Danh mục

Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên qua giáo dục trải nghiệm

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 815.42 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm trình bày một số cơ sở lý luận về giáo dục trải nghiệm trong dạy học và đưa ra một số ví dụ minh họa về cách áp dụng phương pháp dạy học này trong rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh cho sinh viên ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói riêng và ở bậc Đại học nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên qua giáo dục trải nghiệm PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM IMPLEMENTING EXPERIENTAL LEARNING METHOD TO ENHANCE STUDENTS’ ENGLISH SPEAKING SKILLS TS. Nguyễn Tất Thắng, ThS. Bùi Thị Hải Yến Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Giáo dục trải nghiệm là phương pháp đưa người học vào các hoạt động trải nghiệm thựctế. Qua đó, người học có thể rút ra kiến thức hoặc ứng dụng kiến thức đã học vào giảiquyết vấn đề trong cuộc sống. Đối với việc rèn luyện kỹ năng nói thì giáo dục trải nghiệmgiúp sinh viên (SV) đạt được sự tự tin và hiệu quả trong giao tiếp. Đây là vấn đề luôn đượcgiảng viên và SV quan tâm trong dạy học ngoại ngữ. Bài viết này nhằm trình bày một sốcơ sở lý luận về giáo dục trải nghiệm trong dạy học và đưa ra một số ví dụ minh họa vềcách áp dụng phương pháp dạy học này trong rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh cho SV ởHọc viện Nông nghiệp Việt Nam nói riêng và ở bậc Đại học nói chung. Từ khóa: Giáo dục trải nghiệm, kỹ năng nói, tiếng Anh, sinh viên. 1. Đặt vấn đề Tư tưởng giáo dục qua trải nghiệm đã xuất hiện từ thời cổ đại và dần dần được pháttriển bởi các nhà giáo dục trên thế giới. Khổng Tử (551 – 479 TCN) đã nói “Những gì tôinghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu” Còn nhà triếthọc Hy Lạp, Xôcrat (470 – 399 TCN) cũng nêu quan điểm “Người ta phải học bằng cáchlàm một việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắncho đến khi làm nó”. Còn đối với người Việt Nam từ xa xưa vẫn quan niệm: “Trăm haykhông bằng tay quen”. “Học đi đôi với hành”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đểnhấn mạnh yếu tố thực hành và vận dụng thực tế. Như vậy, giáo dục trải nghiệm là mộttrong những phương pháp dạy học đã xuất hiện và phát triển từ lâu trên thế giới nhưng ởViệt Nam thì đây vẫn còn là một hình thức mới mẻ, đang dần được áp dụng trong quá trìnhdạy học bởi khả năng phát huy tối đa năng lực người học trong các tình huống nhận thứcvà thực tiễn. (Lê Thị Nga, 2015). Khi học Tiếng Anh, mỗi người học đều được trang bị cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc,viết. Tuy nhiên, kỹ năng nói dường như được xem là quan trọng nhất vì nó giúp người họcsử dụng được Tiếng Anh để giao tiếp, thể hiện được quan điểm và ý kiến trong các tìnhhuống của cuộc sống. Trên thực tế, kỹ năng nói Tiếng Anh của đa số SV ở các trường đại 44học còn yếu. SV thiếu tự tin khi giao tiếp bằng ngôn ngữ này mà chỉ chú trọng vào các kĩnăng đọc, viết. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do khi SV ở bậc đại học ít có môitrường để rèn luyện kỹ năng giao tiếp vì thế mà kỹ năng nói còn nhiều hạn chế (TrươngTrần Minh Nhật, 2018). Dẫn đến, sau khi tốt nghiệp, tiếp cận với môi trường làm việc đặcbiệt có sự tiếp xúc với đối tác người nước ngoài, SV gặp cản trở lớn về khoảng cách ngônngữ làm ảnh hưởng tới công việc và giao tiếp. Vì thế, trong dạy học Tiếng Anh ở bậc Đạihọc cần thiết phải được quan tâm đến việc cho SV trải nghiệm để nâng cao kỹ năng nóiTiếng Anh. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra một số cơ sở lý luận về giáo dục trải nghiệmcũng như ví dụ minh họa cho việc áp dụng giáo dục trải nghiệm để phát triển kỹ năng nóiTiếng Anh cho SV ở bậc Đại học, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp và đáp ứng được yêucầu của nhà tuyển dụng. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Khái niệm giáo dục trải nghiệm Thuật ngữ “Trải nghiệm” được hiểu là những gì con người đã kinh qua thực tế, từngbiết, từng chịu giúp con người thu được những kiến thức và kinh nghiệm sống riêng chobản thân, từ đó hình thành phẩm chất và năng lực của con người. Giáo dục trải nghiệm là hoạt động giáo dục trong đó từng người học tham gia trực tiếphoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức củanhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích lũy kinh nghiệmriêng của người học. (Nguyễn Hoàng Anh, 2016) 2.2. Hình thức tổ chức giáo dục trải nghiệm trong dạy học Giáo dục trải nghiệm trong dạy học có thể được thể hiện dưới một số hình thức như: - Hoạt động câu lạc bộ (CLB): Tạo nhóm người học cùng sở thích, nhu cầu, năngkhiếu…để người học được chia sẻ kiến thức, hiểu biết của bản thân về các lĩnh vực ngườihọc đang quan tâm, qua đó phát triển kĩ năng giao tiếp (thuyết trình, lắng nghe, thươnglượng, ra quyết định, giải quyết vấn đề). - Tổ chức trò chơi: Tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiềulĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua đó,người học được phát huy tính sáng tạo, sự tương tác, tác phong nhanh nhẹn và tiếp thu kiếnthức một cách tự nhiên. - Tham quan, dã ngoại: Tổ chức học tập thực tế để tạo điều kiện cho ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: