Danh mục

Phép dưỡng sinh của một số cổ nhân Trung Hoa

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 219.00 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tham khảo Phép dưỡng sinh của một số cổ nhân Trung Hoa
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phép dưỡng sinh của một số cổ nhân Trung Hoa PHÉP DƯỠNG SINH CỦA MỘT SỐ CỔ NHÂN TRUNG HOA Cậpnhậtngày:09/04/200809:42PM Khổng Tử Hoa Đà Tô Đông Pha Vua Càn Long. 1) Phép dưỡng sinh của Khổng Tử Vào thời Khổng Tử, tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc là 30, riêng vị tổ của Nho gia thọ đến 73 tuổi. Trong tác phẩm Luận ngữ, Khổng Tử nói rằng ở mỗi độ tuổi, con người ta có những yêu cầu khác nhau về dưỡng sinh. Sách Luận ngữ viết: “Quân tử có ba chặng đời. Niên thiếu huyết khí chưa định, tránh sắc. Tráng niên huyết khí sung mãn, tránh đấu. Có tuổi huyết khí suy nhược, tránh đắc. Theo cách giải thích của Khổng Tử và vận dụng kinh nghiệm lâm sàng ngày nay, có thể diễn giải là: Tuổi thiếu niên cơ thể chưa phát triển đầy đủ, nên tránh sắc dục. Quan hệ tìnhdục quá sớm sẽ làm tổn hại sinh lực, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng bình thường. Tráng niên tránh “đấu”, theo giải thích của Khổng Tử là “đấu khí”, “đấu dũng”,“đấu thắng”, tóm lại là tránh cương cường hiếu thắng. Y học ngày nay xếp tính khí nàyvào nhóm hành vi hình A. Trong lâm sàng, người có hành vi hình A có tỷ lệ cao huyếtáp rất lớn do thường xuyên sống trong tâm trạng căng thẳng. Người tráng niên cầnchú ý điều tiết khí độ, nên nhớ câu “tri túc thường lạc” (biết đủ thì thường xuyên vuivẻ) để tránh bệnh tật và tăng tuổi thọ. Còn ở người có tuổi, các chức năng cơ thể đã suy yếu, cả thể lực lẫn tinh lực đều suy giảm. Cần cảnh giác trước lòng tham muốn được thêm thứ mà mình đã được; vì điều đó dẫn đến tiếp tục lao tâm, lao lực, rất hại cho sức khỏe và tuổi thọ. 2)PhépdưỡngsinhcủaHoaĐà - Trường kì tập luyện - Hoa Đà sống ở thời Tam Quốc (Trung Quốc), là thầy thuốc trứ danh, cũng là mộtchuyên gia về dưỡng sinh. Tương truyền, lúc lâm chung, tai ông vẫn thính, mắt vẫntinh, tóc không một sợi bạc! Học trò của ông là Ngô Phổ thọ cũng đến trăm tuổi. Hoa Đà chính là người nghiên cứu và sáng lập ra phép tập luyện phỏng theo tưthế của năm loài muông thú là hổ, hươu, gấu, khỉ, hạc, gọi là “Ngũ cầm hý” (trò chơicủa năm loại cầm thú). Vận động thân thể theo các động tác khác nhau của năm loài vật trên sẽ tác độngtốt đến phủ tạng, giúp khí huyết toàn thân lưu thông, sống lâu vô bệnh, vì đã vậnđộng được tất cả các bộ phận, các tổ chức trong cơ thể cùng một lúc. Y học TrungQuốc cho rằng “Ngũ cầm hý” có tác dụng dưỡng sinh rất hiệu quả. Y học hiện đạicũng đã chứng minh “Ngũ cầm hý” là bài thể dục dưỡng sinh cùng lúc làm vận độngtất cả hệ thống gân, cơ cũng như tác động đến các tuyến nội tiết. Do đó, nó vừa nângcao công năng của hệ gân cơ, vừa tăng công năng phủ tạng, làm tăng sự lưu thôngcủa khí huyết, kích thích sự hoạt động của các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, cáctuyến nội tiết... “Ngũ cầm hý” không đơn thuần là bài tập dưỡng sinh hay thể dục, mà là một bàiluyện khí công cao cấp. Trong bài luyện khí công này, Hoa Đà kết hợp nhịp nhànggiữa vận động gân cơ với luyện thở, lấy khí công dẫn dắt các cơ quan nội tạng, điềuhòa trạng thái hoạt động cho cân bằng, khiến cơ thể tráng kiện, như trẻ lại, kìm chếquá trình lão hóa. Các thuật dưỡng sinh đời sau dựa trên nguyên tắc “Thái cực”, “Hìnhý”, “Bát quái”, xét về nguyên lý đều phù hợp với thuật “Ngũ cầm hý” của Hoa Đà. 3)PhépdưỡngsinhcủaTôĐôngPha Tô Đông Pha (đại văn hào của Trung Quốc đời Tống) là tác giả các sách “Quyết luận về phép dưỡng sinh sống lâu, thanh thản”, “Vấn dưỡng sinh”... Đó không chỉ là những phép dưỡng sinh hợp với tuổi tráng niên mà còn hợp với tuổi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: