Phát triển suy luận của học sinh qua tiếp cận kết thúc mở có sử dụng biểu diễn đồ thị hàm số
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 755.49 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp cận kết thúc mở là phương pháp dạy học có thể giúp người học có thể tự khám phá các kiến thức theo cách riêng của mình. Bài viết này sẽ nêu ra những vai trò của tiếp cận kết thúc mở có sử dụng biểu diễn đồ thị hàm số đối với sự phát triển suy luận của học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển suy luận của học sinh qua tiếp cận kết thúc mở có sử dụng biểu diễn đồ thị hàm số PHÁT TRIỂN SUY LUẬN CỦA HỌC SINH QUA TIẾP CẬN KẾT THÚC MỞ CÓ SỬ DỤNG BIỂU DIỄN ĐỒ THỊ HÀM SỐ PHAN THỊ THÚY HÀ Trường THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình Tóm tắt: Tiếp cận kết thúc mở là phương pháp dạy học có thể giúp người học có thể tự khám phá các kiến thức theo cách riêng của mình. Bài viết này sẽ nêu ra những vai trò của tiếp cận kết thúc mở có sử dụng biểu diễn đồ thị hàm số đối với sự phát triển suy luận của học sinh. Những tình huống tiếp cận kết thúc mở được thiết kế phù hợp sẽ giúp học sinh huy động nhiều kiến thức, kỹ năng đã biết từ đó đề xuất cách tiếp cận và khám phá tri thức mới. Từ khóa: suy luận, tiếp cận kết thúc mở, biểu diễn trực quan, biểu diễn đồ thị hàm số 1. MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hàng ngày con người thường tiếp xúc với những tình huống hoặc vấn đề với những thông tin chưa đầy đủ, ví dụ như: bác sĩ quan sát các triệu chứng của bệnh nhân, thám tử quan sát hiện trường của vụ việc, chúng ta quan sát hiện tượng bãi cỏ bị ướt… Từ những quan sát và chứng cớ thu thập được, con người hình thành nên những giả thuyết để lý giải cho tình huống hoặc vấn đề thực tế đó. Các biểu diễn là một công cụ mạnh để khám phá các vấn đề toán học; cho phép học sinh trao đổi các cách tiếp cận bài toán, những lý lẽ và việc hiểu của các em; giúp học sinh nhận thấy ý nghĩa của các khái niệm toán học và mối quan hệ giữa chúng; áp dụng toán vào những vấn đề thực tế (NCTM, [3]). Như vậy, việc tạo ra các tình huống học tập với những vấn đề thiếu thông tin là cần thiết trong dạy học toán. Nghiên cứu gần đây liên quan đến phương pháp tiếp cận kết thúc mở như: Becker & Shimada [2], tác giả đã đưa ra khái niệm phương pháp tiếp cận kết thúc mở, vai trò của phương pháp tiếp cận kết thúc mở trong dạy học; Trần Vui [5] đã đưa ra khái niệm câu hỏi kết thúc mở, các ưu điểm và hạn chế của câu hỏi kết thúc mở. Phương pháp dạy học tiếp cận kết thúc mở có vai trò như thế nào trong việc phát triển tư duy cũng như khả năng suy luận của học sinh? Các vấn đề được xây dựng trong tình huống tiếp cận kết thúc thỏa mãn những yêu cầu nào? Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả chỉ đề cập đến một số tình huống dạy học tiếp cận kết thúc mở có sử dụng biểu diễn đồ thị hàm số nhằm phát triển khả năng suy luận của học sinh đã được kiểm chứng qua thực nghiệm. 2. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT 2.1. Các loại suy luận Suy luận là quá trình sử dụng những kiến thức đã biết đến để kết luận, đưa ra những phán đoán mới hay giải thích cho các kết quả. Theo Peirce [4] thì một hành động suy luận phải thuộc ít nhất một trong ba loại cơ bản: suy diễn, quy nạp và ngoại suy. Suy diễn là quá trình suy luận từ một quy tắc đã biết đến và một trường hợp để dẫn đến một kết quả. Quy nạp là quá trình suy luận từ một trường hợp và kết quả để đi đến một quy luật. Ngoại suy là quá trình suy luận đi từ một quy tắc đã biết và một kết quả để đưa ra một trường hợp. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 35-41 36 PHAN THỊ THÚY HÀ Một quy trình suy luận tổng quát có thể tiến hành như sau: ngoại suy với vai trò là đề xuất một lý thuyết; sử dụng suy diễn để suy ra từ ý tưởng lý thuyết đó một loạt các hệ quả khác nhau dẫn đến đòi hỏi tiến hành thực hiện các thực nghiệm; nếu các dự đoán ban đầu về lý thuyết được kiểm chứng, chúng ta tin tưởng rằng lý thuyết đề ra ban đầu là đúng. 2.2. Vấn để kết thúc mở Vấn đề kết thúc mở là những vấn đề được xây dựng để có nhiều câu trả lời xác đáng (Becker & Shimada, [2], pp. 1). Vấn đề kết thúc mở có nội dung toán cụ thể cho phép học sinh trả lời một cách phù hợp tùy theo mức độ của học sinh. Hầu hết các vấn đề có kết thúc mở đòi hỏi sự nhập cuộc trí tuệ của học sinh, nó tạo điều kiện cho các em học tập thông qua sự nhập cuộc. Nhiều vấn đề loại này cũng cho cơ hội thành lập tổng quát hóa từ những kết quả đạt được (Trần Vui, [5]). 2.3. Tiếp cận kết thúc mở Theo Becker & Shimada [2], trong phương pháp tiếp cận kết thúc mở, một vấn đề “chưa đầy đủ” được trình bày đầu tiên; bài học sau đó tiến hành bằng cách sử dụng nhiều câu trả lời xác đáng cho vấn đề, cung cấp kinh nghiệm trong việc tìm kiếm một cái gì đó mới trong tiến trình. Điều này có thể được thực hiện thông qua kết hợp kiến thức của học sinh, kỹ năng, hay cách suy nghĩ trước đây đã được học. Trong phương pháp tiếp cận kết thúc mở giáo viên cho học sinh một tình huống với các vấn đề mà các giải pháp hoặc câu trả lời không phải xác định một cách duy nhất. Giáo viên sử dụng sự đa dạng của cách tiếp cận vấn đề để cung cấp cho học sinh kinh nghiệm trong việc tìm kiếm hoặc khám phá những điều mới. 2.4. Biểu diễn trực quan Theo Arcavi [1], ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển suy luận của học sinh qua tiếp cận kết thúc mở có sử dụng biểu diễn đồ thị hàm số PHÁT TRIỂN SUY LUẬN CỦA HỌC SINH QUA TIẾP CẬN KẾT THÚC MỞ CÓ SỬ DỤNG BIỂU DIỄN ĐỒ THỊ HÀM SỐ PHAN THỊ THÚY HÀ Trường THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình Tóm tắt: Tiếp cận kết thúc mở là phương pháp dạy học có thể giúp người học có thể tự khám phá các kiến thức theo cách riêng của mình. Bài viết này sẽ nêu ra những vai trò của tiếp cận kết thúc mở có sử dụng biểu diễn đồ thị hàm số đối với sự phát triển suy luận của học sinh. Những tình huống tiếp cận kết thúc mở được thiết kế phù hợp sẽ giúp học sinh huy động nhiều kiến thức, kỹ năng đã biết từ đó đề xuất cách tiếp cận và khám phá tri thức mới. Từ khóa: suy luận, tiếp cận kết thúc mở, biểu diễn trực quan, biểu diễn đồ thị hàm số 1. MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hàng ngày con người thường tiếp xúc với những tình huống hoặc vấn đề với những thông tin chưa đầy đủ, ví dụ như: bác sĩ quan sát các triệu chứng của bệnh nhân, thám tử quan sát hiện trường của vụ việc, chúng ta quan sát hiện tượng bãi cỏ bị ướt… Từ những quan sát và chứng cớ thu thập được, con người hình thành nên những giả thuyết để lý giải cho tình huống hoặc vấn đề thực tế đó. Các biểu diễn là một công cụ mạnh để khám phá các vấn đề toán học; cho phép học sinh trao đổi các cách tiếp cận bài toán, những lý lẽ và việc hiểu của các em; giúp học sinh nhận thấy ý nghĩa của các khái niệm toán học và mối quan hệ giữa chúng; áp dụng toán vào những vấn đề thực tế (NCTM, [3]). Như vậy, việc tạo ra các tình huống học tập với những vấn đề thiếu thông tin là cần thiết trong dạy học toán. Nghiên cứu gần đây liên quan đến phương pháp tiếp cận kết thúc mở như: Becker & Shimada [2], tác giả đã đưa ra khái niệm phương pháp tiếp cận kết thúc mở, vai trò của phương pháp tiếp cận kết thúc mở trong dạy học; Trần Vui [5] đã đưa ra khái niệm câu hỏi kết thúc mở, các ưu điểm và hạn chế của câu hỏi kết thúc mở. Phương pháp dạy học tiếp cận kết thúc mở có vai trò như thế nào trong việc phát triển tư duy cũng như khả năng suy luận của học sinh? Các vấn đề được xây dựng trong tình huống tiếp cận kết thúc thỏa mãn những yêu cầu nào? Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả chỉ đề cập đến một số tình huống dạy học tiếp cận kết thúc mở có sử dụng biểu diễn đồ thị hàm số nhằm phát triển khả năng suy luận của học sinh đã được kiểm chứng qua thực nghiệm. 2. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT 2.1. Các loại suy luận Suy luận là quá trình sử dụng những kiến thức đã biết đến để kết luận, đưa ra những phán đoán mới hay giải thích cho các kết quả. Theo Peirce [4] thì một hành động suy luận phải thuộc ít nhất một trong ba loại cơ bản: suy diễn, quy nạp và ngoại suy. Suy diễn là quá trình suy luận từ một quy tắc đã biết đến và một trường hợp để dẫn đến một kết quả. Quy nạp là quá trình suy luận từ một trường hợp và kết quả để đi đến một quy luật. Ngoại suy là quá trình suy luận đi từ một quy tắc đã biết và một kết quả để đưa ra một trường hợp. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 35-41 36 PHAN THỊ THÚY HÀ Một quy trình suy luận tổng quát có thể tiến hành như sau: ngoại suy với vai trò là đề xuất một lý thuyết; sử dụng suy diễn để suy ra từ ý tưởng lý thuyết đó một loạt các hệ quả khác nhau dẫn đến đòi hỏi tiến hành thực hiện các thực nghiệm; nếu các dự đoán ban đầu về lý thuyết được kiểm chứng, chúng ta tin tưởng rằng lý thuyết đề ra ban đầu là đúng. 2.2. Vấn để kết thúc mở Vấn đề kết thúc mở là những vấn đề được xây dựng để có nhiều câu trả lời xác đáng (Becker & Shimada, [2], pp. 1). Vấn đề kết thúc mở có nội dung toán cụ thể cho phép học sinh trả lời một cách phù hợp tùy theo mức độ của học sinh. Hầu hết các vấn đề có kết thúc mở đòi hỏi sự nhập cuộc trí tuệ của học sinh, nó tạo điều kiện cho các em học tập thông qua sự nhập cuộc. Nhiều vấn đề loại này cũng cho cơ hội thành lập tổng quát hóa từ những kết quả đạt được (Trần Vui, [5]). 2.3. Tiếp cận kết thúc mở Theo Becker & Shimada [2], trong phương pháp tiếp cận kết thúc mở, một vấn đề “chưa đầy đủ” được trình bày đầu tiên; bài học sau đó tiến hành bằng cách sử dụng nhiều câu trả lời xác đáng cho vấn đề, cung cấp kinh nghiệm trong việc tìm kiếm một cái gì đó mới trong tiến trình. Điều này có thể được thực hiện thông qua kết hợp kiến thức của học sinh, kỹ năng, hay cách suy nghĩ trước đây đã được học. Trong phương pháp tiếp cận kết thúc mở giáo viên cho học sinh một tình huống với các vấn đề mà các giải pháp hoặc câu trả lời không phải xác định một cách duy nhất. Giáo viên sử dụng sự đa dạng của cách tiếp cận vấn đề để cung cấp cho học sinh kinh nghiệm trong việc tìm kiếm hoặc khám phá những điều mới. 2.4. Biểu diễn trực quan Theo Arcavi [1], ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiếp cận kết thúc mở Biểu diễn trực quan Biểu diễn đồ thị hàm số Hàm bậc hai Tính chất của dãy số Dạy học toánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ứng dụng M-Learning vào dạy học toán ở trường Trung học phổ thông
3 trang 38 0 0 -
7 trang 35 0 0
-
65 trang 29 0 0
-
Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán: Phần 1
64 trang 29 0 0 -
Quá trình mô hình hoá toán học trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông
9 trang 28 0 0 -
Lý thuyết kiến tạo và việc áp dụng vào quá trình dạy học toán ở trường đại học
5 trang 28 0 0 -
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học môn Toán lớp 4
6 trang 27 0 0 -
Vận dụng hoạt động thích nghi trí tuệ trong dạy học Toán theo định hướng dạy học tích cực
5 trang 25 0 0 -
Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán: Phần 2
126 trang 23 0 0 -
9 trang 23 0 0