Phòng chống đái tháo đường bằng liệu pháp tự nhiên
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 256.67 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phòng chống đái tháo đường bằng liệu pháp tự nhiên
Một số biện pháp tự nhiên bao gồm ăn uống nhiều thực phẩm thô, ít đường, ít chất béo và vận động đều đặn không chỉ giúp phòng ngừa mà còn có thể đảo ngược tình trạng bệnh lý giúp người bệnh dái tháo đường từng bước giảm dần sự lệ thuộc vào chế độ dùng thuốc. Đái tháo đường (ĐTĐ) là một hình thức rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và một phần khác bị đào thải ra ngoài qua nước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng chống đái tháo đường bằng liệu pháp tự nhiên Phòng chống đái tháo đường bằng liệu pháp tự nhiên Lương y VÕ HÀ Một số biện pháp tự nhiên bao gồm ăn uống nhiều thực phẩm thô, ít đường, ít chất béo và vận động đều đặn không chỉ giúp phòng ngừa mà còn có thể đảo ngược tình trạng bệnh lý giúp người bệnh dái tháo đường từng bước giảm dần sự lệ thuộc vào chế độ dùng thuốc. Đái tháo đường (ĐTĐ) là một hình thức rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và một phần khác bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó người bệnh thường ăn nhiều uống nhiều, đi tiểu nhiều và dễ mệt mỏi. Bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền. Ngoài một số rất ít trường hợp đặc thù, người ta thường phân biệt 2 dạng ĐTĐ chánh. ĐTĐ loại 1 lệ thuộc vào insulin xảy ra ở những người trẻ dưới 40 tuổi khi tuyến tụy không sản xuất được insulin. ĐTĐ loại II, không tùy thuộc vào insulin, chiếm hơn 90% trường hợp ĐTĐ. ĐTĐ loại II xảy ra ở những người lớn tuổi khi tuyến tụy sản xuất được insulin nhưng nó không đủ khả năng điều tiết lượng đường vào máu. Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ phát triển bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới. Bệnh gia tăng cả về tỷ lệ, biến chứng và đối tượng mắc bệnh. Nước ta hiện có khoảng 4,5 triệu người bệnh ĐTĐ, 65% trong số nầy không biết mình bị mắc bệnh. Việc phát hiện trễ dẫn đến gia tăng nguy cơ bị mù, suy thận, hoại tử chi. Nguyên nhân. Trong những năm gần đây mặc dù kinh tế phát triển, đời sống vật chất phong phú nhưng bệnh tiểu đường loại II ở những người trên 40 tuổi lại có chiều hướng gia tăng. Nền công nghiệp phát triển và tính toàn cầu hoá đã tác động sâu xa đến việc thay đổi lối sống của con người. Bên cạnh những yếu tố về môi trường, chế độ ăn uống thực phẩm công nghiệp nhiều chất béo, ít chất xơ và lối sống tĩnh tại, ít vận động là nguyên nhân chính đã dẫn đến sự gia tăng nầy. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh nầy như tiền sử gia đình, béo phì, áp huyết cao, xơ vữa động mạch, ít ngủ, ít vận động. Biện chứng. Theo y học cổ truyền, Tỳ chủ về hậu thiên, Tỳ chủ về cơ nhục. Tỳ Vị trực tiếp thu nạp và chuyển hóa thức ăn. Trong bệnh ĐTĐ, hoặc do ăn uống không hợp lý hoặc do chuyển hóa kém hoặc do ít vận động đều thuộc chức trách quản lý của Tỳ. Sách Tố Vấn, chương Kỳ Bệnh luận có ghi “Ăn nhiều chất béo, chất ngọt sinh mập, sinh nội nhiệt. Chất ngọt gây trung mãn, khí trào lên mà sinh tiêu khát.” Nói đến đường huyết là nói đến vị ngọt, vị ngọt là vị của Tỳ. Cuộc sống nhiều áp lực dẫn đến Can khí uất kết. Do Can Mộc khắc Tỳ Thổ, stress cũng làm suy yếu Tỳ Vị. Đây cũng là lý do cho thấy Stress là 1 yếu tố nguy cơ có thể gây ra hoặc làm nặng thêm ĐTĐ và kiện Tỳ vừa giúp tăng chuyển hóa vừa làm tăng khả năng chống stress. Đông y còn có kinh nghiệm “Cam ôn trừ đại nhiệt”. ĐTĐ là 1 hình thức uất nhiệt ở trung tiêu. Quy luật nầy cho thấy cho thấy bổ Tỳ có thể giải trừ được nhiệt. Tỳ khí vượng thịnh không chỉ giúp chuyển hóa tốt các loại chất béo, chất ngọt để làm hạ đường huyết mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, tinh thần thoái mái và thích vận động. Những yếu tố này lại tiếp tục tác động trở lại để cải thiện sức khỏe, kiểm soát thể trọng và ổn định đường huyết. Mặt khác, vì “Tỳ năng sinh huyết”, chuyển hóa tốt tất huyết nhục dễ sinh. Bổ Tỳ cũng là gián tiếp dưỡng âm, sinh huyết. Do đó, chữa ĐTĐ phải chữa Tỳ. ĐTĐ thuộc hư chứng. Bổ hư ở Tỳ chủ yếu gồm Sâm Kỳ Truật có gia một vài vị để làm mát Phế, Vị, sau đó mới tùy chứng mà gia giảm. Bài thuốc. Bài thuốc nầy thiên về Kiện Tỳ chỉ khát. Đảng sâm 16g, Hoàng kỳ 20g, Bạch truật 12g, Hoài sơn 12g, Cát căn 16g, Cam thảo 8g. Sắc uống. Mỗi đợt từ 15 đến 20 thang. Được biết, từ 2003, các thầy thuốc ở Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hải Dương đã vận dụng bài thuốc “Bát Vị Tri Bá gia giảm” để hổ trợ điều trị ĐTĐ loại II với liệu trình 46 ngày với kết quả được đánh giá khá tốt. Bát Vị Tri Bá gia giảm gồm Sinh địa, Hoàng kỳ, Sơn thù nhục, Tri mẫu, Bạch linh, Thiên hoa phấn, Thạch cao, Mạch môn. Bài nầy thiên về nhận định ĐTĐ do âm hư sinh nội nhiệt. Cần phân biệt vớiTri Bá Bát Vị hoàn nguyên là cổ phương Lục vị thêm Quế, Phụ tử, Tri mẫu và Hoàng bá (không dùng Quế, Phụ tử chữa ĐTĐ). Ngoài ra, dù dùng với phương dược nào, thuốc Tây, thuốc Namhoặc thuốc Bắc chỉ là những biện pháp hổ trợ. Chính chế độ ăn uống ít chất béo, chất ngọt, nhiều thực phẩm thô và vận động đều đặn mới là biện pháp chính giúp chữa dứt điểm căn bệnh. Có thể dùng biện pháp chánh mà không cần biện pháp hổ trợ nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn nếu chỉ dùng biện pháp hổ trợ mà không có biện pháp chánh. Chế độ dinh dưỡng. Ngũ cốc thô và rau quả củ có nhiều chất xơ. Khẩu phần trung bình cho 1 người lao động nhẹ khoảng 1800 calo mỗi ngày có thể được cân đối theo tỷ lệ 65% chất bột đường, 20% chất béo và 15% chất đạm. Chất bột đường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thành phần thức ăn cũng là yếu tố quan trọng nhất ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng chống đái tháo đường bằng liệu pháp tự nhiên Phòng chống đái tháo đường bằng liệu pháp tự nhiên Lương y VÕ HÀ Một số biện pháp tự nhiên bao gồm ăn uống nhiều thực phẩm thô, ít đường, ít chất béo và vận động đều đặn không chỉ giúp phòng ngừa mà còn có thể đảo ngược tình trạng bệnh lý giúp người bệnh dái tháo đường từng bước giảm dần sự lệ thuộc vào chế độ dùng thuốc. Đái tháo đường (ĐTĐ) là một hình thức rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và một phần khác bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó người bệnh thường ăn nhiều uống nhiều, đi tiểu nhiều và dễ mệt mỏi. Bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền. Ngoài một số rất ít trường hợp đặc thù, người ta thường phân biệt 2 dạng ĐTĐ chánh. ĐTĐ loại 1 lệ thuộc vào insulin xảy ra ở những người trẻ dưới 40 tuổi khi tuyến tụy không sản xuất được insulin. ĐTĐ loại II, không tùy thuộc vào insulin, chiếm hơn 90% trường hợp ĐTĐ. ĐTĐ loại II xảy ra ở những người lớn tuổi khi tuyến tụy sản xuất được insulin nhưng nó không đủ khả năng điều tiết lượng đường vào máu. Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ phát triển bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới. Bệnh gia tăng cả về tỷ lệ, biến chứng và đối tượng mắc bệnh. Nước ta hiện có khoảng 4,5 triệu người bệnh ĐTĐ, 65% trong số nầy không biết mình bị mắc bệnh. Việc phát hiện trễ dẫn đến gia tăng nguy cơ bị mù, suy thận, hoại tử chi. Nguyên nhân. Trong những năm gần đây mặc dù kinh tế phát triển, đời sống vật chất phong phú nhưng bệnh tiểu đường loại II ở những người trên 40 tuổi lại có chiều hướng gia tăng. Nền công nghiệp phát triển và tính toàn cầu hoá đã tác động sâu xa đến việc thay đổi lối sống của con người. Bên cạnh những yếu tố về môi trường, chế độ ăn uống thực phẩm công nghiệp nhiều chất béo, ít chất xơ và lối sống tĩnh tại, ít vận động là nguyên nhân chính đã dẫn đến sự gia tăng nầy. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh nầy như tiền sử gia đình, béo phì, áp huyết cao, xơ vữa động mạch, ít ngủ, ít vận động. Biện chứng. Theo y học cổ truyền, Tỳ chủ về hậu thiên, Tỳ chủ về cơ nhục. Tỳ Vị trực tiếp thu nạp và chuyển hóa thức ăn. Trong bệnh ĐTĐ, hoặc do ăn uống không hợp lý hoặc do chuyển hóa kém hoặc do ít vận động đều thuộc chức trách quản lý của Tỳ. Sách Tố Vấn, chương Kỳ Bệnh luận có ghi “Ăn nhiều chất béo, chất ngọt sinh mập, sinh nội nhiệt. Chất ngọt gây trung mãn, khí trào lên mà sinh tiêu khát.” Nói đến đường huyết là nói đến vị ngọt, vị ngọt là vị của Tỳ. Cuộc sống nhiều áp lực dẫn đến Can khí uất kết. Do Can Mộc khắc Tỳ Thổ, stress cũng làm suy yếu Tỳ Vị. Đây cũng là lý do cho thấy Stress là 1 yếu tố nguy cơ có thể gây ra hoặc làm nặng thêm ĐTĐ và kiện Tỳ vừa giúp tăng chuyển hóa vừa làm tăng khả năng chống stress. Đông y còn có kinh nghiệm “Cam ôn trừ đại nhiệt”. ĐTĐ là 1 hình thức uất nhiệt ở trung tiêu. Quy luật nầy cho thấy cho thấy bổ Tỳ có thể giải trừ được nhiệt. Tỳ khí vượng thịnh không chỉ giúp chuyển hóa tốt các loại chất béo, chất ngọt để làm hạ đường huyết mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, tinh thần thoái mái và thích vận động. Những yếu tố này lại tiếp tục tác động trở lại để cải thiện sức khỏe, kiểm soát thể trọng và ổn định đường huyết. Mặt khác, vì “Tỳ năng sinh huyết”, chuyển hóa tốt tất huyết nhục dễ sinh. Bổ Tỳ cũng là gián tiếp dưỡng âm, sinh huyết. Do đó, chữa ĐTĐ phải chữa Tỳ. ĐTĐ thuộc hư chứng. Bổ hư ở Tỳ chủ yếu gồm Sâm Kỳ Truật có gia một vài vị để làm mát Phế, Vị, sau đó mới tùy chứng mà gia giảm. Bài thuốc. Bài thuốc nầy thiên về Kiện Tỳ chỉ khát. Đảng sâm 16g, Hoàng kỳ 20g, Bạch truật 12g, Hoài sơn 12g, Cát căn 16g, Cam thảo 8g. Sắc uống. Mỗi đợt từ 15 đến 20 thang. Được biết, từ 2003, các thầy thuốc ở Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hải Dương đã vận dụng bài thuốc “Bát Vị Tri Bá gia giảm” để hổ trợ điều trị ĐTĐ loại II với liệu trình 46 ngày với kết quả được đánh giá khá tốt. Bát Vị Tri Bá gia giảm gồm Sinh địa, Hoàng kỳ, Sơn thù nhục, Tri mẫu, Bạch linh, Thiên hoa phấn, Thạch cao, Mạch môn. Bài nầy thiên về nhận định ĐTĐ do âm hư sinh nội nhiệt. Cần phân biệt vớiTri Bá Bát Vị hoàn nguyên là cổ phương Lục vị thêm Quế, Phụ tử, Tri mẫu và Hoàng bá (không dùng Quế, Phụ tử chữa ĐTĐ). Ngoài ra, dù dùng với phương dược nào, thuốc Tây, thuốc Namhoặc thuốc Bắc chỉ là những biện pháp hổ trợ. Chính chế độ ăn uống ít chất béo, chất ngọt, nhiều thực phẩm thô và vận động đều đặn mới là biện pháp chính giúp chữa dứt điểm căn bệnh. Có thể dùng biện pháp chánh mà không cần biện pháp hổ trợ nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn nếu chỉ dùng biện pháp hổ trợ mà không có biện pháp chánh. Chế độ dinh dưỡng. Ngũ cốc thô và rau quả củ có nhiều chất xơ. Khẩu phần trung bình cho 1 người lao động nhẹ khoảng 1800 calo mỗi ngày có thể được cân đối theo tỷ lệ 65% chất bột đường, 20% chất béo và 15% chất đạm. Chất bột đường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thành phần thức ăn cũng là yếu tố quan trọng nhất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học bảo vệ sức khỏe bệnh thường gặp bệnh ở người cách điều trị bệnh y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
92 trang 204 0 0
-
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 179 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 174 0 0 -
CHẨN ĐOÁN XQUANG GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT
11 trang 171 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 146 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 121 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 104 0 0 -
4 trang 100 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 97 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 75 1 0