Danh mục

Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này giới thiệu về khái niệm, cấu trúc, mục tiêu, các biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở140 Kỷ yếu hội thảo khoa học PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ThS. Cao Thị Hiên Khoa Trung học cơ sở, Trường CĐSP Nghệ An Tóm tắt: Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo là chuyển mạnh quátrình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất vànăng lực người học. Dạy học tích hợp là một quan điểm giảng dạy hiện đại, góp phầnphát triển năng lực người học có khả năng áp dụng kiến thức để giải quyết hiệu quảcác tình huống thực tế. Trong bài viết này giới thiệu về khái niệm, cấu trúc, mục tiêu,các biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS. Qua đó gópphần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. I. Đặt vấn đề Hiện nay, định hướng phát triển giáo dục (GD) và đào tạo là chuyển mạnh từ quátrình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất vànăng lực người học. Điều này đòi hỏi người giáo viên (GV) có những vai trò mới vàthay đổi lớn bên trong những vai trò có tính cố hữu của mình. Tuy nhiên, trên thực tếvẫn còn không ít giáo viên lúng túng trong việc triển khai tổ chức thực hiện dạy họctích hợp. Bồi dưỡng, phát triển năng lực dạy học tích hợp (NLDHTH) cho giáo viênphổ thông trở thành đòi hỏi cấp thiết, là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành côngđổi mới chương trình, sách giáo khoa, dạy học theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), việc nghiên cứu, vận dụngtư tưởng tích hợp vào dạy học ở trường THCS là rất cần thiết, góp phần vào việc nângcao chất lượng dạy học, phát triển năng lực và khả năng vận dụng kiến thức cho họcsinh (HS). Bài viết giới thiệu về khái niệm, cấu trúc, các biện pháp phát triển năng lựcdạy học tích hợp ở trường THCS. II. Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở 1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiêncứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùngmột kế hoạch dạy học”. Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nộidung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồngghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của ngườihọc, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấnđề của cuộc sống hiện đại. Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu: dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó,các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống cụ thể đểhình thành năng lực cho người học.Kỷ yếu hội thảo khoa học 141 2. Mục tiêu của dạy học tích hợp - Giúp cho quá trình học tập của người học thực sự có ý nghĩa, “học đi đôi vớihành” bằng cách gắn học tập với cuộc sống, giải quyết vấn đề trong mối liên hệ vớicác tình huống thực tiễn cụ thể; - Phân biệt được “cái cốt yếu” với “cái ít quan trọng hơn”. Cái cốt yếu là nhữngnăng lực cơ bản cần cho HS vận dụng vào xử lí các tình huống trong cuộc sống, hoặcđặt tiền đề cho quá trình học tập tiếp theo; - Dạy học sử dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể, thay vì nhồi nhét choHS nhiều kiến thức hàn lâm. Dạy học tích hợp chú trọng tập dượtcho HS vận dụngkiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn, có ích cho cuộc sống; - Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, HS đượchọc những môn học khác nhau, tuy nhiên, các em cần biểu đạt khái niệm đã học trongmột hệ thống, trong phạm vi từng môn học hoặc giữa các môn học khác nhau. 3. Cấu trúc của năng lực dạy học tích hợp Cấu trúc năng lực dạy học tích hợp bao gồm các thành tố sau: - Năng lực phân tích khả năng dạy học tích hợp: + Nhận ra tính tất yếu của dạy học tích hợp ở nhà trường + Trình bày và phân tích bản chất, xu hướng của dạy học tích hợp + Chọn nội dung tích hợp phù hợp dưới dạng một bài hay một chủ đề - Năng lực thiết kế và thực hiện dạy học tích hợp: + Chọn các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp + Soạn và triển khai kế hoạch dạy học tính hợp + Nêu được các điều kiện để dạy học tích hợp + Thực hiện kế hoạch độc lập, sáng tạo - Năng lực kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp: + Kết hợp các loại kiểm tra đánh giá + Sử dụng đa dạng các công cụ kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh 4. Các biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS Thực tế, GV THCS hầu hết được trang bị những kiến thức chuyên môn sâu củamôn chuyên ngành, nắm được các PPDH cơ bản. Tuy nhiên, họ còn thiếu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: