Danh mục

Phát triển năng lực người học trong bối cảnh chuyển đổi số

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 342.30 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung trình bày và phân tích những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn toàn cầu hóa, xu hướng tác động tích cực và tiêu cực của chuyển đổi số đối với năng lực người học trong bối cảnh giáo dục đại học, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển năng lực người học phù hợp với nhu cầu cuộc sống và việc làm trong thời đại mới, góp phần phát triển kinh tế và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực người học trong bối cảnh chuyển đổi số PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Lê Phương Thảo1Tóm tắt: Quá trình tự động hóa diễn ra nhanh chóng trong bối cảnh chuyển đổi số đã làm thay đổitoàn diện bộ mặt kinh tế - xã hội. Những đòi hỏi của thị trường lao động về chất lượng nguồn nhânlực đặt ra nhiều thách thức bắt buộc các trường đại học phải đổi mới nội dung, mô hình, chươngtrình giảng dạy và đánh giá,… để thích ứng kịp thời. Bài viết tập trung trình bày và phân tích nhữngyêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn toàn cầu hóa, xu hướng tác động tích cực vàtiêu cực của chuyển đổi số đối với năng lực người học trong bối cảnh giáo dục đại học, trên cơ sởđó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển năng lực người học phù hợp với nhu cầu cuộc sống vàviệc làm trong thời đại mới, góp phần phát triển kinh tế và thúc đẩy tiến bộ xã hội.Từ khóa: năng lực người học, giáo dục đại học, chuyển đổi số DEVELOPING LEARNER CAPACITY IN DIGITAL TRANSFORMATIONAbstract: The process of automation is taking place rapidly in the context of digital transformation,which has completely changed the socio-economic landscape. The labor markets demands on thequality of human resources bring many challenges, forcing universities to innovate content, models,curriculum and evaluation program... to adapt promptly. This article focuses on presenting andanalyzing the requirements for human resource quality in the period of globalization, positive andnegative impact trends of digital transformation on learner capacity in the context of highereducation, and on that basis, proposes some solutions to develop learners capacity in accordancewith the needs of life and work in the new era, contributing to economic development andpromoting social progress.Keywords: learner capacity, higher education, digital transformation1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ và truyền thông đang có những ảnh hưởng và tácđộng mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực ngành nghề, thì việc nâng cao năng lực chuyên môn và phát triển bộkỹ năng số thông qua giảng dạy và học tập nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọngtâm của các trường đại học, không chỉ hướng đến phục vụ phát triển kinh tế xã hội, gắn kết cộng đồngmà còn vì cuộc sống hạnh phúc của con người cá nhân. Sự xuất hiện và ứng dụng rộng rãi của internetvạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo,… thúc đẩy tự động hóanhanh chóng đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế - xã hội. Những nhu cầu về việc làm, thị trườnglao động biến động không ngừng. Dựa trên những số liệu thu thập được, Diễn đàn Kinh tế Thế giới ướctính đến năm 2025, 85 triệu việc làm có thể bị thay thế do sự thay đổi trong phân công lao động giữacon người và máy móc, trong khi 97 triệu vai trò mới có thể xuất hiện phù hợp hơn với sự phân công laođộng mới giữa con người, máy móc và các thuật toán (WEF, 2020a). Trong khi đó, Stewart Wallis dựđoán chúng ta có khả năng tạo ra khoảng 1,5 tỷ việc làm/sinh kế vào năm 2050 trong bối cảnh tăngtrưởng dân số và thay đổi công nghệ nhanh hơn bao giờ hết (Schwab, 2019). Một trong những nguy cơ lớn của hiện tại và tương lai là tình trạng thất nghiệp do tự độnghóa khiến phần lớn lực lượng lao động phổ thông trong nhiều lĩnh vực bị đào thải; bên cạnh đó làtình trạng sinh viên không tìm được công việc sau khi ra trường do không đáp ứng được những yêu1. Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM (University of Social Sciences andHumanities, VNUHCM). Corresponding email: thaolp@hcmussh.edu.vn. 438cầu thực tế của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ và truyền thông pháttriển nhanh hơn bao giờ hết. Thực trạng này đặt ra nhiều thách thức cho toàn xã hội, trong đó chothấy vai trò và trách nhiệm của giáo dục đại học là nhân tố quyết định có tầm quan trọng chiến lược. Người học ngày nay nhận thức được rằng tự động hóa là xu thế tất yếu và triển vọng nghề nghiệpphụ thuộc vào những bộ kỹ năng mới mà con người được đào tạo và tái đào tạo liên tục không ngừngtrong quá trình học tập và làm việc. Do vậy, việc các cơ sở giáo dục đại học đẩy mạnh chuyển giao khoahọc công nghệ, đổi mới phương thức quản lý - học tập, đa dạng hóa nội dung, hình thức - phương phápgiảng dạy sẽ tạo điều kiện thúc đẩy học tập không ngừng; mang đến nhiều lựa chọn và cơ hội cho ngườihọc, xây dựng lợi thế và năng lực cạnh tranh vì mục tiêu phát triển bền vững. Xét đến cùng, động lực cơ bản của chiến lược chuyển đổi số là cung cấp nền giáo dục chấtlượng nhất, tạo điều kiện cho trải nghiệm giáo dục đẳng cấp thế giới và giúp người học đáp ứng nhucầu toàn cầu hóa (Hashim, M.A.M và nnk, 2022). Chiến lược của UNESCO về Đổi mới công nghệtrong giáo dục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: