Danh mục

Phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng Anh cho giáo viên thông qua kĩ năng đặt câu hỏi

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày một số vấn đề xung quanh việc đặt CH và đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng đặt CH cho giáo viên dạy Toán bằng tiếng Anh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng Anh cho giáo viên thông qua kĩ năng đặt câu hỏiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0173Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 129-136This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHO GIÁO VIÊN THÔNG QUA KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI Chu Thu Hoàn Trường Phổ thông Chuyên ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Căn cứ Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng Anh (DTBTA) cho giáo viên là một nhiệm vụ cần thiết. Tuy nhiên việc DTBTA còn nhiều bất cập, trong đó có việc đặt và sử dụng câu hỏi (CH) trong quá trình dạy học. Bài viết này trình bày một số vấn đề xung quanh việc đặt CH và đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng đặt CH cho giáo viên dạy Toán bằng tiếng Anh. Từ khóa: Năng lực dạy toán, dạy toán bằng tiếng Anh, câu hỏi, giáo viên, biện pháp.1. Mở đầu Thí điểm áp dụng việc giảng dạy môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếngAnh tại một số trường Trung học phổ thông chuyên; tiến tới thực hiện giảng dạy các môn toán, tinhọc bằng tiếng Anh tại các trường Trung học phổ thông chuyên là một trong những vấn đề mà BộGiáo dục và Đào tạo rất quan tâm trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện trong Đề ánDạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020(gọi tắt là đề án1400) [11]. Một trong những năng lực cần quan tâm phát triển cho giáo viên (GV) dạy học mônToán bằng tiếng Anh là năng lực đặt và giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học. Đã có một sốnghiên cứu về việc làm thế nào để phát huy vai trò của việc đặt câu hỏi trong giảng dạy, từ khởiđộng suy nghĩ, khuyến khích và dẫn dắt tư duy của học sinh (HS) đến kiểm chứng được sự hiểu bàicủa HS và tạo ra môi trường giao tiếp Toán. Trong số đó, Lenven và Long (1981), Wilen (1991)đều chỉ ra rằng có đến 80% các câu hỏi mà giáo viên đặt ra đều là các câu hỏi ở mức độ nhậnthức thấp, tức là các câu hỏi chỉ tập trung vào ghi nhớ và nhớ lại thông tin; thiếu nhiều câu hỏikích thích tư duy, tính sáng tạo của HS và tìm hiểu những kiến thức sâu sắc hơn liên quan đến bàihọc [5;9]. Ở Việt Nam, việc dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh mới được triển khai thí điểm từnăm 2010, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào liên quan đến phương pháp dạy học môn Toán bằngtiếng Anh. Từ thực tế triển khai thời gian qua cho thấy không ít giáo viên và cơ sở đào tạo giáoviên chưa quan tâm thích đáng đến việc đặt câu hỏi (CH) trong quá trình dạy học. Bởi vậy, việcđặt CH trong việc dạy học môn Toán bằng tiếng Anh (DHMTBTA) còn bộc lộ có nhiều bất cập.Trong bài báo này chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy Toán bằngtiếng Anh cho GV thông qua kĩ năng đặt câu hỏi và cũng đưa ra một số mẫu CH tiếng Anh thườngdùng trong dạy học môn Toán để quy ước chung cho cả thầy và trò nhằm phát huy được hết vai tròcủa việc đặt câu hỏi mà không gặp nhiều khó khăn do việc cản trở về ngôn ngữ mang lại.Ngày nhận bài: 10/7/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015.Liên hệ: Chu Thu Hoàn, e-mail: chuthuhoan2011@gmail.com 129 Chu Thu Hoàn2. Nội dung nghiên cứu2.1. Vai trò của việc đặt câu hỏi trong quá trình dạy học môn Toán bằng tiếng Anh Theo ACER (The Australian Council for Educational Research), một trong những chiếnlược quan trọng để GV đạt mục tiêu dạy học cần phải quan tâm là việc đặt ra hệ thống CH trongquá trình dạy học [6]. Việc đặt CH có thể được sử dụng trong tất cả các khâu của chu trình 5E (trình tự thôngthường của một tiến trình bài học): Engage – Explore – Explain – Elaborate – Evaluate [8]. Cụ thể như sau: Engage (khởi động): dùng CH để kiểm tra lại hay ôn tập bài học trước. Explore (khám phá): dùng CH để cho HS khám phá những kiến thức mới dựa trên nhữngkiến thức có sẵn. Explain (giải thích): dùng CH để giảng giải để HS hiểu sâu sắc bài học. Elaborate (củng cố): dùng CH để củng cố kiến thức và đặt những giả thuyết mới cho HS. Evaluate (đánh giá): dùng CH để đánh giá xem HS có nắm kĩ được bài học hay không. Việc đặt CH trong quá trình dạy Toán bằng tiếng Anh có những ưu, nhược điểm sau đây: Nhược điểm: Dễ gây tốn thời gian nếu GV không khéo léo xử lí hoặc khi HS không tìmđược câu trả lời sau khoảng thời gian suy nghĩ cho phép. Ưu điểm: - Phát triển được năng lực sử dụng tiếng Anh của cả thầy và trò. - Trình bày được lôgic tự nhiên của vấn đề và truyền đạt được lôgic này cho HS, khuyếnkhích các em hiểu vấn đề hơn, tránh việc học ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: