![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua quy trình giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 275.51 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết trình bày việc hướng dẫn học sinh quy trình sử dụng kiến thức Hóa học để giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung Hóa học. Việc tuân thủ các nguyên tắc đề xuất sẽ giúp học sinh có phương pháp tư duy logic để giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và đời sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua quy trình giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học 128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Phạm Văn Hoan1, Hoàng Thị Minh Ngọc2, Hoàng Đình Xuân3 1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 2 Trường THPT Yên Dũng 2, Bắc Giang 3 Trường THPT Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội Tóm tắt: Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực chung cần phát triển cho học sinh [1]. Có nhiều biện pháp hữu hiệu để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, như sử dụng bài tập trong dạy học hoá học, chẳng hạn qua bài tập thực tiễn [2; 4], qua dạy chủ đề tích hợp [6]... Nội dung bài báo trình bày việc hướng dẫn học sinh quy trình sử dụng kiến thức Hóa học để giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung Hóa học. Việc tuân thủ các nguyên tắc đề xuất sẽ giúp học sinh có phương pháp tư duy logic để giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và đời sống. Từ khóa: năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, nhận diện vấn đề, phát triển năng lực, giải quyết vấn đề. Nhận bài ngày 20.6.2018; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.7.2018 Liên hệ tác giả: Phạm Văn Hoan; Email: pvhoan@daihocthudo.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giáo dục hiện đại, dạy học theo hướng tiếp cận nội dung không còn phù hợp, thay vào đó việc dạy học theo tiếp cận năng lực của người học đang trở thành tâm điểm của nền giáo dục thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã chú ý nhiều hơn đến phát triển năng lực của người học, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ). Đã có một số nghiên cứu về việc phát triển năng lực giải quyết vấn cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập thực tiễn [2; 4; 7], thông qua sử dụng phương tiện trực quan [3]... Để phát triển NLGQVĐ cho học sinh thông qua dạy học Hóa học, thông thường giáo viên (GV) đưa học sinh (HS) vào các tình huống có vấn đề (THCVĐ), buộc các em phải giải quyết, qua đó phát triển NLGQVĐ. Tuy nhiên, việc bắt đầu từ đâu để có thể giải quyết được vấn đề là việc chưa được chú trọng. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 129 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở của việc giải quyết vấn đề và phát triển NLGQVĐ Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng: mâu thuẫn là động lực của quá trình phát triển. Quá trình học tập của học sinh luôn luôn xuất hiện mâu thuẫn. Đó chính là mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm. Để giải quyết được vấn đề gặp phải, học sinh phải nhận diện được bản chất của vấn đề đó, nguyên nhân nảy sinh vấn đề. Trên cơ sở đó, học sinh vận dụng những kiến thức đã được trang bị để đề xuất cách giải quyết vấn đề. Tùy từng trình độ của học sinh mà khả năng giải quyết vấn đề sẽ khác nhau. “Vấn đề” mà học sinh cần và có thể giải quyết có thể là tình huống có vẻ như “mâu thuẫn” với kiến thức của học sinh. Chẳng hạn việc bón phân đạm nhưng lại làm cho cây bị chết hoặc bón phân lân lại làm cho đất bị chai cứng. Có những vấn đề về môi trường, bệnh tật… mà học sinh gặp phải không mâu thuẫn với kiến thức của học sinh, nhưng đòi hỏi học sinh phải lí giải, hiểu được và từ đó đề xuất cách giải quyết. Nguyên tắc để đề xuất cách giải quyết vấn đề liên quan đến Hóa học: Đối với các vấn đề liên quan đến Hóa học, cần xác định nguyên nhân của vấn đề, hay xác định được hóa chất gây ra vấn đề đó và nguồn gốc phát thải chất đó. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp để giảm thiểu/loại bỏ các chất gây ra vấn đề đó hoặc nguồn gốc sinh ra các chất này dựa vào tính chất hóa học của chất đó. - Đảm bảo nguyên tắc phù hợp/vừa sức: Cùng một vấn đề, tùy đối tượng được hỏi mà cách đặt vấn đề phải khác nhau. - Đảm bảo tính thực tiễn: giữa vấn đề lí thuyết và thực tế Hóa học đôi khi không hẳn trùng nhau, do những nguyên nhân về điều kiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế và khoa học công nghệ của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. - Đối với các vấn đề liên quan đến sản xuất/công nghiệp hóa chất, muốn tìm/đề xuất được biện pháp phù hợp giải quyết vấn đề còn cần phải hiểu biết về quy trình công nghệ được sử dụng. Ngoài ra, cần chú ý một nguyên tắc: xử lí vấn đề này này phải không làm xuất hiện vấn đề khác bất lợi hơn. John Dewey đề nghị 5 bước để giải quyết vấn đề, trong khi đó Kudriasev chia 4 giai đoạn. Dưới góc độ dạy học, chúng tôi đề xuất quy trình 3 bước: - Bước 1. Nhận diện vấn đề cần giải quyết. Tại bước này, học sinh cần xác định bản chất hóa học của vấn đề: chất nào tham gia vào vấn đề đó; quá trình hóa học xảy ra là gì;… 130 TRƯỜNG ĐẠI ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua quy trình giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học 128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Phạm Văn Hoan1, Hoàng Thị Minh Ngọc2, Hoàng Đình Xuân3 1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 2 Trường THPT Yên Dũng 2, Bắc Giang 3 Trường THPT Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội Tóm tắt: Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực chung cần phát triển cho học sinh [1]. Có nhiều biện pháp hữu hiệu để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, như sử dụng bài tập trong dạy học hoá học, chẳng hạn qua bài tập thực tiễn [2; 4], qua dạy chủ đề tích hợp [6]... Nội dung bài báo trình bày việc hướng dẫn học sinh quy trình sử dụng kiến thức Hóa học để giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung Hóa học. Việc tuân thủ các nguyên tắc đề xuất sẽ giúp học sinh có phương pháp tư duy logic để giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và đời sống. Từ khóa: năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, nhận diện vấn đề, phát triển năng lực, giải quyết vấn đề. Nhận bài ngày 20.6.2018; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.7.2018 Liên hệ tác giả: Phạm Văn Hoan; Email: pvhoan@daihocthudo.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giáo dục hiện đại, dạy học theo hướng tiếp cận nội dung không còn phù hợp, thay vào đó việc dạy học theo tiếp cận năng lực của người học đang trở thành tâm điểm của nền giáo dục thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã chú ý nhiều hơn đến phát triển năng lực của người học, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ). Đã có một số nghiên cứu về việc phát triển năng lực giải quyết vấn cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập thực tiễn [2; 4; 7], thông qua sử dụng phương tiện trực quan [3]... Để phát triển NLGQVĐ cho học sinh thông qua dạy học Hóa học, thông thường giáo viên (GV) đưa học sinh (HS) vào các tình huống có vấn đề (THCVĐ), buộc các em phải giải quyết, qua đó phát triển NLGQVĐ. Tuy nhiên, việc bắt đầu từ đâu để có thể giải quyết được vấn đề là việc chưa được chú trọng. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 129 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở của việc giải quyết vấn đề và phát triển NLGQVĐ Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng: mâu thuẫn là động lực của quá trình phát triển. Quá trình học tập của học sinh luôn luôn xuất hiện mâu thuẫn. Đó chính là mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm. Để giải quyết được vấn đề gặp phải, học sinh phải nhận diện được bản chất của vấn đề đó, nguyên nhân nảy sinh vấn đề. Trên cơ sở đó, học sinh vận dụng những kiến thức đã được trang bị để đề xuất cách giải quyết vấn đề. Tùy từng trình độ của học sinh mà khả năng giải quyết vấn đề sẽ khác nhau. “Vấn đề” mà học sinh cần và có thể giải quyết có thể là tình huống có vẻ như “mâu thuẫn” với kiến thức của học sinh. Chẳng hạn việc bón phân đạm nhưng lại làm cho cây bị chết hoặc bón phân lân lại làm cho đất bị chai cứng. Có những vấn đề về môi trường, bệnh tật… mà học sinh gặp phải không mâu thuẫn với kiến thức của học sinh, nhưng đòi hỏi học sinh phải lí giải, hiểu được và từ đó đề xuất cách giải quyết. Nguyên tắc để đề xuất cách giải quyết vấn đề liên quan đến Hóa học: Đối với các vấn đề liên quan đến Hóa học, cần xác định nguyên nhân của vấn đề, hay xác định được hóa chất gây ra vấn đề đó và nguồn gốc phát thải chất đó. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp để giảm thiểu/loại bỏ các chất gây ra vấn đề đó hoặc nguồn gốc sinh ra các chất này dựa vào tính chất hóa học của chất đó. - Đảm bảo nguyên tắc phù hợp/vừa sức: Cùng một vấn đề, tùy đối tượng được hỏi mà cách đặt vấn đề phải khác nhau. - Đảm bảo tính thực tiễn: giữa vấn đề lí thuyết và thực tế Hóa học đôi khi không hẳn trùng nhau, do những nguyên nhân về điều kiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế và khoa học công nghệ của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. - Đối với các vấn đề liên quan đến sản xuất/công nghiệp hóa chất, muốn tìm/đề xuất được biện pháp phù hợp giải quyết vấn đề còn cần phải hiểu biết về quy trình công nghệ được sử dụng. Ngoài ra, cần chú ý một nguyên tắc: xử lí vấn đề này này phải không làm xuất hiện vấn đề khác bất lợi hơn. John Dewey đề nghị 5 bước để giải quyết vấn đề, trong khi đó Kudriasev chia 4 giai đoạn. Dưới góc độ dạy học, chúng tôi đề xuất quy trình 3 bước: - Bước 1. Nhận diện vấn đề cần giải quyết. Tại bước này, học sinh cần xác định bản chất hóa học của vấn đề: chất nào tham gia vào vấn đề đó; quá trình hóa học xảy ra là gì;… 130 TRƯỜNG ĐẠI ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Năng lực giải quyết vấn đề Nhận diện vấn đề Phát triển năng lực Giải quyết vấn đềTài liệu liên quan:
-
6 trang 307 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 273 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 222 0 0
-
8 trang 220 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 217 0 0 -
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 209 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 207 0 0
-
9 trang 168 0 0