Danh mục

Phê bình mỹ thuật: một chuyện thừa?

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.79 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gần 10 năm viết phê bình mỹ thuật, càng ngày, tôi càng hiểu ra rằng, ở Việt Nam, viết phê bình mỹ thuật trên báo, cho dù viết về cái gì, kiểu gì… cũng rất dễ thành thừa. Và nhảm.Thừa, bởi chẳng mang lại ích lợi gì cho ai.Với người đọc, đọc phê bình mà không xem trực tiếp tác phẩm là điều vô nghĩa. Chẳng thà không đọc. Còn cứ đọc khơi khơi như thế, thực ra, chỉ có tác dụng đắp dày ảo tưởng về sự hiểu biết của mình mà thôi. Tiếp cận mỹ thuật không thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phê bình mỹ thuật: một chuyện thừa? Phê bình mỹ thuật: một chuyện thừa?Gần 10 năm viết phê bình mỹ thuật, càng ngày, tôi càng hiểu ra rằng, ởViệt Nam, viết phê bình mỹ thuật trên báo, cho dù viết về cái gì, kiểugì… cũng rất dễ thành thừa. Và nhảm.Thừa, bởi chẳng mang lại ích lợi gì cho ai.Với người đọc, đọc phê bình mà không xem trực tiếp tác phẩm là điềuvô nghĩa. Chẳng thà không đọc. Còn cứ đọc khơi khơi như thế, thực ra,chỉ có tác dụng đắp dày ảo tưởng về sự hiểu biết của mình mà thôi.Tiếp cận mỹ thuật không thể theo cái cách tiếp cận văn học. Tiếp cậnvăn học, cho dù qua màn hình computer, qua bản photocopy, hay quabản viết tay… thì cũng là tiếp cận với văn bản gốc. Người ta có thể màngồi nhà mà “tiếp xúc” mà “giao lưu”… Với tác phẩm mỹ thuật, khôngthể tiếp cận thông qua bất cứ hình thức trung gian nào như vậy được.Phải đến tận nơi. Một bức ảnh tranh, cho dù được in ở chất lượng tốtmấy cũng không thể đại diện được cho nguyên tác. Những thông tin vềnguyên tác mà nó mang lại, thường, chỉ là một vài ý niệm sơ sài. Thậmchí sai lạc. Lý do dễ hiểu: ở một bức tranh, ngay từ kích thước đến kếtcấu bề mặt vật liệu tác phẩm, tự nó, đã là những tín hiệu thẩm mỹ. Cókhi, lại là tín hiệu thẩm mỹ chủ yếu. Qua một tấm ảnh thu nhỏ và bóngláng, các tín hiệu này bị tan biến hoàn toàn… Có lẽ ai cũng biết, cáccuộc triển lãm mỹ thuật trong nước, thường, rất ít người đến xem. Có,đa số, quanh quẩn cũng là người trong nghề với nhau…Thêm nữa, ngay cả khi người đọc đã xem trực tiếp tác phẩm thì việcđọc phê bình cũng chưa chắc đã có ý nghĩa gì. Nhiều khi, chỉ có tácdụng củng cố cho một mớ những thành kiến, định kiến sẵn có nào đómà thôi. Lý do cũng dễ hiểu: đàng sau tác phẩm nghệ thuật nào cũnglà một quan điểm, một phương pháp sáng tác nhất định. Và, đàng saumột quan điểm một phương pháp sáng tác nào cũng là một hệ thống mỹhọc cung cấp những nguyên tắc, những tiêu chuẩn cho sự đánh giá,nhận định… nhất định v.v… Nhưng, ở Việt Nam, cho đến nay, oáioăm, những vấn đề đàng sau này, chưa nói đến chuyện phổ cập, ngay ởtầng “bác học” cũng đang rất… “à ơi!”. Với sự “à ơi!” và bất cậpnhư vậy, chữ nghĩa phê bình trở nên rối rắm và mơ hồ. Một chữđược viết ra, cho dù rõ ràng, nhưng qua người đọc, thường, được hiểutheo kiểu gì đâu đâu!. Người viết nghĩ một đường, người đọc hiểu mộtnẻo. Ví dụ đơn giản nhất: “đẹp”. Khi viết, mỗi khi quyết định buôngxuống một chữ “đẹp”, người viết có ý thức và thận trọng nào cũng đềuphải cân nhắc. Cân nhắc không phải chỉ ở sự đánh giá mà còn ở kháiniệm, kiểu mở cái ngoặc: “đẹp-hiểu theo nghĩa nào?” Ngay cả khi đãmở cái ngoặc này rồi, cũng chắc chắn, lại phải băn khoăn, lại cảm thấycần phải mở thêm cái ngoặc nữa: “hiểu theo nghĩa này, có nghĩa là…!”.Cứ thế, các câu hỏi sẽ được đặt ra bất tận. Chẳng lẽ lúc nào cũng phảilôi mấy ông Aristote, ông Kant, ông Hégel, ông Engel, rồi mấy ông“mỹ học gia” hiện đại đến hậu hiện đại ra mà thuyết minh, biện giải.Đó là chưa kể đến chuyện tại sao phải đặt ra những câu hỏi như thế -những câu hỏi đụng đến một loạt vấn đề phức tạp về bản chất của nghệthuật, về qui luật vận động và phát triển của nghệ thuật… Nói chung,mịt mù…Trong người đọc, giới sáng tác là một thành phần đáng kể. Trướcnhững vấn đề nêu trên, họ có là ngoại lệ không? Tôi ngờ là không. Baonăm qua, thành phần người đọc mà tôi tiếp xúc nhiều, thường xuyên,chính là giới sáng tác. Càng tiếp xúc, tôi càng hiểu, thực ra, không phảikhông là ngoại lệ, một số khá đông trong họ, thậm chí còn là nhữngbiệt lệ không thể đọc nổi phê bình. Với người đọc bình thường, kiếnthức về mỹ thuật, có thể là khoảng trống không, nhưng trống không làcòn có cơ may… Với người đọc là người trong nghề, cơ may này hếtsức nhỏ nhoi. Họ, thường, đã là những sản phẩm bị điều kiện hóa từlâu rồi, không thể “cựa quậy” gì được nữa, tự mình. Nhìn trên phươngdiện sáng tác, có vẻ như các họa sĩ Việt Nam đã bước vào ngưỡng hiệnđại, thậm chí là cả hậu hiện đại. Thì ở phương Tây có gì, ở Việt Namcó đủ - từ Ấn tượng, Tượng trưng, Biểu hiện, Trừu tượng, Siêu thực…đến Installation, Performance, đến Video art, Body art v.v…Nhưng, ởphương diện nhận thức, dường như, không phải như vậy. Sự tiếp cậnnghệ thuật thế giới hiện đại ở Việt Nam, cho đến nay, ở số đông họa sĩ,chủ yếu, cũng chỉ qua sách tranh và qua những câu chuyện, những giaithoại. Mang vác một thứ tâm lý tụt hậu với các ngộ nhận về tính phổquát của nghệ thuật phương Tây, họ trở nên rất cả tin, đã bắt chước, môphỏng rất nhanh những gì thấy được. Nhưng bởi, không được sự hậuthuẫn của cả nền văn hóa giáo dục, không thể tiếp cận các vấn đề lýthuyết - không thể ý thức hết các điều kiện nội tại và ngoại tại cấuthành ngôn ngữ và cơ sở mỹ học làm nền tảng cho sự vận động địnhhình và phát triển của một xu hướng nghệ thuật, một phương pháp sángtác mới…- nên, trong phần lớn trường hợp, sự bắt chước, mô phỏng kiachỉ còn có ý nghĩa của một sự tha hóa. Hiếm người, có ý thức trọn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: