Phát triển nông nghiệp theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Bình Phước
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 657.03 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu "Phát triển nông nghiệp theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Bình Phước" phát hiện và phân tích một số mô hình nông nghiệp theo hướng tuần hoàn ở tỉnh Bình Phước, các thế mạnh, khó khăn, thách thức để phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại tỉnh đầy tiềm năng của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nông nghiệp theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Bình Phước PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC Trần Thị Tuyến, Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Thị Liệu Trường Đại học Vinh 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. Hệ thống này bao gồm bốn vòng lặp: reuse, repair, reconditioning và recycling. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn (KTTH) được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce và Turner (1990)1. Nó được dùng để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống. Nó chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và trong phạm vi này, là các mô hình kinh doanh. Hay nói một cách đơn giản Kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một phân ngành. KTTH một phần góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khái niệm KTTH hiện nay cũng được tiêu chuẩn hóa trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 14009:2020: Environmental management systems - Guidelines for incorporating material circulation in design and development là “Sự tiếp cận có hệ thống đến thiết kế các mô hình kinh doanh, cho phép quản lý bền vững các nguồn nguyên vật liệu trong sản phẩm”2. Ở Việt Nam, xây dựng KTTH đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra định hướng “phát triển các mô hình KTTH để sử dụng hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất” 3. Luật BVMT năm 2020 cũng đã quy định “Kinh tế tuần hoàn” là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được 1 ISO 14009:2020, Environmental management systems - Guidelines for incorporating material circulation in design and development (https://www.iso.org/standard/43244.html). 2 S. H. R. O. Andrew Morlet, 'Delivering the Circular Economy A toolkit for policy makers,' Ellen MacArthur Foundation, 2015. 3 Đảng Cộng sản Việt nam Khóa 13, 'Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030,' [Online]. | 211 xem là một trong những chính sách ưu đãi, hỗ trợ và phát triển kinh tế môi trường, sẽ góp phần đẩy nhanh việc phát triển kinh tế tại Việt Nam (Điều 142). Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, kinh tế tuần hoàn thực chất đã được nông dân thực hiện lâu đời dựa trên hiểu biết về chuỗi thức ăn, thể hiện ở mô hình VAC, mô hình VACR trong nông nghiệp. Khi khoa học phát triển, các mô hình đã sử dụng công nghệ Biomas, mô hình thu gom phế phẩm nông nghiệp như thân các loại cây, rơm, vỏ trấu, mô hình bioaquatic trong nuôi trồng thủy sản,… Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hằng năm, ngành nông nghiệp có khoảng 114 triệu tấn phế phụ phẩm là thân cây ngô, cây đậu, rơm rạ, vỏ trấu, xơ dừa, gáo dừa... Nếu các phế phụ phẩm trong nông nghiệp sẽ được chế biến thành phân hữu cơ hoặc sản xuất ra những sản phẩm khác nếu thực hiện được kinh tế tuần hoàn. Đây thực sự là nguồn tài nguyên, một loại tài nguyên không những vô tận mà còn vô cùng hữu ích. Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất Nam Bộ, có thế mạnh về phát triển nông nghiệp: Diện tích đất tự nhiên là 6855,99 km2, có 7 nhóm đất chính và 13 loại đất, đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, hồ tiêu... Người nông dân năng động, có bản lĩnh và kinh nghiệm phát triển vùng kinh tế mới, thích ứng với thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Người nông dân ở địa phương biết kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Mô hình trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tuần hoàn đã được người dân ở địa phương áp dụng rất hiệu quả. Nó thúc đẩy canh tác hữu cơ, thói quen không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ, phân hóa học, chất bảo quản,… Điều này góp phần không nhỏ vào bảo vệ môi trường, giúp phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Nghiên cứu này phát hiện và phân tích một số mô hình nông nghiệp theo hướng tuần hoàn ở tỉnh Bình Phước, các thế mạnh, khó khăn, thách thức để phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại tỉnh đầy tiềm năng của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp Các tài liệu về kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tuần hoàn được thu thập, tổng hợp, phân tích để tổng quan và xác định nội hàm của nông nghiệp tuần hoàn. Đó là cơ sở cho việc nhận diện mô hình nông nghiệp tuần hoàn và định hướng phân tích ở tỉnh Bình Phước. 212 | 2.2. Khảo sát thực địa - Tuyến khảo sát Các tuyến, điểm khảo sát được thiết kế trên cơ sở phân tích thông tin thứ cấp và phân tích dữ liệu không gian. Các tuyến, điểm khảo sát thực địa gồm: + Tuyến 1: xã Lộc Phú và xã Lộc Quang huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. + Tuyến 2: Đồng Xoài - Phú Riềng - Bù Đăng - Điểm khảo sát + Mô hình chăn nuôi theo hướng tuần hoàn: mô hình nuôi lợn quy mô trang trại tại xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước; + Vùng trồng điều tại xã Long Hưng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước; + Xưởng sản xuất điều và chế biến quả điều tại… 2.3. Điều tra xã hội học - Phỏng vấn bán cấu trúc Kĩ thuật phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện đối với cán bộ xã ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nông nghiệp theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Bình Phước PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC Trần Thị Tuyến, Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Thị Liệu Trường Đại học Vinh 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. Hệ thống này bao gồm bốn vòng lặp: reuse, repair, reconditioning và recycling. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn (KTTH) được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce và Turner (1990)1. Nó được dùng để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống. Nó chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và trong phạm vi này, là các mô hình kinh doanh. Hay nói một cách đơn giản Kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một phân ngành. KTTH một phần góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khái niệm KTTH hiện nay cũng được tiêu chuẩn hóa trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 14009:2020: Environmental management systems - Guidelines for incorporating material circulation in design and development là “Sự tiếp cận có hệ thống đến thiết kế các mô hình kinh doanh, cho phép quản lý bền vững các nguồn nguyên vật liệu trong sản phẩm”2. Ở Việt Nam, xây dựng KTTH đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra định hướng “phát triển các mô hình KTTH để sử dụng hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất” 3. Luật BVMT năm 2020 cũng đã quy định “Kinh tế tuần hoàn” là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được 1 ISO 14009:2020, Environmental management systems - Guidelines for incorporating material circulation in design and development (https://www.iso.org/standard/43244.html). 2 S. H. R. O. Andrew Morlet, 'Delivering the Circular Economy A toolkit for policy makers,' Ellen MacArthur Foundation, 2015. 3 Đảng Cộng sản Việt nam Khóa 13, 'Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030,' [Online]. | 211 xem là một trong những chính sách ưu đãi, hỗ trợ và phát triển kinh tế môi trường, sẽ góp phần đẩy nhanh việc phát triển kinh tế tại Việt Nam (Điều 142). Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, kinh tế tuần hoàn thực chất đã được nông dân thực hiện lâu đời dựa trên hiểu biết về chuỗi thức ăn, thể hiện ở mô hình VAC, mô hình VACR trong nông nghiệp. Khi khoa học phát triển, các mô hình đã sử dụng công nghệ Biomas, mô hình thu gom phế phẩm nông nghiệp như thân các loại cây, rơm, vỏ trấu, mô hình bioaquatic trong nuôi trồng thủy sản,… Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hằng năm, ngành nông nghiệp có khoảng 114 triệu tấn phế phụ phẩm là thân cây ngô, cây đậu, rơm rạ, vỏ trấu, xơ dừa, gáo dừa... Nếu các phế phụ phẩm trong nông nghiệp sẽ được chế biến thành phân hữu cơ hoặc sản xuất ra những sản phẩm khác nếu thực hiện được kinh tế tuần hoàn. Đây thực sự là nguồn tài nguyên, một loại tài nguyên không những vô tận mà còn vô cùng hữu ích. Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất Nam Bộ, có thế mạnh về phát triển nông nghiệp: Diện tích đất tự nhiên là 6855,99 km2, có 7 nhóm đất chính và 13 loại đất, đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, hồ tiêu... Người nông dân năng động, có bản lĩnh và kinh nghiệm phát triển vùng kinh tế mới, thích ứng với thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Người nông dân ở địa phương biết kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Mô hình trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tuần hoàn đã được người dân ở địa phương áp dụng rất hiệu quả. Nó thúc đẩy canh tác hữu cơ, thói quen không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ, phân hóa học, chất bảo quản,… Điều này góp phần không nhỏ vào bảo vệ môi trường, giúp phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Nghiên cứu này phát hiện và phân tích một số mô hình nông nghiệp theo hướng tuần hoàn ở tỉnh Bình Phước, các thế mạnh, khó khăn, thách thức để phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại tỉnh đầy tiềm năng của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp Các tài liệu về kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tuần hoàn được thu thập, tổng hợp, phân tích để tổng quan và xác định nội hàm của nông nghiệp tuần hoàn. Đó là cơ sở cho việc nhận diện mô hình nông nghiệp tuần hoàn và định hướng phân tích ở tỉnh Bình Phước. 212 | 2.2. Khảo sát thực địa - Tuyến khảo sát Các tuyến, điểm khảo sát được thiết kế trên cơ sở phân tích thông tin thứ cấp và phân tích dữ liệu không gian. Các tuyến, điểm khảo sát thực địa gồm: + Tuyến 1: xã Lộc Phú và xã Lộc Quang huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. + Tuyến 2: Đồng Xoài - Phú Riềng - Bù Đăng - Điểm khảo sát + Mô hình chăn nuôi theo hướng tuần hoàn: mô hình nuôi lợn quy mô trang trại tại xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước; + Vùng trồng điều tại xã Long Hưng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước; + Xưởng sản xuất điều và chế biến quả điều tại… 2.3. Điều tra xã hội học - Phỏng vấn bán cấu trúc Kĩ thuật phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện đối với cán bộ xã ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Phước Kinh tế tuần hoàn tỉnh Bình Phước Phát triển kinh tế tuần hoàn Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 Mô hình nông nghiệp tuần hoànGợi ý tài liệu liên quan:
-
17 trang 63 0 0
-
Hỏi đáp Pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan đến doanh nghiệp
60 trang 55 0 0 -
Từ kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
4 trang 41 0 0 -
Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Những bước đi ban đầu và giải pháp
9 trang 35 0 0 -
Kinh tế tuần hoàn: một số lý luận cơ bản, kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi mở đối với Việt Nam
11 trang 32 0 0 -
Phát triển kinh tế tuần hoàn hướng tới nền kinh tế xanh
10 trang 32 0 0 -
Làng nghề tái chế nhựa trong bối cảnh thực thi EPR
11 trang 29 0 0 -
Tăng cường khả năng chống chịu của các tỉnh, thành phố Việt Nam trước tác động của biến đổi khí hậu
4 trang 29 0 0 -
Cộng sinh công nghiệp - đô thị - dịch vụ thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
3 trang 29 0 0 -
Một số mô hình và phương pháp phân loại xanh trong phát triển kinh tế tuần hoàn
4 trang 26 0 0