Danh mục

Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần Hoá học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.16 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới cơ sở lí thuyết của quá trình tự học, sơ đồ tư duy và phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông để phát triển năng lực tự học cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần Hoá học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 132-142 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Ngọc Duy Khoa Sinh - Hóa, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Tự học là vấn đề mấu chốt có vị trí quan trọng trong chiến lược giáo dục – đào tạo của đất nước giai đoạn hiện nay. Do đó, hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong dạy học ở trường phổ thông. Bài viết này, chúng tôi đề cập tới cơ sở lí thuyết của quá trình tự học, sơ đồ tư duy và phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông để phát triển năng lực tự học cho học sinh. Từ khóa: Tự học, năng lực tự học, sơ đồ tư duy, hóa học vô cơ, lớp 11.1. Mở đầu Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện naylà “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diệnnăng lực và phẩm chất người học” [1]. Năng lực tự học là một trong những năng lực chungquan trọng cần được hình thành và phát triển cho học sinh (HS) thông qua hoạt động dạyhọc ở các môn học, các cấp học. Năng lực tự học giúp HS có khả năng học tập, tự họcsuốt đời để có thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế [2]. Để hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS ta có thể thực hiện bằng nhiềubiện pháp khác nhau. Trong phạm vi bài báo này chúng tôi đề cập đến việc sử dụng sơ đồtư duy trong dạy học hoá học phần hoá học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông (THPT) đểphát triển năng lực tự học cho HS tỉnh Sơn La.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cơ sở lí luận về tự học và năng lực tự học Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh trithức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạtđược mục đích nhất định [4].Ngày nhận bài: 22/3/2014. Ngày nhận đăng: 21/5/2014.Tác giả liên lạc: Nguyễn Ngọc Duy, e-mail: nguyenduydhtb@gmail.com.132 Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học... Tự học có thể diễn ra theo cả 3 hình thức: Tự học không có hướng dẫn: người họctự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. Tự học có hướng dẫn: cóGV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. Tựhọc có hướng dẫn trực tiếp: có tài liệu và tiếp xúc trực tiếp với GV một số tiết trong ngày,trong tuần, được thầy hướng dẫn, giảng giải sau đó về nhà tự học. Năng lực tự học của HS được hiểu là khả năng tự thu nhận tri thức và vận dụng nómột cách hiệu qủa trong hoạt động học tập tích cực ở mức độ độc lập cao nhất có thể.Năng lực tự học được thể hiện bởi khả năng làm chủ quá trình học tập thu nhận, nắm vữnghệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và kết nối chúng một cách hợp lí trong việc thực hiệnthành công nhiệm vụ học tập và vận dụng chúng để giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ratrong cuộc sống của HS. Năng lực tự học của HS là một yếu tố cấu thành trong hoạt độnghọc tập và tồn tại trong quá trình vận dụng, phát triển của các hoạt động học tập cụ thể.Do vậy năng lực này vừa là mục tiêu vừa là kết quả hoạt động học tập và được hình thành,phát triển trong chính các hoạt động học tập này. Theo [2] cấu trúc chung của năng lực được mô tả là sự kết hợp của bốn năng lựcthành phần bao gồm: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội vànăng lực cá thể. Như vậy năng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng cũng như quan điểm vàthái độ mà một cá nhân có để hành động thành công trong các tình huống mới. Từ cấu trúc chung của năng lực, chúng tôi xác định năng lực tự học của HS là sựtổng hoà của các năng lực sau: Năng lực nhận thức và tư duy, năng lực thu thập và xử líthông tin, năng lực ghi nhớ và vận dụng kiến thức, năng lực hợp tác, năng lực phát triểncá nhân và đánh giá. Năng lực tự học của HS được xác định thông qua các biểu hiện sau: - Có khả năng nhận thức và tư duy trong quá trình học tập môn học. - Có khả năng thu thập thông tin từ các nguồn (sách, báo, mạng internet. . . ), xử lí,đánh giá, trình bày chúng theo sự hiểu biết của mình và ghi nhớ chúng. - Có khả năng ghi nhớ các kiến thức và biết vận dụng chúng trong việc giải quyếtcác vấn đề học tập trong tình huống mới. - Có khả năng hợp tác, làm việc trong nhóm, biết lắng nghe, chia sẻ, giải quyết xungđột và thể hiện trách nhiệm của mình trong giải quyết vấn đề học tập. - Tự đánh giá điểm mạnh, yếu và xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân. Việc đánh giá năng lực tự học củ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: