Phát triển thị trường dịch vụ hành chính công Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 310.07 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tiến hành xác định nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công nào đủ điều kiện để có thể chuyển giao được cho xã hội đảm nhiệm là một nhiệm vụ rất quan trọng. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thị trường dịch vụ hành chính công Việt Nam - Thực trạng và giải pháp 216 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Đoàn Ngọc Xuân* TÓM TẮT: Kể từ Đại hội IX đến nay, Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, trong đó đã chỉ rõ các định hướng lớn về hành chính công như: “Tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp”; “tách hệ thống cơ quan hành chính công khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp; phát triển mạnh các dịch vụ công cộng”; “Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế,… chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hiện hành. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước các cấp”; “đẩy mạnh xã hội hóa đối với cung cấp các dịch vụ công”. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 5 và 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá dịch vụ hành chính công”; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả: “Chuyển một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm”. Do vậy, việc xác định nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công nào đủ điều kiện để có thể chuyển giao được cho xã hội đảm nhiệm là một nhiệm vụ rất quan trọng. Từ khóa: Dịch vụ hành chính công, thị trường, Việt Nam. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập cũng đã đưa ra nhiệm vụ “phân định rõ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao với hoạt động kinh doanh dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập”; rà soát để “xác định các dịch vụ sự nghiệp công do ngân sách nhà nước phải bảo đảm, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn”. Việc chuyển hóa các dịch vụ công được thực hiện theo hai cách thức cơ bản, đó là: Nhà nước huy động sự tham gia của các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) thuộc khu vực ngoài Nhà nước vào cung ứng dịch vụ; Nhà nước từng bước chuyển giao dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện. Tuy nhiên, lựa chọn cách thức nào là do khả năng tham gia của xã hội quyết định mà khả năng đó phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện kinh tế - xã hội khách quan ở từng giai đoạn phát triển, không thể tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của Nhà nước. Phạm vi vài viết này chúng tôi trao đổi xung quanh chủ đề về giải pháp * Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 217 phát triển thị trường hay nói cách khác là phát triển các yếu tố cấu thành thị trường dịch vụ hành chính công của Việt Nam. Tổng quan về thị trường dịch vụ hành chính công Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức, do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm bảo đảm trật tự, lợi ích chung và công bằng xã hội. Xét theo lĩnh vực cung ứng dịch vụ, dịch vụ công gồm 3 loại: dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp; dịch vụ công trong lĩnh vực công ích và dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước hay còn gọi là dịch vụ hành chính công. Như vậy, dịch vụ hành chính công là một bộ phận cấu thành của dịch vụ công, là loại dịch công vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Như vậy, dịch vụ hành chính công là một loại dịch vụ công do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền thực hiện để phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Xuất phát từ chức năng của Nhà nước, hành chính công là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước, sử dụng nguồn lực công để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc hoạt động của tổ chức, cá nhân được ủy quyền cung ứng dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân. Đặc trưng dịch vụ hành chính công - Dịch vụ hành chính công gắn với thẩm quyền mang tính quyền lực pháp lý. Thẩm quyền này gắn liền với các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ có tính pháp lý của các tổ chức và công dân như cấp các loại giấy phép, giấy khai sinh, xử lý vi phạm hành chính… nhằm giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, là hoạt động phục vụ người dân từ phía cơ quan hành chính nhà nước. Do dịch vụ hành chính công gắn liền với thẩm quyền hành chính pháp lý của bộ máy nhà nước nên loại dịch vụ này chỉ có thể do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. - Dịch vụ hành chính công nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý của nhà nước. Bản chất dịch vụ hành chính công không thuộc về chức năng quản lý nhà nước song lại là những hoạt động nhằm phục vụ cho chức năng quản lý nhà nước. Chính vì vai trò phục vụ cho việc quản lý nhà nước đó mà nhiều lúc bị nhầm lẫn các dịch vụ này chính là hoạt động quản lý n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thị trường dịch vụ hành chính công Việt Nam - Thực trạng và giải pháp 216 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Đoàn Ngọc Xuân* TÓM TẮT: Kể từ Đại hội IX đến nay, Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, trong đó đã chỉ rõ các định hướng lớn về hành chính công như: “Tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp”; “tách hệ thống cơ quan hành chính công khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp; phát triển mạnh các dịch vụ công cộng”; “Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế,… chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hiện hành. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước các cấp”; “đẩy mạnh xã hội hóa đối với cung cấp các dịch vụ công”. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 5 và 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá dịch vụ hành chính công”; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả: “Chuyển một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm”. Do vậy, việc xác định nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công nào đủ điều kiện để có thể chuyển giao được cho xã hội đảm nhiệm là một nhiệm vụ rất quan trọng. Từ khóa: Dịch vụ hành chính công, thị trường, Việt Nam. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập cũng đã đưa ra nhiệm vụ “phân định rõ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao với hoạt động kinh doanh dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập”; rà soát để “xác định các dịch vụ sự nghiệp công do ngân sách nhà nước phải bảo đảm, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn”. Việc chuyển hóa các dịch vụ công được thực hiện theo hai cách thức cơ bản, đó là: Nhà nước huy động sự tham gia của các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) thuộc khu vực ngoài Nhà nước vào cung ứng dịch vụ; Nhà nước từng bước chuyển giao dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện. Tuy nhiên, lựa chọn cách thức nào là do khả năng tham gia của xã hội quyết định mà khả năng đó phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện kinh tế - xã hội khách quan ở từng giai đoạn phát triển, không thể tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của Nhà nước. Phạm vi vài viết này chúng tôi trao đổi xung quanh chủ đề về giải pháp * Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 217 phát triển thị trường hay nói cách khác là phát triển các yếu tố cấu thành thị trường dịch vụ hành chính công của Việt Nam. Tổng quan về thị trường dịch vụ hành chính công Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức, do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm bảo đảm trật tự, lợi ích chung và công bằng xã hội. Xét theo lĩnh vực cung ứng dịch vụ, dịch vụ công gồm 3 loại: dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp; dịch vụ công trong lĩnh vực công ích và dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước hay còn gọi là dịch vụ hành chính công. Như vậy, dịch vụ hành chính công là một bộ phận cấu thành của dịch vụ công, là loại dịch công vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Như vậy, dịch vụ hành chính công là một loại dịch vụ công do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền thực hiện để phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Xuất phát từ chức năng của Nhà nước, hành chính công là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước, sử dụng nguồn lực công để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc hoạt động của tổ chức, cá nhân được ủy quyền cung ứng dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân. Đặc trưng dịch vụ hành chính công - Dịch vụ hành chính công gắn với thẩm quyền mang tính quyền lực pháp lý. Thẩm quyền này gắn liền với các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ có tính pháp lý của các tổ chức và công dân như cấp các loại giấy phép, giấy khai sinh, xử lý vi phạm hành chính… nhằm giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, là hoạt động phục vụ người dân từ phía cơ quan hành chính nhà nước. Do dịch vụ hành chính công gắn liền với thẩm quyền hành chính pháp lý của bộ máy nhà nước nên loại dịch vụ này chỉ có thể do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. - Dịch vụ hành chính công nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý của nhà nước. Bản chất dịch vụ hành chính công không thuộc về chức năng quản lý nhà nước song lại là những hoạt động nhằm phục vụ cho chức năng quản lý nhà nước. Chính vì vai trò phục vụ cho việc quản lý nhà nước đó mà nhiều lúc bị nhầm lẫn các dịch vụ này chính là hoạt động quản lý n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thị trường dịch vụ hành chính công Dịch vụ hành chính công Hành chính công Việt Nam Đặc trưng dịch vụ hành chính công Cải cách hành chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá chính quyền xã trong sạch vững mạnh: Phần 2
95 trang 260 0 0 -
44 trang 124 0 0
-
Quan niệm về cách đo lường năng suất lao động trong cung ứng dịch vụ hành chính công
7 trang 97 0 0 -
114 trang 91 0 0
-
92 trang 88 0 0
-
trang 87 0 0
-
4 trang 56 0 0
-
Quyết định 1215/QĐ-TTCP năm 2013
8 trang 50 0 0 -
6 trang 44 0 0
-
Quyết định 900/QĐ-UBND năm 2013
4 trang 44 0 0