Danh mục

Phát triển nông nghiệp xanh của tỉnh Lào Cai

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.04 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các thách thức trong phát triển nông nghiệp xanh của Lào Cai, bài viết "Phát triển nông nghiệp xanh của tỉnh Lào Cai" đề xuất những giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nông nghiệp xanh của tỉnh Lào CaiKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIATHÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH CỦA TỈNH LÀO CAI Nguyễn Thị Như Quỳnh Đảng ủy phường Xuân Tăng, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai / Email: nhuquynhtgtp@gmail.com Tóm tắt: Thời gian qua, Lào Cai coi nông nghiệp là hạt nhân của nền kinh tế, đặt mục tiêu phát triển xanh, bền vững, lâu dài lên hàng đầu gắn với 5 nhiệm vụ đặc biệt gồm “giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường, giữ dân và giữ biên giới”. Nông nghiệp Lào Cai cũng đặt mục tiêu đột phá về giống, đất, phát triển hữu cơ; phấn đấu “đi sau, về trước”. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp xanh của Lào Cai vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các thách thức trong phát triển nông nghiệp xanh của Lào Cai, tác giả đề xuất những giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới. Từ khóa: kinh tế xanh, nông nghiệp xanh, tỉnh Lào Cai 1. Giới thiệu Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, phát triển nông nghiệpxanh không những góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tàinguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường mà còn làm thay đổi cơ cấu sản xuấtvà tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đờisống cho người dân. Đối với nông nghiệp Việt Nam, phát triển kinh tế xanh cầnđược xem như là một trong những giải pháp quan trọng cho sự phát triển bềnvững ở khu vực này. Trong thời gian qua, Lào Cai đã coi nông nghiệp là hạt nhân của nền kinh tế,đặt mục tiêu phát triển xanh, bền vững, lâu dài lên hàng đầu gắn với 5 nhiệmvụ đặc biệt gồm “giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường, giữ dân và giữ biên giới”.Nông nghiệp Lào Cai cũng đặt mục tiêu đột phá về giống, đất, phát triển hữucơ; phấn đấu “đi sau, về trước”. Tuy nhiên, nền nông nghiệp xanh của Lào Caivẫn còn nhiều rào cản, cần khắc phục trong thời gian tới. 2. Khái niệm và lợi ích của nông nghiệp xanh 2.1. Khái niệm nông nghiệp xanh Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2010), nông nghiệpxanh là cách thức phát triển ngành nông nghiệp, trong đó tối đa hóa cơ hội khaithác các nguồn tài nguyên sạch, dẫn đến một mô hình nông nghiệp tăng trưởngbền vững gắn hơn với bảo vệ môi trường. Nông nghiệp xanh hay cụ thể hơn lànông nghiệp hữu cơ đảm bảo 4 nguyên tắc: Sức khỏe, Sinh thái, Công bằng,Cẩn trọng dần trở thành hướng đi mới nhằm xây dựng một nền nông nghiệp vănminh thích ứng với biến đổi khí hậu. Còn GS, TS. Võ Tòng Xuân thì cho rằng: “Nông nghiệp xanh có thể hiểu đơngiản là nền nông nghiệp phù hợp với môi trường sinh thái, không phát thải khí nhà350 Kinh tế và Dự báo KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIATHÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆPkính. Việt Nam hướng tới nền nông nghiệp xanh là cần thực hành nông nghiệp đểkhông phát thải khí nhà kính, không gây ra tác động biến đổi khí hậu” [4]. Như vậy, theo tác giả, nông nghiệp xanh có thể hiểu là nền nông nghiệp phùhợp với môi trường sinh thái, không phát thải khí nhà kính. Nông nghiệp xanhhướng đến nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, phát triển công nghệ xử lývà tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, ổn định kinh tế và giúp cho người nông dâncó chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh tháinông nghiệp... đảm bảo nông nghiệp bền vững trên cả trụ cột kinh tế, xã hội vàmôi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh. 2.2. Lợi ích của nông nghiệp xanh Dựa trên nội hàm của định nghĩa về nông nghiệp xanh, theo tác giả, lợi íchcủa nông nghiệp xanh sẽ là: (i) Phục hồi và cải thiện sức khỏe của đất, giúp đất được phục hồi, loại bỏdần các chất độc hại vốn có, màu mỡ tự nhiên khiến đất được “trẻ hóa” theothời gian, giúp tăng hàm lượng đạm trong đất, cân bằng lượng dinh dưỡng trongđất, đất giữ được độ phì nhiêu theo thời gian. (ii) Giảm lượng khí thải và tác động của các hóa chất độc hại. Việc không sửdụng hóa chất độc hại sẽ giúp cân bằng nguồn dinh dưỡng, giúp hệ sinh vật đấtđược phục hồi, hệ sinh thái đồng ruộng ổn định hơn. (iii) Hệ sinh thái tự nhiên cân bằng và duy trì đa dạng sinh học. (iv) Tạo ra các sản phẩm lành mạnh đáng tin cậy, thơm ngon giữ được hươngvị tự nhiên đặc trưng và hoàn toàn không tồn dư các chất độc hại, kháng sinhtrên sản phẩm. (v) Đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường không còn tình trạngrơi vãi bao bì phân bón, hóa chất độc hại ra môi trường, không còn tình trạngrửa trôi phân bón dư thừa, hóa chất bảo ...

Tài liệu được xem nhiều: