Phát triển thị trường bất động sản bền vững trong bối cảnh mới
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 245.16 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết bàn về sự phát triển của thị trường bất động sản đã góp phần thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định lớn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời góp phần quan trọng vào tăng trưởng của nền kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thị trường bất động sản bền vững trong bối cảnh mới HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 455 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH MỚI Lãnh đạo Bộ Xây dựng 1. Khái quát tình hình thị trường bất động sản Lĩnh vực bất động sản có vai trò hết sức quan trọng, sự phát triển của thị trường bất động sản đã góp phần thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định lớn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời góp phần quan trọng vào tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, từ năm 2020, do tác động của đại dịch Covid, thị trường bất động sản đã gặp nhiều khó khăn; mặc dù cơ bản vẫn ổn định, chưa rơi vào tình trạng trầm lắng, đóng băng nhưng đã có sự giảm phát ở một số chỉ số, phân khúc bất động sản. 456 | Phát triển thị trường bất động sản bền vững trong bối cảnh mới (1) Về nguồn cung bất động sản: trong năm 2021, các dự án bất động sản mới được cấp phép tiếp tục giảm so với các năm 2020 khiến nguồn cung bất động sản, nhà ở đặc biệt là nhà ở dành cho đối tượng thu nhập thấp vẫn còn hạn chế. - Đối với dự án phát triển nhà ở thương mại: Cả nước có 252 dự án với 99.958 căn hộ được cấp phép; có 172 dự án với 24.027 căn hộ đã hoàn thành xây dựng (tương đương khoảng 45% năm 2020). (2) Về lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền: Trên cả nước có 282.105 giao dịch bất động sản thành công. Trong đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ là 111.640 giao dịch (bằng khoảng 96,7% so với năm 2020 - tổng lượng giao dịch giảm mạnh trong quý III/2021); lượng giao dịch đất nền là 170.465 giao dịch. (3) Về giá nhà ở và một số loại bất động sản: Mặc dù nền kinh tế có sự giảm phát do ảnh hưởng của đại dịch nhưng giá bất động sản, nhà ở, đất nền vẫn liên tục tăng từ đầu năm. Tính đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5–7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15-20%; giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020. Đặc biệt, tại thời điểm cuối Quý I đầu Quý II đã xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến, thậm chí “sốt giá” đất nền tại một số địa điểm ở một số địa phương. (4) Về dư nợ tín dụng: đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tính đến 31/12/2021 là 728.842 tỷ đồng (so với thời điểm 31/12/2020 là 633.740 tỷ đồng). (5) Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài: lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với hơn 2,6 tỷ USD (chiếm 8,3%). So với năm 2020 thì dòng vốn đổ vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản giảm khoảng 1,6 tỷ USD. 2. Một số vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực bất động sản 2.1 Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn: (1) Hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản đã từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 457 động sản...vẫn còn có những nội dung giao thoa, chồng chéo, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để khắc phục các tồn tại hiện nay. (2) Cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp, dư thừa bất động sản cao cấp, nhưng thiếu nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân, các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. (3) Giá bất động sản liên tục tăng, giá nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị quá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế. Giá bất động sản một số khu vực, một số phân khúc đặc biệt là đất nền tăng nhanh trong thời gian ngắn do xuất hiện các thông tin chưa rõ ràng về quy hoạch hành chính từ huyện, thị xã lên quận, thành phố; về chủ trương đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu du lịch mới, đầu tư xây dựng sân bay, dẫn đến giới đầu cơ, môi giới lợi dụng để “thổi giá” thu lợi. (4) Chưa có cơ chế, giải pháp đồng bộ để thực hiện điều tiết thị trường bất động sản, thiếu chủ động về nguồn lực nên việc triển khai thường khó khăn, tác động chậm. (5) Hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản chưa đảm bảo việc quản lý các giao dịch bất động sản, phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản; quy định về điều kiện thành lập, hoạt động…sàn giao dịch bất động sản còn đơn giản, dẫn đến có nhiều bất cập trên thực tế như: - Chưa hình thành được hệ thống giao dịch được kiểm soát, đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch bất động sản, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. - Nhà nước không quản lý được thông tin về thị trường bất động sản đúng với những gì đang diễn ra, thậm chí các Sở Xây dựng địa phương không quản lý được số lượng các sàn còn hoạt động hay đã đóng cửa. Cơ quan quản lý cũng khó đánh giá được chất lượng cũng như năng lực thật sự của các sàn giao dịch hiện nay. - Còn có hiện tượng các sàn giao dịch BĐS câu kết với nhau “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, “ thổi giá”, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường BĐS. 458 | Phát triển thị trường bất động sản bền vững trong bối cảnh mới (6) Hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản chưa được kiểm soát tốt điều kiện các tổ chức, cá nhân được kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, điều kiện được thi sát hạch về trình độ hiểu biết pháp luật, về kỹ năng hoạt động môi giới bất động còn đơn giản; chưa kiểm soát tốt được hoạt động của các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản, thực tế còn bất cập như: - Đội ngũ làm môi giới bất động sản yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn “chụp giật”, không chịu trách nhiệm, gây thiệt hại cho khách hàng. - Bên cạnh những nhân viên môi g ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thị trường bất động sản bền vững trong bối cảnh mới HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 455 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH MỚI Lãnh đạo Bộ Xây dựng 1. Khái quát tình hình thị trường bất động sản Lĩnh vực bất động sản có vai trò hết sức quan trọng, sự phát triển của thị trường bất động sản đã góp phần thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định lớn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời góp phần quan trọng vào tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, từ năm 2020, do tác động của đại dịch Covid, thị trường bất động sản đã gặp nhiều khó khăn; mặc dù cơ bản vẫn ổn định, chưa rơi vào tình trạng trầm lắng, đóng băng nhưng đã có sự giảm phát ở một số chỉ số, phân khúc bất động sản. 456 | Phát triển thị trường bất động sản bền vững trong bối cảnh mới (1) Về nguồn cung bất động sản: trong năm 2021, các dự án bất động sản mới được cấp phép tiếp tục giảm so với các năm 2020 khiến nguồn cung bất động sản, nhà ở đặc biệt là nhà ở dành cho đối tượng thu nhập thấp vẫn còn hạn chế. - Đối với dự án phát triển nhà ở thương mại: Cả nước có 252 dự án với 99.958 căn hộ được cấp phép; có 172 dự án với 24.027 căn hộ đã hoàn thành xây dựng (tương đương khoảng 45% năm 2020). (2) Về lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền: Trên cả nước có 282.105 giao dịch bất động sản thành công. Trong đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ là 111.640 giao dịch (bằng khoảng 96,7% so với năm 2020 - tổng lượng giao dịch giảm mạnh trong quý III/2021); lượng giao dịch đất nền là 170.465 giao dịch. (3) Về giá nhà ở và một số loại bất động sản: Mặc dù nền kinh tế có sự giảm phát do ảnh hưởng của đại dịch nhưng giá bất động sản, nhà ở, đất nền vẫn liên tục tăng từ đầu năm. Tính đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5–7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15-20%; giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020. Đặc biệt, tại thời điểm cuối Quý I đầu Quý II đã xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến, thậm chí “sốt giá” đất nền tại một số địa điểm ở một số địa phương. (4) Về dư nợ tín dụng: đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tính đến 31/12/2021 là 728.842 tỷ đồng (so với thời điểm 31/12/2020 là 633.740 tỷ đồng). (5) Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài: lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với hơn 2,6 tỷ USD (chiếm 8,3%). So với năm 2020 thì dòng vốn đổ vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản giảm khoảng 1,6 tỷ USD. 2. Một số vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực bất động sản 2.1 Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn: (1) Hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản đã từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 457 động sản...vẫn còn có những nội dung giao thoa, chồng chéo, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để khắc phục các tồn tại hiện nay. (2) Cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp, dư thừa bất động sản cao cấp, nhưng thiếu nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân, các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. (3) Giá bất động sản liên tục tăng, giá nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị quá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế. Giá bất động sản một số khu vực, một số phân khúc đặc biệt là đất nền tăng nhanh trong thời gian ngắn do xuất hiện các thông tin chưa rõ ràng về quy hoạch hành chính từ huyện, thị xã lên quận, thành phố; về chủ trương đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu du lịch mới, đầu tư xây dựng sân bay, dẫn đến giới đầu cơ, môi giới lợi dụng để “thổi giá” thu lợi. (4) Chưa có cơ chế, giải pháp đồng bộ để thực hiện điều tiết thị trường bất động sản, thiếu chủ động về nguồn lực nên việc triển khai thường khó khăn, tác động chậm. (5) Hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản chưa đảm bảo việc quản lý các giao dịch bất động sản, phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản; quy định về điều kiện thành lập, hoạt động…sàn giao dịch bất động sản còn đơn giản, dẫn đến có nhiều bất cập trên thực tế như: - Chưa hình thành được hệ thống giao dịch được kiểm soát, đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch bất động sản, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. - Nhà nước không quản lý được thông tin về thị trường bất động sản đúng với những gì đang diễn ra, thậm chí các Sở Xây dựng địa phương không quản lý được số lượng các sàn còn hoạt động hay đã đóng cửa. Cơ quan quản lý cũng khó đánh giá được chất lượng cũng như năng lực thật sự của các sàn giao dịch hiện nay. - Còn có hiện tượng các sàn giao dịch BĐS câu kết với nhau “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, “ thổi giá”, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường BĐS. 458 | Phát triển thị trường bất động sản bền vững trong bối cảnh mới (6) Hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản chưa được kiểm soát tốt điều kiện các tổ chức, cá nhân được kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, điều kiện được thi sát hạch về trình độ hiểu biết pháp luật, về kỹ năng hoạt động môi giới bất động còn đơn giản; chưa kiểm soát tốt được hoạt động của các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản, thực tế còn bất cập như: - Đội ngũ làm môi giới bất động sản yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn “chụp giật”, không chịu trách nhiệm, gây thiệt hại cho khách hàng. - Bên cạnh những nhân viên môi g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thị trường bất động sản Phân khúc bất động sản Chỉ số bất động sản Nguồn cung bất động sản Dự án phát triển nhà ở thương mại Giao dịch bất động sảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thẩm định giá trị bất động sản: Phần 1 - TS. Nguyễn Ngọc Vinh, TS. Nguyễn Quỳnh Hoa
166 trang 319 9 0 -
Cẩm nang các tình huống pháp lý, chiêu trò và mưu kế trong mua bán đất (Tái bản): Phần 2
93 trang 292 8 0 -
10 trang 238 0 0
-
11 trang 229 0 0
-
13 trang 180 0 0
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu bất động sản phục vụ quản lý bất động sản
11 trang 171 1 0 -
259 trang 168 0 0
-
Bài giảng Thị trường bất động sản - Trần Tiến Khai
123 trang 166 4 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 143 0 0 -
Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND
7 trang 130 0 0