Phong Chúa, rước Vua: Lễ hội độc đáo đất Hà Thành
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 115.83 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhà vua gương mặt uy nghiêm, mình khoác long bào, đầu đội mũ ngự ngồi trên ngai vàng, xung quanh cờ lọng rợp trời, trống chiêng rộn rã, đoàn người kéo dài cả cây số rùng rùng rước kiệu vàng vào đền làm lễ... Đó là khung cảnh của lễ rước vua giả độc đáo có một không hai diễn ra ở làng Thụỵ Lôi, xã Thụỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong Chúa, rước Vua: Lễ hội độc đáo đất Hà Thành Phong Chúa, rước Vua: Lễ hội độc đáo đất Hà ThànhNhà vua gương mặt uy nghiêm, mình khoác long bào, đầu đội mũ ngự ngồi trên ngaivàng, xung quanh cờ lọng rợp trời, trống chiêng rộn rã, đoàn người kéo dài cả cây sốrùng rùng rước kiệu vàng vào đền làm lễ... Đó là khung cảnh của lễ rước vua giả độc đáocó một không hai diễn ra ở làng Thụỵ Lôi, xã Thụỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội.Tích xưa kể rằng sau nhiều lần xây thành Cổ Loa không xong, cứ ngày xây đêm lại đổ,vua Thục Phán An Dương Vương được thần Huyền Thiên Trấn Vũ giúp diệt trừ yêu tinh,từ đó thành xây lên mới vững chãi. Để tạc ghi công đức của thần, nhà vua cho xây dựngđền Sái, thờ thần Trấn Vũ và hàng năm cứ vào mùa xuân nhà vua lại đích thân xa giá vềbái yết tại đền. Về sau, việc đi lại khó khăn, tốn kém tiền bạc của nhân dân nên nhà vuaban chiếu cho làng Thụỵ Lôi thực hành nghi lễ này. Từ đó xuất hiện lễ hội “Rước vuagiả”, còn gọi là lễ rước vua sống của nhân dân làng Thụỵ Lôi.Lễ hội rước vua ở làng Thụỵ Lôi được tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàngnăm. Để chuẩn bị cho ngày hội lớn này, ngay từ những ngày đầu năm mới dân làng đãcho sửa sang lại đường sá, những cụ có uy tín trong làng tìm chỗ dựng dinh cho vua, chúavà các quan lại; dân làng làm bánh chưng, bánh dày tiến vua cùng nhiều sản vật khác...Trước ngày diễn ra hội chính, làng cho giết trâu, bò, lợn để khao dân tại đình làng... Sáng11 tháng Giêng là ngày hội chính, ngoài người được chọn làm vua còn có chúa và bốn vịquan đầu triều cùng tham gia lễ rước. Vua giả ngồi trên kiệu được trai tráng trong làngrước ra đình cùng các quan. Trong khi rước, thỉnh thoảng đám trai tráng khênh kiệu“chúa” lại hô vang rồi chạy để dẹp đường cho “vua”. Sau khi “vua”, “chúa” cùng bá quanyên vị, yến tiệc bắt đầu; tan tiệc trống chiêng nổi lên rộn rã, theo nghi lễ truyền thống,“chúa” lên kiệu vào yết “vua”, sau đó “vua” lên kiệu và cuộc rước bắt đầu: “vua” lên báivọng đức Huyền Thiên ở đền Sái và thực hiện nhiều nghi lễ khác ở đình, chùa... Lễ hộidiễn ra trong không khí trang nghiêm mà náo nhiệt, chiêng trống nổi liên hồi, ai nấy đềuhồ hởi dõi theo đám rước, hàng vạn người nối nhau làm ngày xuân như dài mãi... Đặcbiệt sau lễ rước, “vua” trở về dinh là... nhà mình, ngự trên ngai vàng, bà con làng xóm vuimừng tới dinh “vua” chúc mừng. Theo các cụ cao niên trong làng, những người đượcphong “vua” phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về đức độ, sức khỏe, tuổi tác (trên 70tuổi)... Vị “vua” được chọn sẽ có uy tín rất lớn trong những việc nghi lễ của làng cho đếnlễ rước tiếp theo có “vua” mới được bầu chọn. Trong hai cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ, lễ rước vua giả ở Thụy Lôi bị gián đoạn, từ năm 1984 đến nayđược duy trì rất đều đặn. Xưa kia, nhà vua cắt ruộng đất cho những người được giaochuẩn bị lợn, trâu làm lễ khi đón rước vua, nay ở Thụỵ Lôi vẫn còn những cánh đồngmang tên dõng Vua, khu Trâu đô, Lợn đô...Trước kia lễ hội rước vua diễn ra trong ba ngày, nay chỉ tổ chức gọn một ngày cho phùhợp với đời sống văn hóa mới. Ngày 11 tháng Giêng hàng năm, du khách khắp nơi lại đổvề Thụy Lôi để dự lễ rước vua giả độc đáo của làng và càng thêm tự hào về một nét vănhóa đặc sắc của ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Nguồn tin: HNM
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong Chúa, rước Vua: Lễ hội độc đáo đất Hà Thành Phong Chúa, rước Vua: Lễ hội độc đáo đất Hà ThànhNhà vua gương mặt uy nghiêm, mình khoác long bào, đầu đội mũ ngự ngồi trên ngaivàng, xung quanh cờ lọng rợp trời, trống chiêng rộn rã, đoàn người kéo dài cả cây sốrùng rùng rước kiệu vàng vào đền làm lễ... Đó là khung cảnh của lễ rước vua giả độc đáocó một không hai diễn ra ở làng Thụỵ Lôi, xã Thụỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội.Tích xưa kể rằng sau nhiều lần xây thành Cổ Loa không xong, cứ ngày xây đêm lại đổ,vua Thục Phán An Dương Vương được thần Huyền Thiên Trấn Vũ giúp diệt trừ yêu tinh,từ đó thành xây lên mới vững chãi. Để tạc ghi công đức của thần, nhà vua cho xây dựngđền Sái, thờ thần Trấn Vũ và hàng năm cứ vào mùa xuân nhà vua lại đích thân xa giá vềbái yết tại đền. Về sau, việc đi lại khó khăn, tốn kém tiền bạc của nhân dân nên nhà vuaban chiếu cho làng Thụỵ Lôi thực hành nghi lễ này. Từ đó xuất hiện lễ hội “Rước vuagiả”, còn gọi là lễ rước vua sống của nhân dân làng Thụỵ Lôi.Lễ hội rước vua ở làng Thụỵ Lôi được tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàngnăm. Để chuẩn bị cho ngày hội lớn này, ngay từ những ngày đầu năm mới dân làng đãcho sửa sang lại đường sá, những cụ có uy tín trong làng tìm chỗ dựng dinh cho vua, chúavà các quan lại; dân làng làm bánh chưng, bánh dày tiến vua cùng nhiều sản vật khác...Trước ngày diễn ra hội chính, làng cho giết trâu, bò, lợn để khao dân tại đình làng... Sáng11 tháng Giêng là ngày hội chính, ngoài người được chọn làm vua còn có chúa và bốn vịquan đầu triều cùng tham gia lễ rước. Vua giả ngồi trên kiệu được trai tráng trong làngrước ra đình cùng các quan. Trong khi rước, thỉnh thoảng đám trai tráng khênh kiệu“chúa” lại hô vang rồi chạy để dẹp đường cho “vua”. Sau khi “vua”, “chúa” cùng bá quanyên vị, yến tiệc bắt đầu; tan tiệc trống chiêng nổi lên rộn rã, theo nghi lễ truyền thống,“chúa” lên kiệu vào yết “vua”, sau đó “vua” lên kiệu và cuộc rước bắt đầu: “vua” lên báivọng đức Huyền Thiên ở đền Sái và thực hiện nhiều nghi lễ khác ở đình, chùa... Lễ hộidiễn ra trong không khí trang nghiêm mà náo nhiệt, chiêng trống nổi liên hồi, ai nấy đềuhồ hởi dõi theo đám rước, hàng vạn người nối nhau làm ngày xuân như dài mãi... Đặcbiệt sau lễ rước, “vua” trở về dinh là... nhà mình, ngự trên ngai vàng, bà con làng xóm vuimừng tới dinh “vua” chúc mừng. Theo các cụ cao niên trong làng, những người đượcphong “vua” phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về đức độ, sức khỏe, tuổi tác (trên 70tuổi)... Vị “vua” được chọn sẽ có uy tín rất lớn trong những việc nghi lễ của làng cho đếnlễ rước tiếp theo có “vua” mới được bầu chọn. Trong hai cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ, lễ rước vua giả ở Thụy Lôi bị gián đoạn, từ năm 1984 đến nayđược duy trì rất đều đặn. Xưa kia, nhà vua cắt ruộng đất cho những người được giaochuẩn bị lợn, trâu làm lễ khi đón rước vua, nay ở Thụỵ Lôi vẫn còn những cánh đồngmang tên dõng Vua, khu Trâu đô, Lợn đô...Trước kia lễ hội rước vua diễn ra trong ba ngày, nay chỉ tổ chức gọn một ngày cho phùhợp với đời sống văn hóa mới. Ngày 11 tháng Giêng hàng năm, du khách khắp nơi lại đổvề Thụy Lôi để dự lễ rước vua giả độc đáo của làng và càng thêm tự hào về một nét vănhóa đặc sắc của ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Nguồn tin: HNM
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
khoa học xã hội văn hóa nghệ thuật phong tục tập quán lịch sử văn hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 258 0 0 -
Bù sáng: Chụp tay không cài đặt
5 trang 230 0 0 -
4 trang 217 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 206 0 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 187 0 0 -
3 trang 155 0 0
-
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 132 0 0 -
14 trang 117 0 0
-
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 115 0 0 -
3 trang 113 0 0
-
3 trang 111 0 0
-
5 trang 108 0 0
-
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 104 0 0 -
17 trang 88 0 0
-
4 trang 83 0 0
-
1 trang 70 0 0
-
Sự khác nhau giữa bộ cảm biến hình ảnh CCD và CMOS trong máy ảnh kỹ thuật số
5 trang 67 0 0 -
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 65 0 0 -
Đề tài: Xây dựng dự án khả thi hệ thống quản lý thư viện ĐHQG HN
20 trang 64 0 0