”, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, mất đa dạng sinh học tự nhiên. Nhằm mang lại cuộc sống xanh với một số ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái, công nghiệp tái chế, năng lượng tái tạo, tái sinh rừng tự nhiên… trong khuôn khổ bài viết này tác giả đi nghiên cứu một phần làm rõ khái niệm kinh tế xanh, xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và thực tế ở Việt Nam nhằm hướng tới cuộc sống xanh bền vững. 2. Một số khái niệm liên quan 2.1. Kinh tế xanh Khi nghiên cứu về kinh tế xanh (Green Economy) trước đây đã có rất nhiều quốc gia, các tổ chức thực hiện và có những quan điểm khác nhau. Kinh tế xanh được coi là một mô hình phát triển mới, được nhiều nước ủng hộ và hướng theo. Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), nền kinh tế xanh là “nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái”1. Nói một cách đơn giản, nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. Theo cuốn Designing the green economy the Postindustrial Alternative to Coporate Globalization của Brian Milani (2005) thì kinh tế xanh là môn kinh tế nghiên cứu về thế giới thực – thế giới của việc làm và nhu cầu con người, các nguồn lực trái đất và cách thức kết hợp chúng với nhau. Nó phản ánh “giá trị sử dụng” chứ không phải “giá trị trao đổi” hay tiền bạc. Nó thể hiện chất lượng chứ không phải số lượng vì lợi ích của nó. Nó biểu hiện sự tái tạo của cá nhân, cộng đồng và hệ sinh thái chứ không phải sự tích lũy tiền bạc hay vật chất. Theo Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) thì gắn kinh tế xanh với tăng trưởng xanh, trong đó là chiến lược xanh hướng 63 đến việc tìm kiếm sự tối đa hóa trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hóa gánh nặng sinh thái. Viện Nghiên cứu môi trường thuộc Trường đại học tổng hợp Kyoto (Nhật Bản) thì tăng trưởng xanh đồng nghĩa với việc xây dựng một xã hội cacbon thấp đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Như vậy cần có một nghiên cứu khoa học mang tính toàn diện, tổng thể nhằm làm rõ khái niệm kinh tế xanh và vai trò của hệ thống tài chính xanh trong nền kinh tế xanh. Có thể nói, quan niệm và nhận thức về kinh tế xanh vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau giữa các nước và giữa các khu vực. Nhưng dù hiểu theo cách tiếp cận nào thì có thể khái quát lại: Nội dung cơ bản của kinh tế xanh gồm 3 trụ cột: phát triển kinh tế (các vấn đề tăng trưởng kinh tế, việc làm…); bền vững môi trường (giảm thiểu năng lượng cacbon và mức độ suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên…); gắn kết xã hội (đảm bảo mục tiêu giảm nghèo, bình đẳng trước các cơ hội mà nền kinh tế xanh tạo ra, đem lại môi trường sống trong lành). Khái niệm “kinh tế xanh” không thay thế khái niệm bền vững, nhưng nó ngày càng được công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng cho phát triển bền vững. Tính bền vững là một mục tiêu dài hạn quan trọng, nhưng xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa chúng ta tới đích. 2.2. Tăng trưởng xanh (Green Growth) Là hướng tiếp cận mới của thế giới trong tăng trưởng kinh tế, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn hướng tới phục hồi và bảo trì hệ sinh thái tự nhiên, nuôi dưỡng cuộc sống con người, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu. “Tăng trưởng Xanh” làm cho các quá trình tăng trưởng có hiệu quả về mặt tài nguyên, sạch hơn và có khả năng phục hồi hơn chứ không làm cho quá trình này chậm lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào môi trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, “tăng trưởng Xanh” được đánh giá là con đường ngắn nhất hướng tới sự phát triển bền vững. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế xanh – Xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH – XU THẾ TẤT YẾU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TS. Lê Tố Anh ThS. Nguyễn Công Đức ThS. Đào Thu Huyền Đại học Công đoàn Tóm tắt Sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong mấy thập kỷ vừa qua đang tác động mạnh mẽ tích cực đến đời sống của toàn nhân loại. Nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức do những mặt trái của nền kinh tế gây ra: khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra; sự biến đổi của khí hậu trên toàn cầu; sự gia tăng dân số kéo theo các vấn đề xã hội; tình trạng khan hiếm nguồn nước, cạn kiệt nguồn tài nguyên… đặt ra thách thức cho các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng phải tìm kiếm một phương thức phát triển kinh tế đảm bảo sự bền vững về môi trường, hướng tới kinh tế xanh – một xu thế phát triển của thế kỷ 21. Từ khóa: Phát triển kinh tế xanh; phát triển bền vững Việt Nam; xu thế thế giới. Abstract: The world's economy development in several decades is impacting strongly to human's life. But there are lots of difficulties due to the disadvantages of economy such as:economic crisis, global climate change, population increase and social crimes, lack of water, lack of natural materials….. As result, the countries and Vietnam have to face economy troubles and they need to find the suitable mode of economic development to protect environment to develop green economy -a development trang in 21st century Key words: green economic development, Vietnam's sustainable development, world trend. 62 1. Đặt vấn đề Xu thế phát triển kinh tế xanh bền vững gắn với bảo vệ mội trường là tất yếu hiện nay khi mà trong một thời gian dài hơn nửa thế kỷ trước chúng ta chỉ tập trung phát triển “nền kinh tế nâu”, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, mất đa dạng sinh học tự nhiên. Nhằm mang lại cuộc sống xanh với một số ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái, công nghiệp tái chế, năng lượng tái tạo, tái sinh rừng tự nhiên… trong khuôn khổ bài viết này tác giả đi nghiên cứu một phần làm rõ khái niệm kinh tế xanh, xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và thực tế ở Việt Nam nhằm hướng tới cuộc sống xanh bền vững. 2. Một số khái niệm liên quan 2.1. Kinh tế xanh Khi nghiên cứu về kinh tế xanh (Green Economy) trước đây đã có rất nhiều quốc gia, các tổ chức thực hiện và có những quan điểm khác nhau. Kinh tế xanh được coi là một mô hình phát triển mới, được nhiều nước ủng hộ và hướng theo. Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), nền kinh tế xanh là “nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái”1. Nói một cách đơn giản, nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. Theo cuốn Designing the green economy the Postindustrial Alternative to Coporate Globalization của Brian Milani (2005) thì kinh tế xanh là môn kinh tế nghiên cứu về thế giới thực – thế giới của việc làm và nhu cầu con người, các nguồn lực trái đất và cách thức kết hợp chúng với nhau. Nó phản ánh “giá trị sử dụng” chứ không phải “giá trị trao đổi” hay tiền bạc. Nó thể hiện chất lượng chứ không phải số lượng vì lợi ích của nó. Nó biểu hiện sự tái tạo của cá nhân, cộng đồng và hệ sinh thái chứ không phải sự tích lũy tiền bạc hay vật chất. Theo Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) thì gắn kinh tế xanh với tăng trưởng xanh, trong đó là chiến lược xanh hướng 63 đến việc tìm kiếm sự tối đa hóa trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hóa gánh nặng sinh thái. Viện Nghiên cứu môi trường thuộc Trường đại học tổng hợp Kyoto (Nhật Bản) thì tăng trưởng xanh đồng nghĩa với việc xây dựng một xã hội cacbon thấp đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Như vậy cần có một nghiên cứu khoa học mang tính toàn diện, tổng thể nhằm làm rõ khái niệm kinh tế xanh và vai trò của hệ thống tài chính xanh trong nền kinh tế xanh. Có thể nói, quan niệm và nhận thức về kinh tế xanh vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau giữa các nước và giữa các khu vực. Nhưng dù hiểu theo cách tiếp cận nào thì có thể khái quát lại: Nội dung cơ bản của kinh tế xanh gồm 3 trụ cột: phát triển kinh tế (các vấn đề tăng trưởng kinh tế, việc làm…); bền vững môi trường (giảm thiểu năng lượng cacbon và mức độ suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên…); gắn kết xã hội (đảm bảo mục tiêu giảm nghèo, bình đẳng trước các cơ hội mà nền kinh tế xanh tạo ra, đem lại môi trường sống trong lành). Khái niệm “kinh tế xanh” không thay thế khái niệm bền vững, nhưng nó ngày càng được công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng cho phát triển bền vững. Tính bền vững là một mục tiêu dài hạn quan trọng, nhưng xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa chúng ta tới đích. 2.2. Tăng trưởng xanh (Green Growth) Là hướng tiếp cận mới của thế giới trong tăng trưởng kinh tế, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn hướng tới phục hồi và bảo trì hệ sinh thái tự nhiên, nuôi dưỡng cuộc sống con người, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu. “Tăng trưởng Xanh” làm cho các quá trình tăng trưởng có hiệu quả về mặt tài nguyên, sạch hơn và có khả năng phục hồi hơn chứ không làm cho quá trình này chậm lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào môi trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, “tăng trưởng Xanh” được đánh giá là con đường ngắn nhất hướng tới sự phát triển bền vững. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế xanh Kinh tế xanh Phương thức phát triển kinh tế Phát triển bền vững Việt Nam Chỉ số tăng trưởng xanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 103 0 0
-
Đo lường phát triển kinh tế bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
10 trang 101 0 0 -
Giải pháp tăng trưởng xanh về hiệu quả kinh tế trong phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Long An
15 trang 81 0 0 -
9 trang 79 0 0
-
Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam
10 trang 64 0 0 -
Một số vấn đề lý luận và xu thế phát triển kinh tế xanh
5 trang 57 0 0 -
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam hiện nay
19 trang 43 0 0 -
Chính sách phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
4 trang 42 0 0 -
Một số vấn đề về phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam
12 trang 41 0 0 -
Hoạt động logistics xanh trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam - Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
14 trang 39 0 0