Danh mục

Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 512.85 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu. Để nền nông nghiệp phát triển bền vững, Việt Nam cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay Phát triển nông nghiệp Việt Nam... PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY LÊ THỊ THANH HÀ * Tóm tắt: Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu. Để nền nông nghiệp phát triển bền vững, Việt Nam cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là: đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; đổi mới, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển nông nghiệp và đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho phát triển nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc phát triển nông nghiệp nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ khóa: Phát triển nông nghiệp; biến đổi khí hậu; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới phát triển nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp (bao gồm cả nông nghiệp, lâm nhiệp và ngư nghiệp) là ngành sản xuất vật chất hình thành đầu tiên của xã hội loài người và luôn là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sau hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, với hơn 70% dân cư đang sống dựa vào sản xuất và phát triển nông nghiệp. Vì vậy, phát triển nông nghiệp đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Theo nghiên cứu của nhóm DARA International, Việt Nam hiện đứng đầu trong danh sách các nước có mức thiệt hại về nông nghiệp và thủy sản do biến đổi khí hậu ở mức nguy cấp, tức là ở mức báo động đỏ. Trong đó, riêng ngành thủy sản tổn thất khoảng 1,5 tỷ USD năm 2010 và mức thiệt hại này sẽ tăng lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030(1). Có thể khái quát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát Tiến sĩ, Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. (1) Nguồn: “Thủy sản Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất do biến đổi khí hậu”, www.tinmoi.vn, ngày 11 tháng 1 năm 2013. (*) 41 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) - 2014 triển nông nghiệp ở Việt Nam trên một số lĩnh vực cơ bản sau: Một là, ảnh hưởng tới đất sản xuất nông nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 79% diện tích đất (26,1 triệu ha). Đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp đã lên đến 3,7 triệu ha; đáng chú ý là diện tích đất chưa đưa vào sử dụng vẫn còn 3,3 triệu ha, chiếm 10%. Song, diện tích đất này bị suy thoái và hoang mạc hóa, mất giá trị sử dụng. Hiện tượng xâm ngập mặn đang xảy ra dọc bờ biển các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ, các tỉnh duyên hải Miền Trung, khu vực hạ lưu sông Đồng Nai làm mất đi nhiều diện tích đất canh tác. Theo thống kê sơ bộ, cả nước hiện có 1,77 triệu ha đất(2) bị nhiễm mặn, đồng nghĩa với việc người nông dân không có đất để sản xuất nông nghiệp theo cách truyền thống. Với kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đến năm 2100 nước biển dâng cao 1m sẽ có khoảng 39% diện tích đất trồng trọt của đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn lúa/năm (tương đương với 40,52% tổng sản lượng lúa của cả vùng). Như vậy, Việt Nam sẽ có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2100 bởi đã mất đi 42 21,39% sản lượng lúa cả nước(3). Hiện tượng mưa bão bất thường gây lũ lụt rửa trôi các chất dinh dưỡng, sói mòn làm hoang mạc hóa, mất tính năng sản xuất của đất. Nhiều nơi bị sạt lở mất nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Các vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất là các tỉnh miền núi, nơi có độ dốc cao (Trung du miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ). Theo Báo cáo trạm quan trắc môi trường ở Tây nguyên năm 2009, hàng năm lượng đất bị sói mòn do hiện tượng mưa, bão bất thường dao động từ 33,8 – 150,5 tấn/ha/năm(4). Nếu Việt Nam không có biện pháp hữu hiệu làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì sẽ thiếu đất phát triển nông nghiệp, đe dọa an ninh lương thực và không đạt mục tiêu phát triển bền vững. Biến đổi khí hậu làm mùa khô kéo dài, hạn hán gia tăng đang dẫn tới tình trạng hoang mạc hóa, suy thoái đất, đặc biệt là các tỉnh miền Trung trong những năm gần đây. Theo Thống kê của Tổng cục lâm nghiệp, hiện nay nước ta có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan đến hoang mạc hóa, chiếm 28,8% diện tích đất tự nhiên, trong đó có khoảng 2 triệu Tuấn Ngọc: “Biến đổi khí hậu thách thức ngành nông nghiệp”, http://dangcongsan.vn/, ngày 04 tháng 03 năm 2014. (3) Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010”, Chương 2, tr. 34, Website: Http://vea.gov.vn. (4) Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010”, Chương 3, tr. 58, Website: Http://vea.gov.vn. (2) Phát triển nông nghiệp Việt Nam... ha đất đang được sử dụng đã bị thoái hóa nặng và hơn 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Ngoài ra, gần đây còn xảy ra tình trạng hoang mạc hóa do cát di động, cát bay và cát trượt lở rất nghiêm trọng, nhất là ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Với thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm chỉ khoảng 700mm nên mỗi năm có khoảng 10 – 20 ha đất bị lấn chiếm do cát di động. Nếu tình trạng nhiệt độ tăng cao, hạn hán, mưa lũ bất thường do biến đổi khí hậu không được kiểm soát trong những năm tới, thì nguy cơ thiếu đất sản xuất nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Hai là, ảnh hưởng tới nguồn nước tưới tiêu. Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với lượng nước mặ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: