Danh mục

Phát triển trí sáng tạo cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.70 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc phát triển trí sáng tạo cho trẻ mẫu giáo. Nhưng không ít người gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương tiện hiệu quả phát triển trí sáng tạo cho con em mình. Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua trò chơi, nhân cách nói chung và trí sáng tạo của trẻ được phát triển tốt nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển trí sáng tạo cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơiKHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG PHÁT TRIỂN TRÍ SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO THÔNG QUA TRÒ CHƠI Lưu Ngọc Sơn Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt Hiện nay, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc phát triển trí sáng tạo cho trẻ mẫu giáo. Nhưng không ít người gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương tiện hiệu quả phát triển trí sáng tạo cho con em mình. Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua trò chơi, nhân cách nói chung và trí sáng tạo của trẻ được phát triển tốt nhất. Từ các kết quả nghiên cứu giúp cho các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về trò chơi ở lứa tuổi mẫu giáo và biết thêm một phương tiện phát triển trí sáng tạo cho trẻ ở độ tuổi này. Từ khóa: Trò chơi, trí sáng tạo. 1. MỞ ĐẦU Mọi người đều nhận thấy vai trò của sáng tạo đối với sự phát triển của nhân loại. Suy cho cùng,mọi thứ chúng ta đạt được ngày nay đều là sản phẩm trí sáng tạo của con người. Trí sáng tạo của conngười được hình thành, phát triển và bộc lộ khá sớm. Các nhà tâm lý học, giáo dục học mầm nonkhẳng định rằng lứa tuổi mầm non nói chung và lứa tuổi mẫu giáo nói riêng là giai đoạn nền tảngquan trọng của sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, trong đó có trí sáng tạo. Chính vìđiều đó mà việc phát triển tính sáng tạo của con người cần phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Ởlứa tuổi này, hoạt động chủ yếu mà trẻ thực hiện trong ngày đó là hoạt động vui chơi. Ở mọi thời đạivà mọi dân tộc, trẻ mẫu giáo đều chơi. Do tính chất thường xuyên của hiện tượng này, nên ta có thểgọi lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi vui chơi (A.I Xôrôkina). Trong khi chơi, những tình huống, nhữngmối quan hệ, những điều kiện vật chất của hoàn cảnh xung quanh làm nảy sinh ở trẻ những ý tưởngvà thúc đẩy sự sáng tạo của chúng. Bất cứ một trò chơi nào trẻ em cũng thích chơi và khi chơi bất kỳtrò gì trẻ cũng có thể sáng tạo. Do vậy, trò chơi của trẻ mẫu giáo được coi là một phương tiện giáodục và phát triển trí sáng tạo hiệu quả cho trẻ em. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về trò chơi ở lứa tuổi mẫu giáo Nếu hoạt động lao động và hoạt động xã hội là đặc trưng của người lớn; hoạt động học tập làhoạt động đặc trưng của học sinh phổ thông; thì hoạt vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ emở lứa tuổi mầm non. Chơi chính là cuộc sống của trẻ. Đặc biệt, ở lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạtđộng chủ đạo. Điều này được thể hiện rất rõ trong cuộc sống của trẻ ở trường mầm non. Đối vớitrẻ em, điều tốt nhất với chúng trong cuộc sống là vui chơi. Không vui chơi, trẻ có thể chỉ tồn tạichứ không phát triển được. Chính vì vậy, vui chơi là một hoạt động cơ bản và có ý nghĩa vô cùngto lớn đối với sự phát triển toàn diện nói chung và trí sáng tạo nói riêng của trẻ. Xuất phát từ nhucầu được vui chơi của trẻ mà nhiều trò chơi như trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng,trò chơi đóng kịch, trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi học tập, trò chơi điện tử... được30 KHCN 1 (30) - 2014 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGxây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Vậy trò chơi là gì? Đó là hoạt động lý thú nhưng rất phức tạp, về nguồn gốc và bản chất trò chơicủa trẻ có nhiều ý kiến giải thích khác nhau. Hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng trò chơi có nguồngốc từ lao động và chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào lao động. Trò chơi mang bản chất xã hội, nộidung chơi của trẻ phản ánh hiện thực xung quanh. Trò chơi không nảy sinh một cách tự phát mà doảnh hưởng có ý thức hoặc không có ý thức từ phía người lớn hay bạn bè; giao tiếp xã hội có vai tròquan trọng trong việc hình thành và phát triển trò chơi. 2.2. Quan điểm về tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, nhưng sự sáng tạo của trẻ em không giống sự sángtạo của người lớn. Sự sáng tạo của người lớn là việc tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủđích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi để phát minh, sáng tạo ranhững sản phẩm mới mẻ và có ý nghĩa nhất định trong đời sống xã hội. Nhưng ở một đứa trẻ thìtính sáng tạo lại chính là khi trẻ bắt đầu tái tạo, bắt chước, mô phỏng một điều gì đó và thườngkhông có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, vào tình huống vàthường kém bền vững. L.X Vưgôtxki cho rằng, khi trong đầu trẻ xuất hiện ý định chơi và mong muốn tìm kiếmphương tiện để thực hiện nó có nghĩa là đứa trẻ đã bộc lộ tính sáng tạo trong hoạt động chơi củanó. Nếu chúng ta coi trò chơi của trẻ em giống như một hoạt động sáng tạo của người lớn thìthuật ngữ “sáng tạo” ở đây là không thích hợp. Song khi xem xét dưới góc độ phát triển của trẻem thì thuật ngữ đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: