Danh mục

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa ở thành phố Hà Nội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.12 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo nghiên cứu hoạt động của ngành này theo hướng sản xuất hàng hóa và đề xuất những định hướng phát triển đến năm 2020 nhằm một mặt khai thác có hiệu quả tiềm năng sẵn có và mặt khác, góp phần thỏa mãn nhu cầu về thực phẩm tại chỗ cho nhân dân Thủ đô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa ở thành phố Hà Nội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 20-27 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Lê Mỹ Dung Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hà Nội là trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước, đồng thời cũng là thành phố triệu dân. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm của nhân dân, một “vành đai xanh” của Thành phố đã được hình thành. Bên cạnh các loại thực phẩm thiết yếu như rau, quả, thịt, trứng, sữa không thể không nhắc tới thủy sản. Hà Nội có những tiềm năng nhất định để phát triển nuôi trồng thủy sản. Trên cơ sở đó, bài báo nghiên cứu hoạt động của ngành này theo hướng sản xuất hàng hóa và đề xuất những định hướng phát triển đến năm 2020 nhằm một mặt khai thác có hiệu quả tiềm năng sẵn có và mặt khác, góp phần thỏa mãn nhu cầu về thực phẩm tại chỗ cho nhân dân Thủ đô. Từ khóa: Nuôi trồng thủy sản, sản xuất hàng hóa, Hà Nội .1. Mở đầu Hà Nội là thành phố triệu dân với nhu cầu ngày càng tăng về nguồn thực phẩm có chấtlượng. Ngoài các loại thực phẩm thông dụng như rau, quả, thịt, trứng, sữa thì thủy sản là một trongnhững mặt hàng không thể thay thế và rất được ưa chuộng. Với một thành phố gần 7 triệu người(năm 2012), trong đó có khoảng 3 triệu dân thành thị mà mức sống lại cao nên nhu cầu hàng ngàyvề thủy sản là rất lớn. Mặt khác, trên địa bàn Thành phố nuôi trồng thủy sản có những điều kiện thuận lợi hơn hẳnso với đánh bắt với diện tích mặt nước rộng từ mạng lưới ao, hồ, đầm và ruộng trũng. Quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6 tháng 7 năm 2011 đã chỉ rõ ngành thủy sản, nhất làhoạt động nuôi trồng sẽ phát triển theo hướng hàng hóa, thâm canh và bền vững [6]. Trên thựctế, việc nuôi trồng thủy sản hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có củaThành phố. Vì thế, phát triển hoạt động này theo hướng sản xuất hàng hóa để khai thác có hiệuquả các tiềm năng nhằm tạo ra nhiều sản phẩm tại chỗ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao củanhân dân Thủ đô là vấn đề cần được nghiên cứu.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Vai trò của ngành thủy sản Ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm với chất lượngcao cho nhân dân Thành phố. Thủy sản là loại thực phẩm thường xuyên có mặt trong bữa ăn hàngLiên hệ: Lê Mỹ Dung, e-mail: dungle128@yahoo.com.vn20 Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa ở Thành phố Hà Nộingày của người dân. Theo Ủy ban Quốc gia về an ninh thực phẩm và dinh dưỡng, thủy sản chiếm29,4% nhu cầu về thực phẩm trong cơ cấu khẩu phần ăn hàng năm của người dân Hà Nội ở giaiđoạn 2005 - 2012. Cũng trong giai đoạn này, ngành thủy sản cung cấp bình quân hàng năm khoảng5 vạn tấn thủy sản nước ngọt cho thị trường Thành phố, trong đó tuyệt đại bộ phận là sản phẩm từhoạt động nuôi trồng [2]. Ngành thủy sản còn có những đóng góp nhất định vào việc tăng nhanh và chuyển dịch cơcấu kinh tế của các ngành nông - lâm - thủy sản. Trong các ngành này, thủy sản luôn là ngành dẫnđầu về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất. Mặc dù bị chi phối nhiều bởi thiên tai, dịch bệnh nhưngtrong giai đoạn 2005 - 2012 có những năm tốc độ gia tăng đạt đến hai con số (như các năm 2005,2009, 2010). Là ngành có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn, tốc độ tăng trưởng cao, ngành thủysản đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản. Ngành thủy sản thu hút lực lượng lao động đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhândân ở khu vực nông thôn. Tham gia hoạt động trong ngành này năm 2010 cả Thành phố có gần 21nghìn hộ với khoảng 37 vạn lao động trực tiếp [2]. Đời sống của họ ngày càng ổn định hơn. Ngành thủy sản cũng góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng về tự nhiên của Thành phố.Việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa năng suất thấp và các vùng thường xuyên bị ngập úng sangnuôi trồng thủy sản đã đem lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế, xã hội, môi trường. Tính đến năm 2010đã có 7.876 ha ruộng trũng thuộc 14 huyện chuyển sang các mô hình: chăn nuôi kết hợp nuôi trồngthủy sản hoặc chuyên nuôi trồng thủy sản.2.2. Các điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản2.2.1. Thị trường tiêu thụ Đối với một thành phố đông dân như Hà Nội thì thị trường tại chỗ có ý nghĩa quyết địnhđến việc hình thành và phát triển nuôi trồng thủy sản. Sau khi mở rộng địa giới hành chính ngày 1 tháng 8 năm 2008, dân số Hà Nội tăng lên đángkể. Tính đến năm 2012, Thành phố có hơn 6.957 nghìn người với mật độ dân số 2.093 người/km2 .Số dân thành thị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: