Danh mục

Phát triển năng lực nhận thức kĩ thuật trong dạy học kĩ thuật, công nghệ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.39 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này đóng góp một quan niệm về bản chất của năng lực kĩ thuật, năng lực nhận thức kĩ thuật và phương pháp phát triển năng lực nhận thức kĩ thuật trong dạy học kĩ thuật, công nghệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực nhận thức kĩ thuật trong dạy học kĩ thuật, công nghệJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0256Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 63-71This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ Ngô Văn Hoan Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Năng lực, năng lực nhận thức, phương pháp nhận thức đã được nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên, vấn đề nhận thức kĩ thuật, công nghệ và năng lực nhận thức kĩ thuật là một trong những vấn đề trung tâm của tâm lí học kĩ thuật và lí luận dạy học kĩ thuật thì chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, đó là vấn đề đang tiếp diễn. Nghiên cứu này đóng góp một quan niệm về bản chất của năng lực kĩ thuật, năng lực nhận thức kĩ thuật và phương pháp phát triển năng lực nhận thức kĩ thuật trong dạy học kĩ thuật, công nghệ. Từ khóa: Năng lực, nhận thức, năng lực kĩ thuật, năng lực nhận thức kĩ thuật, tư duy kĩ thuật.1. Mở đầu Nhận thức thế giới và cải tạo thế giới phục vụ cho con người là vấn đề trung tâm của loàingười. Sự nảy sinh, phát triển nhận thức, phương pháp nhận thức khoa học, và năng lực nhận thứccủa con người là những vấn đề đã được nghiên cứu, tiếp tục nghiên cứu để dần hoàn thiện hơn trithức của mình về thế giới hiện thực khách quan. Lí luận nhận thức chỉ ra rằng hiện thực, thế giớivật chất tồn tại khách quan và độc lập với cảm giác, tư duy, ý thức của con người. Mọi sự vật, hiệntượng đã, đang và sẽ được loài người nhận thức được bản chất của nó. Thực tiễn là cơ sở chủ yếu,là động lực, là mục đích, là tiêu chuẩn chân lí kiểm chứng hoạt động nhận thức. Nhận thức là quátrình con người phản ánh một cách biện chứng, sinh động, sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sởthực tiễn lịch sử - xã hội. Thế giới hiện thực vô cùng đa dạng, bao gồm thế giới tự nhiên và thế giớido con người tạo ra bằng lao động, dựa trên khoa học, kĩ thuật (KT), công nghệ. Vấn đề nhận thứckhoa học, KT, công nghệ và năng lực nhận thức khoa học, KT, công nghệ là vấn đề đang đượctiếp tục nghiên cứu. Hoạt động nhận thức KT, công nghệ phụ thuộc vào đối tượng nhận thức – đólà KT, công nghệ. Bản thân KT, công nghệ (ngoài những đặc điểm chung với khoa học) có nhữngđặc điểm riêng, vì vậy hoạt động nhận thức KT, công nghệ cũng cần được nghiên cứu, làm rõ bảnchất, phương pháp. Tuy nhiên, vấn đề Năng lực nhận thức kĩ thuật (NLNT KT), công nghệ mới chỉđược một số tác giả đề cập trong các nghiên cứu liên quan như: L.X. Vưgốtxki [15],B.M. Chếplốp [3], N.X. Lâytex [13]; X.M.Va-xi-lây-xki, I.X.Ia-ki-man-xkai-a, P.M.Ia-cốp-xơn,N.P.Lin-cô-va, X.K.Xmiếcnốp, V.I. Đưmerơxki, A.N.Nhết-sa-ép [2, 5, 9], T.V.Ku-đri-a-sép [1,11]; X.R.Miculinxki, B.X.Griaznôp, V.X.Biblerơ [12]; A.G.Kôvaliôp, Vec-non [2, 6, 9]. CácNgày nhận bài: 14/5/2015. Ngày nhận đăng: 21/10/2015.Liên hệ: Ngô Văn Hoan, e-mail: ngovanhoan@hnue.edu.vn 63 Ngô Văn Hoannghiên cứu trên chủ yếu phân tích các yếu tố cấu thành năng lực, năng lực kĩ thuật (NLKT),năng lực nhận thức theo tiếp cận cấu trúc, chưa thấy được hệ thống tổng thể, toàn diện về NLKT.Tiếp cận hệ thống, nghiên cứu này tập trung xác định bản chất, đặc điểm, sự phát triển Năng lựcnhận thức KT và phương pháp phát triển nó trong dạy học KT, công nghệ.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quan niệm về năng lực, năng lực kĩ thuật, phát triển năng lực - Năng lực được nhiều tác giả nghiên cứu, trong đó có các tác giả phương Tây như A.Binet (1875-1911), E. Durkhiem (1858-1917), J.B. Watson (1870-1958) [5],. . . và các tác giả theotrường phái Các-Mác, Ph.Ăng-ghen như: L.X. Vưgốtxki [15], B.M. Chếplốp, A.A. Xmiếcnốp,A.N. Lêônchiép, Platônốp [3], A.G. Kôvaliốp [2, 6], N.X. Lâytex [13], P.A. Ruđich (1986) [14],Phạm Minh Hạc [4], Bùi Văn Huệ [6],... Trên cơ sở phân tích, tổng hợp và khái quát hóa một sốluận điểm khoa học của các tác giả, nghiên cứu này quan niệm năng lực là: Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lí, sinh lí của cá nhân; được hình thành trong hoạtđộng, biểu hiện bằng hoạt động, được đánh giá qua hành động; chi phối chất lượng và hiệu quảcủa hoạt động. - NLKT là năng lực chuyên biệt, năng lực cốt lõi của người lao động KT, có quan hệmật thiết, hữu cơ với năng lực chung và các năng lực khác của con người. NLKT được nhiềutác giả nghiên cứu với các tiếp cận khác nhau như: X.M.Va-xi-lây-xki, I.X.Ia-ki-man-xkai-a,P.M.Ia-cốp-xơn [2, 5, 9]; B.P.Lô-mốp, T.V.Ku-đri-a-sép [1, 11]; N.P.Lin-cô-va, X.K.Xmiếcnốp,V.I. Đưmerơxki, I.X.Iakimanxkaia, A.N. Nhết-sa-ép, tổ Tâm lí học lao động (Viện Khoa học Giáodục) ...

Tài liệu được xem nhiều: